Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Tăng cường hiệu lực hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em

Thanh Huyền - 18:18, 27/05/2020

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, ngày 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể trực tuyến tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Quốc hội tiếnhành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâmhại trẻ em tại phiên họp toàn thể ngày 27/5.
Quốc hội tiếnhành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâmhại trẻ em tại phiên họp toàn thể ngày 27/5.

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến ngày 30/6/2019, cả nước có 24.776.733 trẻ em, chiếm 25,75% tổng dân số cả nước. Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Tuy nhiên qua giám sát cho thấy, tình hình trẻ em còn những vấn đề đáng quan tâm như: Có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học (7,7% đã thôi học và 0,6% chưa bao giờ đi học). Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn nhiều: 1.773.112 trẻ, chiếm 7,16% tổng số trẻ em; số lượng trẻ em có cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật còn lớn...

Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành chính 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Ngoài ra, còn có 790.518 trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động; 156.932 trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc và khoảng 13.489 trẻ em 15 tuổi tảo hôn...

Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày đã chỉ rõ những hạn chế: Một số quy định của Luật Trẻ em và các luật có liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ nên còn khó khăn trong tổ chức thực hiện; một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các nghị định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa bảo đảm tính răn đe. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em chưa được tiến hành thường xuyên; hình thức tuyên truyền chậm đổi mới; nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa thiết thực. Việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng chống xâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức. Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em tại nhiều địa phương còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều việc, thường xuyên có sự thay đổi, một bộ phận hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là cấp xã. Kinh phí bảo đảm cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng còn chưa đáp ứng yêu cầu….

Đại biểu Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Đại biểu Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.


Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát của Quốc hội đã kiến nghị với Quốc hội, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Với Chính phủ, có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong Báo cáo của Đoàn giám sát, giảm số vụ xâm hại trẻ em. Ngay trong năm 2020, Đoàn giám sát yêu cầu Chính phủ cần ban hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo các Bộ ban hành các văn bản gồm: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường giáo dục; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng;..

Thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chính sách kịp thời chăm sóc cả về tinh thần và thể chất cho trẻ em. Tuy nhiên, thời gian qua, bên cạnh kết quả đạt được, còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Các đại biểu đề nghị tiếp tục tăng cường hiệu lực hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam), còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý. Mặt khác công tác theo dõi, thống kê số trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng…Do đó cần thiết quy định trong dự thảo nghị quyết của Quốc hội nội dung yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải hoàn thành chỉ tiêu thống kê về xâm hại trẻ em trong năm 2020. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị, Chính phủ, các cơ quan liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ trẻ em; nghiên cứu, đề xuất Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng và bổ sung hình phạt đối với các tội danh xâm hại trẻ em....

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cảnh báo tình trạng nhức nhối khi trẻ em bị xâm hại tình dục, không chỉ xuất hiện ở nông thôn, vùng sâu xa, khó khăn mà còn ở nơi kinh tế - xã hội phát triển, để lại hậu quả nặng nề đối với người bị hại, gia đình và xã hội. Đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng, cần có sự vào cuộc, phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ trẻ em…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Quảng Trị: Ưu tiên triển khai cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Quảng Trị: Ưu tiên triển khai cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 phút trước
Xác định tầm quan trọng của đất ở và đất sản xuất đối với người dân, trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên triển khai sớm, triển khai nhanh nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng thuộc các huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.
Triển lãm nhiều tư liệu, hình ảnh quý về Hoàng Sa và Trường Sa tại Côn Đảo

Triển lãm nhiều tư liệu, hình ảnh quý về Hoàng Sa và Trường Sa tại Côn Đảo

Tin tức - Doãn Đạt - 7 phút trước
Gần 200 tư liệu, hình ảnh quý về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo trưng bày tại triển lãm, thu hút đông đảo quân, dân huyện đảo tham dự.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ

Tin tức - Lê Hường - 10 phút trước
Ngày 23/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk tổ chức các Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr - Tổ trưởng Tổ đại biểu số 1 tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ.
Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 16 phút trước
Ngày 23/4, ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và đoàn công tác đã đến thăm, chia buồn với gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Quảng Trị: Trao thiết bị cải thiện tiếp cận dịch vụ công tại vùng DTTS

Quảng Trị: Trao thiết bị cải thiện tiếp cận dịch vụ công tại vùng DTTS

Chính sách dân tộc - Khánh Ngân - 18 phút trước
Ngày 23/4, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với UBND huyện Đakrông (Quảng Trị) tổ chức bàn giao thiết bị cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho một số xã có đồng bào DTTS sinh sống.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 19:24, 23/04/2024
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 19:20, 23/04/2024
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 19:13, 23/04/2024
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 16:05, 23/04/2024
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Xã hội - T.Hợp - 15:05, 23/04/2024
Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô ngày 23/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Theo đó, Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp.