Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Ưu tiên nguồn vốn giải quyết các vấn đề cơ bản của dân tộc thiểu số

PV - 17:28, 12/06/2020

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 12/6, cho ý kiến về chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề phân bổ nguồn vốn tham gia chương trình theo thứ tự ưu tiên hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tránh dàn trải nhằm đảm bảo các mục tiêu đã đề ra.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN


Chú trọng hỗ trợ cơ chế

Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cho biết, theo dự toán của Chính phủ, tổng ngân sách thực hiện giai đoạn 2021-2025 là 114.970 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương tối thiểu là 104.954 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 10.016 tỷ đồng.

“Việc bố trí ngân sách trung ương để đảm bảo thực hiện chương trình đã khó, việc địa phương đối ứng kinh phí để đảm bảo thực hiện chương trình còn khó hơn bởi đa số các tỉnh được thụ hưởng chính sách đều là tỉnh nghèo, hiện đang hưởng trợ cấp ngân sách trung ương”, Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang giải thích.

Theo đó, để tránh tình trạng không thực hiện được chính sách ban hành; thực hiện dàn trải, lãng phí hoặc ảnh hưởng đến các chương trình khác, bà Hoàng Thị Thu Trang cho rằng cần xây dựng lộ trình theo giai đoạn hoặc theo từng năm, xác định những việc làm cụ thể theo hướng chọn một số dự án trọng tâm, trọng điểm; dự án mang tính cấp thiết, đột phá, có tính dẫn dắt để làm trước. “Thay vì thực hiện cùng một lúc 10 dự án như trong dự thảo chương trình, trong giai đoạn đầu chỉ nên tập trung một số dự án như giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; dự án ổn định sắp xếp lại dân cư; dự án phát triển sản xuất, đầu tư hạ tầng và dự án phát triển giáo dục. Có như vậy mới đảm bảo được nguyên tắc 88/2019/QH14 của Quốc hội đã đặt ra, đó là ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực đầu tư”, bà Hoàng Thị Thu Trang nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Hoàng Thị Thu Trang phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Hoàng Thị Thu Trang phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Cho rằng cơ chế 10 dự án, dự thảo chương trình đưa ra cơ bản mang tính hỗ trợ nguồn lực nhiều hơn những dự án mang tính hỗ trợ cơ chế, trong khi nguồn lực có hạn, theo đại biểu Hoàng Thị Thu Trang, việc hỗ trợ cơ chế quan trọng hơn, cần được chú trọng hơn nhằm giảm tính ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước; đồng thời phát huy tính tự lực, tự cường của người dân.

"Điển hình như cơ chế tài chính, cần tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ thuế, các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, thuế với các dự án trên địa bàn miền núi sẽ tạo động lực cho các địa phương chăm lo nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn”, bà Hoàng Thị Thu Trang nhấn mạnh.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) đề nghị Chính phủ xây dựng thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án. Theo đó, trong giai đoạn đầu nên tập trung vào dự án giải quyết 5 vấn đề cơ bản, mang tính chất nền tảng bao gồm: giáo dục và đào tạo; giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất; đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; sắp xếp ổn định dân cư; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tạo sinh kế cho đồng bào. Đối với các nội dung khác, cần ưu tiên vốn có thể thấp hơn hoặc lồng ghép với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã và đang thực hiện.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Nguyễn Hữu Toàn phát biểu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Nguyễn Hữu Toàn phát biểu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Liên quan đến nguồn lực thực hiện chương trình, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ, tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 tối thiểu 137.664 tỷ đồng, nguồn lực thực hiện chương trình chủ yếu ngân sách trung ương khoảng 105.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 76% mức vốn. Trong khi đó, các nguồn vốn huy động khác tham gia tương đối khiêm tốn, khoảng 3.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 2%. Do đó, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị, cần bổ sung chính sách thu hút sự tham gia của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp; đồng thời có sự cam kết của địa phương, đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn thực hiện.

Về cơ cấu vốn ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình, theo dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 vốn đầu tư phát triển là 50.629 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 54.324 tỷ đồng. Như vậy, tỷ trọng vốn sự nghiệp chiếm hơn 50% trong tổng mức đầu tư của dự án. Một số dự án thành phần như Dự án phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng và nâng cao thu nhập cho người dân sử dụng toàn bộ vốn sự nghiệp là 16.316 tỷ đồng; dự án về đầu tư phát triển nhóm dân tộc ít người, nhóm nông dân tộc còn nhiều khó khăn là 7.191 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp chiếm trên 70%.

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn cho rằng tỷ trọng kinh phí hỗ trợ hoạt động chi thường xuyên khá lớn so với các chương trình đã và đang thực hiện, có thể dẫn đến khó khăn trong việc duy trì hiệu quả của chương trình trong dài hạn. Mặt khác, định mức một số khoản chi được nâng lên gấp từ 1,5 đến 2 lần so với định mức hiện hành. Do vậy, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị cần rà soát lại, bố trí theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển, giảm các khoản chi trực tiếp để thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước là Nhà nước và nhân dân cùng làm; hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.
Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc Thanh tra toàn diện Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam. Thời gian làm việc là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định Thanh tra.
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Sức khỏe - Minh Thu - 6 giờ trước
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.
Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 9 giờ trước
Ở địa phương, đội ngũ Người có uy tín được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc...; Theo đó, những năm qua, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) luôn chú trọng triển khai đầy đủ các chính sách chăm lo, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào DTTS.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.