Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ trẻ em: Hành lang pháp lý phải đủ mạnh

M.Cường - T.Huyền - 10:11, 10/06/2020

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Chính phủ sẽ nghiêm túc thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Quốc hội về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng với trẻ em DTTS trong chuyến thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (năm 2019).
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng với trẻ em DTTS trong chuyến thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (năm 2019).

Phần nổi của tảng băng chìm

Đến vùng đất Bảo Lạc (Cao Bằng) trong dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các hoạt động kỷ niệm không tổ chức rầm rộ như mọi năm, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp, gia đình và xã hội dành cho trẻ em.

Theo báo cáo của UBND huyện Bảo Lạc, trên địa bàn toàn huyện hiện nay có gần 15.000 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 27,24% tổng dân số. Là huyện vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng với phần lớn đồng bào DTTS sinh sống, Bảo Lạc đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Với nhiều nguồn lực, thời gian qua, Bảo Lạc đã đầu tư hàng tỷ đồng cho cơ sở vật chất các điểm vui chơi trẻ em. Trong 4 năm qua, đã có 17 cuộc tuyên truyền Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được triển khai tại cấp xã, với trên 1.200 người tham gia… Tại các trường học, đã có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú được triển khai với các diễn đàn, hoạt động ngoại khóa, lồng ghép kỹ năng sống vào các môn học.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện Bảo Lạc chỉ có 2 trường hợp trẻ em bị xâm hại. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ích Chánh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc nhận định: Thực chất, đây chỉ là phần nổi của tảng bằng chìm, bởi lẽ, một phần, do gia đình trẻ bị xâm hại muốn giấu kín những điều có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con cái họ. Phần khác, những đối tượng xâm hại trẻ em thường là những người thân quen, có mối liên hệ nhất định với gia đình bị hại. Tâm lý “xấu chàng hổ ai” khiến những “yêu râu xanh” chưa bị sự trừng trị của pháp luật…

Hành lang pháp lý phải đủ mạnh

Thực tế về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Bảo Lạc (Cao Bằng) chỉ là một trong những ví dụ, cho thấy còn nhiều vấn đề trăn trở đặt ra, cần có giải pháp hữu hiệu hơn.

Tính đến ngày 30/6/2019, cả nước có gần 25 triệu trẻ em, chiếm 25,75% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên qua giám sát của Quốc hội cho thấy, tình hình trẻ em còn những vấn đề đáng quan tâm, như: Có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học (7,7% đã thôi học và 0,6% chưa bao giờ đi học). Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn nhiều: 1.773.112 trẻ, chiếm 7,16% tổng số trẻ em. Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành chính 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Ngoài ra, còn có gần 800 nghìn trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động; gần 157 nghìn trẻ bị bỏ rơi…

Mới đây, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Phó Trưởng Đoàn giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Quốc hội Lê Thị Nga chỉ rõ những hạn chế chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, như: Một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa bảo đảm tính răn đe. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng, chống xâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức…

Các Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải có sự đột phá; các cấp, ngành, gia đình và toàn xã hội cần vào cuộc quyết liệt nhằm tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, cơ chế chặt chẽ mang tính phòng ngừa, răn đe.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội báo toàn quốc năm 2024: Tiếp tục lan tỏa giá trị nghề báo đến công chúng

Hội báo toàn quốc năm 2024: Tiếp tục lan tỏa giá trị nghề báo đến công chúng

Ngày 16/3 - ngày thứ 2 của Hội báo toàn quốc năm 2024, Diễn đàn báo chí toàn quốc tiếp tục diễn ra với các phiên thảo luận đề cập nhiều vấn đề gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí. Bên ngoài các khán phòng diễn ra các phiên thảo luận, nhiều hoạt động sôi nổi đã diễn ra tại khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm báo chí.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 14 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 14 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 14 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 14 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 14 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 15 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 15 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.