Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỹ thuật trồng cói đơn giản, hiệu quả nhất

Như Ý - 09:47, 13/09/2022

Cây cói hay còn gọi là cây lác thuộc loài cỏ dại nên rất dễ trồng, dễ sống và không kén đất. Trước đây, cây lác mọc khắp từ đầm lầy đến đồng ruộng. Thế nhưng ngày nay, do nhu cầu thị trường, cây cói đã trở thành cây thoát nghèo ở nhiều địa phương. Để thành công với mô hình trồng cói bà con cần tuân thủ kỹ thuật trồng cói dưới đây.

Kỹ thuật trồng cói đơn giản, hiệu quả nhất

Thời vụ trồng cói

Tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có thể tiến hành trồng vào 2 thời vụ: Vụ chiêm, trồng vào các tháng 3-4 đến tháng 9-10 thu hoạch vụ đầu. Vụ mùa, trồng vào tháng 7-8 đến tháng 5-6 năm sau cho thu hoạch.

Tại các tỉnh Bắc Trung bộ, thường cấy vào cuối mùa mưa (tháng Chạp, tháng Giêng). Nếu trồng muộn thường gặp hạn, mặt ruộng bị chua mặn bốc lên làm cói dễ bị chết.

Chọn giống

Sử dụng ruộng cói đúng giống, lưu gốc từ 3-5 năm để tách mống cói. Mầm cói khi tách có chiều cao từ 15 -30 cm, đường kính từ 3 – 5 mm, là tốt nhất. Nếu bạn chọn cây cói đã trưởng thành để nhân giống, nên cắt ngắn còn 30 cm. Tách mống để trồng, 2 - 3 mầm/khóm. Sau khi tách mầm cói nên trồng ngay. Hoặc có thể bảo quản trong bóng mát, giữ ẩm gốc từ 3 – 5 ngày. Tỉa mống từ 1 sào có thể cung cấp giống trồng cho 8 sào.

Kỹ thuật trồng cói đơn giản, hiệu quả nhất 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cói

Chuẩn bị đất: Cây cói do trồng 1 lần nhưng thu hoạch nhiều vụ, nhiều năm. Để cây cói cho năng suất và chất luợng sản phẩm cao thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song trước hết là phải chọn chân đất phù hợp và đảm bảo cho cây cói phát triển liên tục nhiều năm. Vùng trồng cói phải có hệ thống mương tưới, tiêu chủ động và thuận lợi khi vận chuyển cói tươi. Nên chân đất cần chọn chân đất thịt, tầng dầy canh tác từ 40 – 60 cm, giàu độ mùn. Độ mặn không quá 0,2% và độ PH từ 5 – 8.

Để chuẩn bị đất tốt nhất, bà con nên cày sâu 18-20cm, tiếp tục bừa vỡ rồi cho nước vào xăm xắp vài hôm để cỏ mọc, sau đó bừa nhuyễn rồi cho nước ngập 20-25cm ngâm 7-10 ngày. Tiếp tục cày lật ở độ sâu 13-15cm, bừa vỡ lại cho nhừ cỏ, tiếp tục cho nước ngập 10-15cm trong 7-10 ngày sau đó rút nước bừa lại cho phẳng mặt ruộng.

Trước khi tiến hành cấy cói từ 3 - 5 ngày, bà con cần làm cỏ bằng cách xử lý thuốc trừ cỏ. Làm cỏ bằng tay, vơ sạch cỏ dại lên bờ (không vùi lấp xuống bùn).

Xử lý thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm bằng thuốc Butanic hoặc Heco với lượng 40 - 50ml/10l nước phun đều cho 1 sào. Sau khi phun nên giữ nước ở mức 3 - 5cm trong 4 - 5 ngày, tránh để mất nước làm nứt nẻ mặt dược(mặt ruộng), giảm hiệu quả của thuốc.

Trên mặt ruộng, vét một rãnh nhỏ rộng 30cm, sâu 10 - 15cm. Ngoài ra, xung quanh ruộng cũng làm nhong để thuận cho tưới tiêu và hạn chế cỏ dại lây lan vào ruộng. Trong điều kiện sản xuất với qui mô lớn phải trồng cói thành vùng tập trung, gồm nhiều khu nhỏ có hệ thống đê, cống, kênh và mương để chủ động tưới tiêu.

Có thể cấy cói theo mật độ 250.000 khóm/ha với khoảng cách 20 x 20 cm ở độ sâu 3 - 5 cm mỗi khóm cấy từ 2-3 dảnh. Hàng cấy so le để mầm phát triển nhanh, phủ kín đều mặt ruộng.

Kỹ thuật trồng cói đơn giản, hiệu quả nhất 2

Tưới tiêu: Thời kỳ đâm tiêm, đẻ nhánh, ruộng lác cần được giữ ẩm thường xuyên, đảm bảo cói đẻ nhánh khỏe, gốc trắng, phẩm chất tốt. Mực nước ở ruộng cói thời kỳ này nên để từ 4 - 5cm.

