Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Làn gió mới ở những xã nghèo

PV - 16:17, 19/07/2021

Gặp nhiều khó khăn khi bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM) bởi địa bàn rộng, dân cư phân tán, tỷ lệ hộ nghèo cao, song bằng cách làm phù hợp, sáng tạo, diện mạo tại các xã nghèo đang có sự khởi sắc. Phong trào xây dựng NTM như làn gió mới giúp các xã nghèo thu hẹp khoảng cách với miền xuôi, đời sống của người dân no ấm, đủ đầy hơn.

Vùng sản xuất chè sạch tại bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế. (Ảnh: AT)
Vùng sản xuất chè sạch tại bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế. (Ảnh: AT)

Thay đổi nhận thức

Gần chục năm trước, mỗi khi nhắc đến xã Dương Hưu, huyện Sơn Động (Bắc Giang), nhiều người ái ngại bởi tuyến đường từ Tỉnh lộ 279 vào xã nhỏ hẹp, quanh co, mặt đường lởm chởm đất đá và bụi cuốn mù mịt… Đến trung tâm xã đã vậy, đường về các thôn còn gian nan gấp bội, do phần lớn chỉ là các lối mòn, nhiều đoạn xe máy phải chật vật mới có thể di chuyển. Vào mùa mưa, sau mỗi trận mưa, nhiều thôn bị cô lập; hầu hết các thôn không có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, mỗi khi tổ chức hội họp phải mượn tạm nhà dân làm địa điểm.

Đường đi khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn là vậy, dẫu không nói cũng có thể hình dung cuộc sống người dân nơi đây khó khăn thế nào, tỷ lệ hộ nghèo của xã luôn cao... ngất ngưởng. “Người dân còn phải lo ăn từng bữa nói gì đến đóng góp để xây dựng NTM . Để thay đổi nhận thức của đồng bào, làm cho mọi người hiểu rồi tin theo chủ trương xây dựng NTM không hề dễ và là câu hỏi khó đối với những người đứng đầu địa phương”, ông Lã Xuân Giang, Chủ tịch UBND xã Dương Hưu chia sẻ.

Thổi luồng gió NTM đến khắp các ngõ, xóm, lãnh đạo xã đến từng thôn, vào từng nhà tuyên truyền, vận động người dân chung tay. Nêu gương, từng cán bộ, đảng viên vận động gia đình, người thân hiến hàng trăm mét vuông đất cùng nhiều cây xanh các loại để mở rộng trục đường chính dẫn vào khu di tích lịch sử trận đánh bắn rơi máy bay Mỹ tại thôn Thán cũng như một số tuyến đường khác trong thôn, xã.

Thấy cán bộ làm, bà con cũng làm theo, tạo thành phong trào chung trong toàn xã. Chỉ trong 3 năm qua, người dân trong xã đã hiến gần 4.400m2 đất nông nghiệp, hơn 11.500m2 đất lâm nghiệp cùng gần 4.000 cây các loại xây dựng NTM. Kết thúc năm ngoái, xã Dương Hưu hoàn thành 12/19 tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí khó, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 20% (năm 2015 hơn 50%).

“Dù không trong kế hoạch về đích ở giai đoạn 2021 - 2025, song tại các buổi vận động bầu cử vừa qua, nhiều cử tri của xã đều mong muốn địa phương tập trung cao để hoàn thiện các tiêu chí còn lại. Không chỉ thay đổi nhận thức, nhiều người còn sẵn sàng hiến đất, cây trồng để mở rộng đường làng, xây dựng bãi tập kết, xử lý rác thải… Đây chính là động lực để Dương Hưu phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2024”, ông Lã Xuân Giang nói.

Không chỉ ở Dương Hưu, có dịp đi thực tế tại các thôn, bản khó khăn mới thấy những thay đổi từ nhận thức đến hành động của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng NTM. Về xã Đồng Cốc (Lục Ngạn) hôm nay, nhìn khung cảnh nhà cửa khang trang, đường bê tông sạch sẽ trải dài đến các ngõ xóm, cây cối xanh tươi, trù phú, ít ai nghĩ cách đây 3 năm, địa phương này vẫn là một trong những xã nghèo của huyện.

Vóc dáng nông thôn mới ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động
Vóc dáng nông thôn mới ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động

Khi được hỏi, động lực nào để Đồng Cốc thay da đổi thịt, Chủ tịch UBND xã Lưu Văn Phú cho biết, khi có chủ trương hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, xã tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân góp công, góp của thực hiện. Nhờ đó từ một xã “trắng” về đường bê tông (ngoại trừ tuyến đường trục chính của xã), đến nay tất cả trục xã, thôn và hầu hết đường ngõ xóm được cứng hóa; các thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn; tỷ lệ hộ nghèo còn 3,32%, giảm hơn 61 so với năm 2011... Thành quả ấy góp phần đưa Đồng Cốc cán đích NTM vào năm 2020, sớm hơn kế hoạch 4 năm.

