Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không thể vì một vài cá nhân mà gây hại cho cả xã hội

PV - 21:05, 26/03/2021

Chiều 26/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 (Ban Chỉ đạo), thảo luận về tình hình dịch bệnh trong khu vực, trên thế giới, siết chặt các biện pháp ứng phó khi ghi nhận 2 trường hợp nhập cảnh trái phép bị nhiễm COVID-19; công tác chuẩn bị chủ trương “hộ chiếu vaccine”; bảo đảm nguồn cung vaccine.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: VGP/Đình Nam

Báo cáo tình hình dịch bệnh trên thế giới, đại diện Bộ Y tế cho biết, tính đến 12h ngày 26/3, thế giới ghi nhận hơn 126 triệu ca mắc COVID-19. Hiện hơn 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên khắp thế giới sau chưa đầy 4 tháng kể từ khi triển khai tiêm chủng. Đến nay, vaccine đã được tiêm 140 nước trên thế giới, trong đó 39% số liều vaccine được tiêm ở Mỹ và châu Âu. Trung bình, mỗi ngày có 12 triệu liều vaccine được tiêm trên thế giới.

Ở trong nước, sau 6 ngày liên tiếp (tính từ ngày 19/3) không ghi nhận ca mắc mới, đến ngày 25/3, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp công dân Việt Nam nhiễm COVID-19: 1 trường hợp ở Hải Phòng, 1 trường hợp ở Thành phố Hồ Chí Minh (bệnh nhân 2580), đều là các trường hợp từ Campuchia nhập cảnh trái phép vào Phú Quốc lúc 5h ngày 22/3 trên tàu cá (có khoảng 10 người).

Nguy cơ dịch bệnh lớn từ nhập cảnh trái phép

Để tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch lây lan ra cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương có trường hợp liên quan đến ca nhiễm mới tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, thực hiện thần tốc truy vết, cách ly y tế các trường hợp nhập cảnh cùng 2 trường hợp nói trên; lập danh sách người tiếp xúc gần và có liên quan…; tổ chức điều tra, truy vết, cách ly, xét nghiệm theo quy định.

Thành phố Hồ Chí Minh đã có kết quả xét nghiệm âm tính 8/8 trường hợp F1 của bệnh nhân 2580; 23/28 trường hợp F2 âm tính với virus SARS-CoV-2 và đang chờ kết quả xét nghiệm của 5 trường hợp còn lại.

Đến 6h ngày 26/3, Hải Phòng thông báo kết quả xét nghiệm âm tính của 21/22 trường hợp F1 (1 trường hợp đang chờ kết quả); Quảng Ninh truy vết 6 người: 3/5 người trên cùng chuyến bay có kết quả âm tính, 1 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm; 1 nhân viên Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng có tiếp xúc, đang chờ kết quả xét nghiệm.

Ảnh: VGP/Đình Nam
Ảnh: VGP/Đình Nam

Thành phố Hà Nội có 76 người trên cùng chuyến bay với trường hợp mắc COVID-19 ở Hải Phòng, trong đó có 4 trường hợp F1 (trong đó, 1 tiếp viên có biểu hiện đau rát họng, đã được cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn; 3 trường hợp còn lại đã được lấy mẫu và chuyển cách ly tập trung); 72 trường hợp còn lại đang tiếp tục được các quận, huyện, thị xã điều tra xác minh, lấy mẫu bệnh phẩm và cách ly tại nhà. Tỉnh Bình Dương có 8 trường hợp F1 được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 25/3, được cách ly tập trung và đang chờ kết quả xét nghiệm. Cùng với đó, 12 địa phương trên cả nước có hành khách cùng chuyến bay về các địa phương đang được tiếp tục rà soát.

