Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tín hiệu lạc quan từ tâm dịch Bắc Giang

PV - 22:49, 07/06/2021

Bắc Giang phấn đấu trong vòng 7-10 ngày tới sẽ kiểm soát số ca F0 phát sinh ở các khu cách ly, từ 10-14 ngày nữa sẽ cơ bản dập xong dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá Bắc Giang có cách làm tương đối bài bản trong việc xét nghiệm sàng lọc định kỳ, liên tục tại các khu cách ly, phong tỏa kết hợp với giảm, giãn mật độ công nhân tại các điểm nóng. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá Bắc Giang có cách làm tương đối bài bản trong việc xét nghiệm sàng lọc định kỳ, liên tục tại các khu cách ly, phong tỏa kết hợp với giảm, giãn mật độ công nhân tại các điểm nóng. Ảnh: VGP/Đình Nam

Bí thư Tỉnh uỷ Dương Văn Thái cho biết như vậy tại cuộc họp trực tuyến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với lãnh đạo hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, chiều 7/6.

Bắc Giang phấn đấu dập dịch dứt điểm trong vòng 10-14 ngày

Báo cáo trực tuyến tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, đến nay, tình hình dịch bệnh tại Bắc Giang cơ bản được khống chế, khoanh vùng, thu hẹp được các nguồn lây, tập trung phòng, chống dịch cơ bản ở các khu cách ly tập trung. Riêng ngày 7/6, toàn tỉnh ghi nhận tổng số 118 ca mắc COVID-19.

Với 16-17 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới, từ 12 giờ ngày 7/6, Bắc Giang điều chỉnh áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg tại 2 huyện Lục Nam và Yên Thế, sang thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg, dỡ 1 số chốt phong tỏa, đảm bảo tiêu thụ nông sản cho bà con. Đến nay, Bắc Giang đã phê duyệt 43 doanh nghiệp có đủ điều kiện phòng, chống dịch bệnh, được hoạt động trở lại với trên 7.500 lao động.

Các lực lượng nâng cao công suất lấy mẫu xét nghiệm tại các khu cách ly, phong tỏa, nơi tập trung đông công nhân, tập trung xét nghiệm nhanh 2 ngày/1 lần để truy vết, sàng lọc F0 trong số các trường hợp có nguy cơ.

“Các khu cách ly tập trung thực hiện giãn cách hết mức có thể, nhất là công nhân ở thôn Núi Hiểu chuyển về các khu cách ly tập trung, chỉ từ 1-2 người/phòng. Bắc Giang phấn đấu trong vòng 7-10 ngày kiểm soát số ca F0 phát sinh ở các khu cách ly, từ 10-14 ngày nữa sẽ cơ bản dập xong dịch bệnh”, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái khẳng định.

Nhiều tín hiệu lạc quan từ tâm dịch Bắc Giang. Ảnh: VGP/Đình Nam
Nhiều tín hiệu lạc quan từ tâm dịch Bắc Giang. Ảnh: VGP/Đình Nam

Tại điểm cầu huyện Việt Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích cho biết, các lực lượng đã lấy mẫu xét nghiệm lại cho người dân tại 96 khu cách ly, phong tỏa trên địa bàn toàn huyện với hơn 4.000 mẫu gộp, 4.060 mẫu PCR cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch trên địa bàn huyện, đều cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Ngày 7/6, qua lấy mẫu thực hiện tại thôn Núi Hiểu, các lực lượng phát hiện khoảng 30 ca dương tính virus SARS-CoV-2.

Tại điểm nóng thôn Núi Hiểu (xã Quang Châu, huyện Việt Yên), các lực lượng đã 2 lần thực hiện di dời công nhân để giảm mật độ với tổng số 4.800 người. Hiện còn khoảng 2.000 công nhân sẽ tiếp tục được di dời, sau đó tiến hành khử khuẩn, làm sạch thôn này.

Những công nhân đã hết thời gian cách ly 21 ngày, kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 sẽ được đưa về thôn Núi Hiểu, chuẩn bị đi làm trở lại trong các khu công nghiệp.

Ngoài ra, huyện Việt Yên đang tổ chức các đoàn hướng dẫn công nhân tự lấy mẫu xét nghiệm, trước hết trong các khu cách ly tập trung, từ đó giảm áp lực cho lực lượng lấy mẫu cũng như nguy cơ lây nhiễm do không thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình lấy mẫu xét nghiệm.

Theo báo cáo của Bắc Giang, địa phương này đang tiếp tục triển khai củng cố mô hình cách ly tại khu ký túc xá công nhân, cách ly tại nhà, tự lấy mẫu xét nghiệm và sớm đúc kết, phổ biến cho các tỉnh trên toàn quốc, đề phòng trường hợp nhiều khu công nghiệp ở nhiều địa phương cùng xảy ra dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, Bắc Giang có cách làm tương đối bài bản trong việc xét nghiệm sàng lọc định kỳ, liên tục tại các khu cách ly, phong tỏa kết hợp với giảm, giãn mật độ công nhân tại các điểm nóng, khẩn trương làm sạch các ổ dịch. Đối với những địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg, từng thôn, xã, thị trấn đã làm chặt chẽ để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm chéo như xã Bích Sơn, xã Hoàng Ninh (huyện Việt Yên).

