Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ cúng "Nước giọt" của người Rơ Ngao: Bỏ hủ tục, hướng tới văn minh

PV - 14:22, 06/01/2021

Người Rơ Ngao là một nhánh của dân tộc Ba Na sống tập trung tại làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Cứ vào dịp cuối năm hoặc sau khi mùa thu hoạch hoàn tất, cộng đồng người Rơ Ngao nơi đây lại tổ chức Lễ cúng "Nước giọt" nhằm tạ ơn những điều tốt đẹp mà Yàng Ia (Thần nước) đã mang đến cho dân làng và cầu mong một mùa màng tốt tươi sẽ đến trong năm mới.

Các em nhỏ trong bộ trang phục thổ cẩm chơi cồng chiêng tại Lễ hội.
Các em nhỏ trong bộ trang phục thổ cẩm chơi cồng chiêng tại Lễ hội.

“Tết Nguyên đán” của người Rơ Ngao

Theo truyền thuyết của người Rơ Ngao, Thần nước là vị thần cung cấp nguồn nước chính để phục vụ mùa màng và mang đến sức khỏe, sự bình an cho dân làng. Do đó, người Rơ Ngao không đào giếng hoặc lấy nước tùy tiện từ bất kỳ đâu để sử dụng cho việc sinh hoạt. Thay vào đó, dân làng sẽ tìm những mạch nước từ trong núi chảy ra và sử dụng thân cây đâm sâu vào lòng núi để dẫn nguồn nước tinh khiết về với dân làng. Những điểm lấy nước ấy được người Rơ Ngao gọi là “Nước giọt”.

Đối với người Rơ Ngao, Lễ cúng “Nước giọt” được xem như dịp “Tết Nguyên đán” của cộng đồng dân tộc nơi đây. Lễ cúng nhằm cầu thần linh ban cho dân làng nước sạch, sức khỏe và mùa màng bội thu. Già làng sẽ xác định ngày lành làm lễ và thông báo đến người dân để cùng nhau đóng góp hiện vật, phục vụ việc cúng bái. Trong đó, những vật phẩm không thể thiếu cho buổi Lễ là lợn, gà, gạo nếp và rượu ghè (cần).

Già làng phân công các thanh niên trong làng vào rừng lấy cây lồ ô chuẩn bị làm cây nêu để trang trí tại bến nước. Người Rơ Ngao quan niệm rằng, cây nêu là nơi thần linh trú ngụ và là vật tượng trưng cho sự đoàn kết của cả cộng đồng. Cây nêu được trang trí càng rực rỡ, lộng lẫy thì mùa màng sẽ càng thuận lợi, tươi tốt. Do đó, cây nêu được chọn phải thật hoàn hảo, không được mất ngọn. Trong quá trình làm, người dân không được nhúng cây nêu vào nước, không được bước qua cây nêu.

Người dân thưởng thức món rượu ghè tại Lễ hội.
Người dân thưởng thức món rượu ghè tại Lễ hội.

Những trai tráng khỏe mạnh khác sẽ được già làng phân công đi phát quang cỏ dại và dọn dẹp sạch sẽ đoạn đường dẫn vào điểm lấy nước. Phụ nữ trong làng thì dọp dẹp, trang trí lại nhà rông và chuẩn bị sẵn thức ăn, rượu ghè, gùi để đựng nước.

Khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, già làng A Thui mặc trên mình bộ quần áo thổ cẩm, đứng trước “Nước giọt” và bắt đầu những lời khấn vái để mời thần linh về chứng giám, dự lễ cùng dân làng. Kết thúc nghi lễ, già làng A Thui dùng gùi để hứng nước. Sau khi chiếc gùi đã đầy nước, người dân sẽ dùng số nước đó châm vào ghè rượu và già làng là người đầu tiên được thưởng thức những giọt nước tinh khiết trong ghè rượu.

Tiếp đó, người dân trong làng sẽ cùng nhau hứng nước rồi về nhà sử dụng, chuẩn bị cho mùa lễ hội sắp tới tại nhà rông. Trên gương mặt của mọi người hiện rõ lên sự phấn khởi, vui tươi vì người dân nơi đây tin rằng Thần nước sẽ mang đến cho dân làng nguồn nước tinh khiết, giúp mọi người khỏe mạnh, mùa màng phát triển.

Loại bỏ hủ tục, hướng tới những điều văn minh

Già làng A Thui (làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà) chia sẻ: “Trước đây, phong tục của người Rơ Ngao là cắt tiết gà và đem rải quanh chỗ “Nước giọt”. Việc làm này không những làm ô nhiễm nguồn nước tinh khiết từ trong núi chảy ra, mà còn tạo nên sự mê tín dị đoan không đáng có trong cộng đồng dân tộc. Vì vậy, tôi đã vận động, giải thích cho người dân trong làng hiểu và bỏ được phong tục cắt tiết gà. Thay vào đó, người dân chỉ cần dọn dẹp thật sạch sẽ khu vực “Nước giọt” là có một nguồn nước tươi mới, cây cối, mùa màng cũng từ đó phát triển hơn.”