Thời kỳ vươn cao, mực nước cần được duy trì ở mức 2 - 3cm. Mặt khác, trong thời kỳ này, cây cói chịu mặn yếu nên nguồn nước tưới cho cói trong thời kỳ này yêu cầu độ mặn từ 0,08 – 0,25% thì cói sinh trưởng tốt.

Thời kỳ thu hoạch, nước cần được rút ra khỏi ruộng trước 10 - 15 ngày. Thời kỳ cói chín cần giữ ẩm, nếu chưa thu hoạch nên để mực nước 3 - 5cm.

Bón phân: Cây cói cần được bón nhiều phân nhất là phân đạm, cân đối với các nguyên tố dinh dưỡng mới sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Muốn bón phân cho cói có hiệu quả cần căn cứ vào tính chất đất, tình hình sinh trưởng của cây và sản lượng thu hoạch hàng năm.

Đối với vụ mùa: Sau khi tiến hành thu hoạch cói cần triển khai vệ sinh ruộng đồng, làm cỏ, dọn dẹp vệ sinh thủy lợi tưới tiêu. Bón phân urê với lượng 4 – 5 kg /sào. Sau 10 – 15 ngày bón 300 kg supe lân/ hecta (15 kilogam /sào). Nếu như không có supe lân sử dụng phân tổng hợp NPK 25 – 30 kg/sào.

Những lần bón sau cách nhau 10 – 15ngày. Dùng phân urê để bón với lượng từ 3 – 4 kg/sào.

Kết thúc bón đợt cuối trước khi tiến hành thu hoạch 10 – 15ngày.

Đối với vụ chiêm: Sau khi tiến hành cắt cói vụ mùa, xịt thuốc trừ sâu, làm cỏ dại, tưới dưỡng ẩm qua đông, cắt éo vào tháng 2 cách gốc 30 – 40 cm.

Khởi đầu từ tháng 2 dương lịch, loại phân và những lượng phân bón tương đương như đối với bón cho vụ mùa. Riêng phân đạm bón cao hơn so sánh với vụ mùa từ 3 – 5 kg /sào. Khi bón một số loại phân, ruộng phải đủ nước, thời tiết ấm, không có mưa lớn. Dựa theo thời tiết mưa nhiều hay ít, cói tốt hay xấu để điều chỉnh lượng phân bón thích hợp.

Trừ cỏ cho ruộng cói mới trồng, sau cấy 20-30 ngày làm cỏ lần đầu tiên, tiếp đến dựa theo cỏ nhiều hay ít mà làm cỏ ngay khi có thể( trung bình 1thangs làm 1 lần). Sử dụng trấu bao phủ sau khi làm cỏ sạch có công dụng hạn chế cỏ mọc. Ruộng cói sau khi tiến hành thu hoạch, phải dọn dẹp sạch rác bổi và làm cỏ ngay.

Kỹ thuật trồng cói đơn giản, hiệu quả nhất 3

Phòng trừ sau bệnh hại: Đối với cây cói thì sâu các loại hại là chính và chuột phá hại cục bộ. Ngày nay các đối tượng hại cói khá nhiều như: Sâu đục thân; các loại bọ chích hút và cào cào.

Biện pháp phòng trừ thì trước hết là phải có hệ thống tưới thoát nước tốt; Dọn vệ sinh đồng ruộng ngay sau thu hoạch và luôn luôn dọn sạch cỏ dại. Phon phòng và trừ mầm mống sâu hại tồn dư trú ngụ (nếu vụ trước bị sâu hại nhiều) như dùng thuốc sâu dạng hạt.

Biện pháp trừ diệt là kiểm tra đồng ruộng thực tế và căn cứ tỉ lệ, mật độ sâu keo hại để xác định ngưỡng phải dùng thuốc trừ sâu. Dùng thuốc sâu vừa có tính xông hơi; vừa có tính nội hấp thì sâu có hiệu quả cao. Cụ thể như: Trebon; Conphai; Sutin hoặc Chess...

Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch cói phải đảm bảo các điều kiện và yêu cầu: Cói đạt độ chín, thời tiết thuận lợi để chế biến đạt chất lượng cao, thuận lợi cho vụ cói sau. Khi tiến hành thu hoạch bảo đảm quy tắc: cắt sạch gốc, nhặt sạch bổi, giữ cói tươi để dễ chẻ. Cắt đến đâu giũ sạch bổi đến đấy. Nên thu hoạch vào lúc trời mát. Cách tốt nhất cắt cói vào buổi chiều, chẻ ban đêm, phơi buổi sáng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cách trồng củ đậu đơn giản hiệu quả bạn nên biết

Cách trồng củ đậu đơn giản hiệu quả bạn nên biết

Cây củ đậu thường có tên gọi khác là củ sắn, sắn nước (theo cách gọi của miền Nam). Đây là một loại rau củ giàu dinh dưỡng và thường được sử dụng trong nhiều món ăn. Củ đậu được trồng ở khá nhiều nơi cho hiệu quả kinh tế cao. Để trồng củ đậu thành công, bạn cần có kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Sau đây là cách trồng củ đậu đơn giản hiệu quả mời bạn tham khảo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.