Sẽ dỡ phong toả một số nơi ở Thuận Thành

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang cho biết, tính đến 16h hôm nay, toàn tỉnh ghi nhận 1.113 ca mắc COVID-19, trong đó, 335 ca mắc tại 72 doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Đáng chú ý, ngày 6/6, sau khi phát hiện 10 ca mắc COVID-19 là công nhân làm việc tại Công ty TNHH AAC (ở huyện Quế Võ), các lực lượng đã tập trung các phương án nhằm khống chế nhanh ổ dịch này. Dưới sự hỗ trợ của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế, Bắc Ninh chủ động triển khai các giải pháp, đến nay, cơ bản khống chế, kiểm soát ổ dịch.

Các lực lượng chức năng đã thần tốc truy vết, xác minh các trường hợp tiếp xúc liên quan đến bệnh nhân để hướng dẫn cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, khử khuẩn môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện, 450 công nhân làm việc cùng khối nhà C4 - nơi ghi nhận ca mắc COVID-19- đã được đưa cách ly tập trung. Công nhân tại 2 khối nhà còn lại (895 công nhân) vừa cách ly tập trung và sản xuất, được xét nghiệm định kỳ 3 ngày/lần. Các lực lượng sẽ xét nghiệm cho toàn bộ công nhân không đi làm, hiện đang ở tại phường Vân Dương, Nam Sơn (thành phố Bắc Ninh) và người nhân khu vực này.

Đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, Bắc Ninh chủ trương thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh trên quan điểm không chỉ kiểm tra một lần mà kiểm tra chặt chẽ nhiều lần. “Các doanh nghiệp có dưới 500 công nhân đi làm phải xét nghiệm cho 100% công nhân, xét nghiệm 3 ngày/lần. Nếu dập dịch bên ngoài xong, các doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bắc Ninh phải tập trung làm rất sát, rất quyết liệt, đặc biệt trong rà soát, sàng lọc, không chỉ xét nghiệm mà cả điều tra dịch tễ để đưa công nhân vào nhà máy làm việc bảo đảm tuyệt đối an toàn. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bắc Ninh phải tập trung làm rất sát, rất quyết liệt, đặc biệt trong rà soát, sàng lọc, không chỉ xét nghiệm mà cả điều tra dịch tễ để đưa công nhân vào nhà máy làm việc bảo đảm tuyệt đối an toàn. Ảnh: VGP/Đình Nam

Đối với phương án chia người dân huyện Thuận Thành và thành phố Bắc Ninh thành 3 nhóm (có ca mắc trong vòng 7 ngày, 8-14 ngày, trên 14 ngày) và triển khai xét nghiệm, ông Vương Quốc Tuấn cho biết: “Triển khai xét nghiệm đến đâu sẽ dỡ bỏ phong tỏa theo Chỉ thị 16/CT-TTg xuống thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg. Với quyết tâm vào cuộc sàng lọc kỹ, phấn đấu đến ngày 20/6, tình hình dịch bệnh tại huyện Thuận Thành được khống chế”. Tương tự, đối với thành phố Bắc Ninh, do địa bàn phức tạp và đa dạng hơn nên các lực lượng tập trung xét nghiệm, phấn đấu đến ngày 14/6 sẽ xét nghiệm toàn bộ các nhóm đối tượng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh Bắc Ninh tập trung xử lý dứt điểm các ổ dịch tại huyện Thuận Thành. Việc dỡ bỏ phong tỏa, cách ly chuyển sang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg ở một số xã, thôn phải bảo đảm kiểm soát chặt chẽ việc đi lại, không được để lây lan sang những nơi khác, nhất là những địa bàn tiếp giáp TP. Hà Nội.

Về tình hình dịch bệnh ở TP. Bắc Ninh, Phó Thủ tướng cho rằng phức tạp hơn các huyện do dịch có trong cả khu dân cư và khu công nghiệp, đan xen, vì vậy phải rất cảnh giác, phải theo sát tình hình.

Liên quan đến công tác xét nghiệm, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế thảo luận với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường lực lượng, máy móc xét nghiệm.

Về ổ dịch tại Công ty TNHH AAC nói riêng, các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp nói chung, Bắc Ninh phải tập trung làm rất sát, rất quyết liệt, đặc biệt trong rà soát, sàng lọc, không chỉ xét nghiệm mà cả điều tra dịch tễ để đưa công nhân vào nhà máy làm việc bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia cho rằng, dịch bệnh đang được kiểm soát tích cực, tuy nhiên, các địa phương lân cận cần lưu ý đến những trường hợp liên quan đến các chùm ca bệnh ở các khu dân cư có đông công nhân làm việc trong khu công nghiệp. Các tỉnh có nhiều khu công nghiệp sát TP. Hồ Chí Minh như Bình Dương phải quản lý chặt chẽ những khu dân cư này, không để dịch bệnh xuất hiện trong khu công nghiệp cả tuần mới phát hiện ra như ở Bắc Giang.