Các em nhỏ trong trang phục truyền thống múa xoang tại Lễ hội.
Các em nhỏ trong trang phục truyền thống múa xoang tại Lễ hội.

Một hủ tục khác là lễ hiến sinh cũng đã được cộng đồng người Rơ Ngao loại bỏ. Trước đây, khi làm lễ khấn Yàng (thần linh), người dân sẽ buộc con trâu hoặc bò vào cây nêu trước nhà rông. Sau khi khấn, già làng sẽ dùng một ngọn giáo dài đâm con vật được hiến tế một nhát để làm phép. Thanh niên trong làng cũng thay phiên nhau đâm vào con vật đến khi chết mới dừng lại.

Anh A Nớt (làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà) cho biết: “Hồi còn là thanh niên, mình đã tham gia lễ hiến sinh và đã tự tay đâm một con trâu. Tuy nhiên, mình nhận thấy đây là một việc làm không có tính nhân văn, nhưng vì phong tục của làng nên đành chấp nhận. Sau này, già làng A Thui và cán bộ địa phương đến vận động để loại bỏ những hủ tục này ra khỏi cộng đồng, mình cùng người dân trong làng đồng ý ngay vì mọi người ai cũng mong những điều tốt đẹp đến với dân làng.”

“Người dân tại làng Kon Trang Long Loi một lòng theo Đảng, chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng khu dân cư văn minh kiểu mẫu, xóa bỏ những hủ tục, tệ nạn xã hội ra khỏi cộng đồng. Giờ đây, người dân trong làng đã biết canh tác cây cà phê, cao su, nâng cao thu nhập. Các thanh niên cũng từ bỏ thói quen rượu chè và đi làm ăn xa, đóng góp vào sự phát triển chung của làng. Từ đó, buôn làng ngày càng phồn vinh, đường làng, ngõ xóm đã trở nên khang trang, sạch đẹp, đời sống của người dân cũng được nâng cao”, già làng A Thui chia sẻ.

Sau phần làm lễ tại “Nước giọt” là đến phần hội ở nhà rông của làng. Từ xa, âm thanh rộn rã của tiếng cồng chiêng vang lên khắp cả buôn làng. Già làng cùng đội cồng chiêng, múa xoang đi quanh nhà rông để cảm ơn thần linh đã phù hộ cho dân làng có được một vụ mùa bội thu. Mọi người cũng cầu mong thần linh phù hộ cho một năm mới mưa thuận gió hòa và dân làng có sức khỏe để chăm sóc vụ mùa ngày một phát triển.

Dân làng tập trung quanh nhà rông, bày ra đủ các loại món ăn như măng xào, thịt nướng, lá mì xào… và đặc biệt không thể thiếu là rượu ghè. Hàng trăm ghè rượu trang trí bắt mắt đã được người dân tại đây bày ra trước nhà rông như để cảm tạ Thần nước đã ban cho buôn làng nguồn nước quý giá. Trong niềm vui hân hoan, mọi người cùng nhau thưởng thức những ghè rượu, ca hát và tâm tình với nhau. Từ người già đến trẻ nhỏ đều hòa mình vào những điệu múa xoang, cùng với nhịp cồng chiêng đang vang lên giữa núi đồi tạo nên bầu không khí lễ hội tưng bừng, mang đậm bản sắc của người Rơ Ngao.

Già làng A Thui vui mừng cho biết: Năm nay, mọi người trong làng đều thống nhất dừng phần hội trước 7 giờ tối để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Người dân cùng chung tay tạo nên những nét đẹp mới trong phong tục tập quán của cộng đồng người Rơ Ngao. Từ đó, vừa góp phần phát triển xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh, vừa tạo được ấn tượng tốt, thu hút du khách gần xa đến với buôn làng.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Tin nổi bật trang chủ
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 30 phút trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Kinh tế - Minh Thu - 34 phút trước
Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm 2023, giá cà phê tiếp tục tăng từ đầu năm 2024 đến nay. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu cũng tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân các tỉnh Tây Nguyên, tạo cơ hội gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao tính bền vững của cà phê, hồ tiêu.
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 37 phút trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 40 phút trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Tin tức - Tào Đạt - 41 phút trước
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Geneve (21/7/1954 - 21/7/2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” từ ngày 25/4 đến tháng 6/2024.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 44 phút trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 46 phút trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 51 phút trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”

Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”

Du lịch - Tào Đạt - 55 phút trước
Diễn ra từ ngày 30/4 - 1/5, không gian chợ phiên vùng cao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ đem đến những nét văn hóa đặc trưng của một phiên chợ vùng cao ngay tại Thủ đô.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.