Tương tự, ít ai nghĩ bản Đồng Vương, xã Đồng Vương - xã đặc biệt khó khăn duy nhất của huyện Yên Thế cũng đã cán đích vào cuối năm ngoái, sau hơn 2 năm đặt ra mục tiêu. Theo Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Nguyễn Văn Trang, xuất phát chính từ sự thay đổi về nhận thực của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, bản đã vượt mục tiêu đề ra.

Theo đó, 10 đảng viên trong bản được giao phụ trách từng nhóm hộ, chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay. Đặc biệt, cán bộ, Nhân dân thống nhất khởi động lại tiếng kẻng triệu tập dân bản. “Tiếng kẻng như một lời hiệu triệu với đồng bào. Mỗi khi có một chủ trương mới, một nội dung cần tập trung thực hiện, Trưởng bản sẽ đánh kẻng và dù đang đi làm rừng hay bận việc gia đình, các hộ đều cử đại diện có mặt và sẵn sàng “xắn tay” tham gia mọi phần việc”, anh Nguyễn Văn Trang chia sẻ.

Đến hết tháng 6/2021, toàn tỉnh có 127/184 xã có quyết định công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 29 xã thuộc địa bàn các huyện miền núi: Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm bình quân 5,2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 7,2%/năm.

Thu hẹp khoảng cách vùng miền

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh, đến hết tháng 6 năm nay, toàn tỉnh có 127/184 xã có quyết định công nhận đạt chuẩn, trong đó chỉ có 29 xã thuộc các huyện miền núi: Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế. Tuy nhiên, chưa có xã nào tại địa bàn đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh, dù số địa phương vùng khó khăn được công nhận đạt chuẩn không nhiều, song từ phong trào này đã mang đến những luồng gió mới về sự đổi thay. Minh chứng sống động nhất là trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm bình quân 5,2%/năm, hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 7,2%/năm, nhiều xã giảm hơn 9%/năm. Dù tỷ lệ hộ nghèo tại các địa phương này còn cao so với mặt bằng chung song những đổi thay tích cực về diện mạo cũng như đời sống người dân đã cho thấy hiệu ứng tích cực từ phong trào xây dựng NTM.

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tiễn, các địa phương đã sử dụng, khai thác hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ. Ví như ở huyện Yên Thế, từ các nguồn, 5 năm qua, huyện hỗ trợ 5 xã đặc biệt khó khăn (Canh Nậu, Đồng Vương, Đồng Tiến, Đồng Hưu và Tiến Thắng) 147 tỷ đồng. Tiếp tục đồng hành cùng các xã, 5 năm tới huyện tiếp tục dành gần 120 tỷ đồng từ ngân sách địa phương xây dựng 40 nhà văn hóa thôn, bản; 45 khu thể thao thôn, bản cùng 130km kênh mương nội đồng cho các địa bàn khó khăn.

Mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng dưa chuột tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng dưa chuột tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế cho hiệu quả kinh tế cao

Còn tại huyện Sơn Động, với quyết tâm “xóa trắng” xã đạt chuẩn NTM, lần đầu tiên Huyện ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025. Huyện phấn đấu đến năm 2025 có 4 xã đạt chuẩn, bình quân tiêu chí tăng lên 17 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 15 tiêu chí.

Bí thư Huyện ủy Sơn Động Ngụy Văn Tuyên cho biết: “Sau khi xã Tuấn Đạo (cũ) đạt chuẩn vào năm 2015, việc xây dựng NTM trên địa bàn gần như “đóng băng”, huyện không đưa ra mục tiêu cụ thể, các xã có tư tưởng trông chờ vào nguồn hỗ trợ nên thiếu năng động, sáng tạo. Khắc phục tình trạng này, Huyện ủy sẽ có những chỉ đạo sát sao, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện, đặc biệt ưu tiên cho đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn… Tuy nhiên để hoàn thành chương trình, mỗi người dân cần chung sức, từ đó tạo diện mạo mới ngay từ gia đình, ngõ xóm”.

Để tiếp sức cho các xã nghèo về đích NTM, cùng với nguồn hỗ trợ, nỗ lực của các địa phương, hằng năm, tỉnh bố trí kinh phí, quan tâm hoàn thiện hạ tầng; trong đó sẽ có những chính sách đột phá, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng cao, miền núi; thu hẹp khoảng cách miền núi với miền xuôi./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 20:00, 21/05/2025
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 18:56, 21/05/2025
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 18:55, 21/05/2025
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:52, 21/05/2025
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 18:50, 21/05/2025
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 18:07, 21/05/2025
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 15:48, 21/05/2025
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 15:45, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 15:38, 21/05/2025
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 15:32, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.