Tại cuộc họp, các chuyên gia cũng đề nghị Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo đối với những địa phương có nhiều đầu mối giao thông, giao thương với Bắc Ninh, Bắc Giang nhưng năng lực phòng chống dịch còn hạn chế như Lạng Sơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Yên Bái: Bảo tồn, truyền dạy chữ Nôm Dao hiệu quả hơn nhờ có bộ tài liệu chuẩn

Yên Bái: Bảo tồn, truyền dạy chữ Nôm Dao hiệu quả hơn nhờ có bộ tài liệu chuẩn

Xuất phát từ nhu cầu học chữ Nôm Dao trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Hội Khuyến học tỉnh đã nghiên cứu biên soạn thành công bộ tài liệu dạy và học chữ Nôm Dao. Bộ tài liệu được ứng dụng rộng rãi trong công tác dạy và học chữ Nôm Dao tại các địa phương, được cộng đồng người Dao hưởng ứng và đánh giá cao. Từ năm 2023 - 2024, Hội Khuyến học tỉnh đã mở 5 lớp dạy chữ Nôm Dao, áp dụng bộ tài liệu này.
Tin nổi bật trang chủ
Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Ngày 11/10, tại TP. Nha Trang đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Nhân dân các dân tộc tỉnh Khánh Hòa bình đẳng, đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Uỷ viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân.
Thủ tướng dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thời sự - PV - 22 phút trước
Chiều 11/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước ASEAN đã tham dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan và Lễ chuyển giao cương vị Chủ tịch ASEAN từ Lào sang Malaysia.
Yên Bái: Bảo tồn, truyền dạy chữ Nôm Dao hiệu quả hơn nhờ có bộ tài liệu chuẩn

Yên Bái: Bảo tồn, truyền dạy chữ Nôm Dao hiệu quả hơn nhờ có bộ tài liệu chuẩn

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Xuất phát từ nhu cầu học chữ Nôm Dao trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Hội Khuyến học tỉnh đã nghiên cứu biên soạn thành công bộ tài liệu dạy và học chữ Nôm Dao. Bộ tài liệu được ứng dụng rộng rãi trong công tác dạy và học chữ Nôm Dao tại các địa phương, được cộng đồng người Dao hưởng ứng và đánh giá cao. Từ năm 2023 - 2024, Hội Khuyến học tỉnh đã mở 5 lớp dạy chữ Nôm Dao, áp dụng bộ tài liệu này.
Những cầu nối Ý Đảng với lòng dân ở Ninh Thuận

Những cầu nối Ý Đảng với lòng dân ở Ninh Thuận

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có124 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, những năm qua, những Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận đã thực sự là cầu nối Ý Đảng với lòng dân. Họ góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng và vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc.
Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Giáo dục - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Giờ đây, thầy cô giáo và học sinh ở huyện biên giới còn nhiều khó khăn Ia H’Drai (Kon Tum) không còn phải dạy học và ăn ở trong những căn nhà tạm, thay vào đó là những phòng học, phòng ở mới khang trang với đầy đủ trang thiết bị được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Kinh tế - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tiếp nối thành công năm 2023, với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”, Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 (Vietnam Dance Week 2024) - sự kiện thường niên lớn nhất trong năm của ngành Múa, sẽ diễn ra tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, vào ngày 13/10.
Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tin tức - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Trong 2 ngày (10 - 11/10/2024) tại tỉnh Bắc Giang, diễn ra Liên hoan dân ca Quan họ tỉnh Bắc Giang lần thứ VIII năm 2024. Tham dự Liên hoan có 300 diễn viên, nghệ nhân, nhạc công thuộc 10 đội nghệ thuật của 10 huyện, thị xã, thành phố và Hội Văn hóa quan họ trên địa bàn tỉnh.
Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Du lịch - Thạch Đờ Ni - 2 giờ trước
Trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội; trong đó ghe ngo là sản phẩm văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào. Chiếc ghe ngo gắn liền với văn hóa Khmer Nam Bộ, đua ghe ngo cũng vì thế chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh.
Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Từ đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.
“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 3 giờ trước
Ẩn mình dưới những tán rừng tại khu vực biên giới tỉnh Lai Châu là bản làng của người La Hủ. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, bản làng của bà con La Hủ nơi đây đã có những nét đổi thay, đời sống của đồng bào đã được cải thiện. Kết quả này là nhờ có những người con của bản làng được ví là những “hạt giống đỏ” ở vùng đất biên giới này.