Liên quan đến việc ghi nhận các ca nhập cảnh trái phép dương tính với virus SARS-CoV-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tình hình biên giới Tây Nam khá phức tạp bởi có cả đường bộ và đường biển; do đó, vấn đề nhập cảnh trái phép ở khu vực này đáng quan ngại. “Nguy cơ có thể xảy ra đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động tăng cường giám sát sàng lọc, giám sát trọng điểm để phát hiện càng nhanh càng tốt các ca bệnh. Bên cạnh đó, các địa phương phải chuẩn bị kỹ kịch bản về xét nghiệm, cách ly và điều trị cho các nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra. Bộ trưởng nêu rõ: “Hầu như các địa phương khi xảy ra dịch vẫn còn luống cuống. Ngay trong thời gian ngắn phải nâng công suất xét nghiệm lên nhiều. Phải có trao đổi, hiệp đồng trước, trong trường hợp đó, ngay lập tức dồn quân về làm nhanh. Xét nghiệm càng nhanh trên diện rộng, phong tỏa hẹp lại sẽ ít tác động với kinh tế-xã hội và người dân”.

Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định tình hình dịch bệnh trên thế giới và nhất là các nước trong khu vực diễn biết rất phức tạp. Hai ngày qua, mỗi ngày thế giới ghi nhận trên nửa triệu ca mắc mới. Vì vậy, chúng ta phải tăng cường kiểm soát nhập cảnh tại các tỉnh biên giới. Một mặt các địa phương quản lý thật chặt, không cho nhập cảnh trái phép, mặt khác khẩn trương thực hiện theo đề nghị của Bộ Ngoại giao là có các giải pháp hỗ trợ khuyến khích các tỉnh biên giới hợp tác với các tỉnh giáp biên nước bạn, hỗ trợ bà con người Việt Nam cố gắng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của nước bạn. Trong trường hợp cần thiết phải về nước thì cần tạo điều kiện thuận lợi để bà con nhập cảnh bằng con đường hợp pháp.

Các trường hợp nhập cảnh trái phép phải xử lý thật nghiêm. Bộ Công an chỉ đạo Công an các tỉnh trên toàn quốc tham mưu chính quyền cơ sở thực hiện nghiêm túc công tác nắm thông tin, tuyên truyền, vận động những người dân có người thân ở nước ngoài và cam kết nếu về thì bằng đường hợp pháp. Mọi người dân cần thông báo với cơ quan chức năng khi phát hiện người từ nước ngoài về hay người về từ vùng dịch không khai báo.

Riêng những người đi cùng trên thuyền nhập cảnh trái phép với hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ đường biển, các cơ quan chức năng yêu cầu những người này trình diện ngay lập tức, nếu không khi bị phát hiện ra dứt khoát xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

“Chúng ta phải làm rất nghiêm. Không thể vì một vài cá nhân mà gây thiệt hại rất lớn cho toàn xã hội nếu dịch lan ra”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Thực hiện “hộ chiếu vaccine” trên hết phải an toàn

Ban Chỉ đạo cũng phân tích rõ sau khi làn sóng dịch thứ ba ở Hải Dương đã được kiểm soát thì xã hội sau một hồi căng thẳng sẽ có lúc nơi lỏng là tâm lý rất bình thường. Và Ban Chỉ đạo, Thủ tướng đã nhắc rất nhiều lần “không thể nơi lỏng, lúc tình hình tốt càng phải cảnh giác”. Vì vậy, các bộ ngành, địa phương phải tiếp tục kiểm tra, đôn đốc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 căn cơ. Cụ thể, mọi người dân tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế, trường học, cơ sở lưu trú, nhà máy, chợ, siêu thị, cơ sở lưu trú, bến xe… phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, tự đánh giá định kỳ, cập nhật thông tin lên Bản đồ chống dịch (antoancovid.vn).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, trong tình hình hiện nay, các địa phương cần có giải pháp hạn chế tối đa những sự kiện tập trung đông người, đặc biệt liên quan đến ăn uống theo phong tục của người Việt Nam như đám cưới, đám hiếu, vì thực tế cho thấy ở những nơi này nếu có người nhiễm thì sẽ lây nhiễm cho những người khác.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo cũng bàn và đôn đốc các bộ ngành tiếp tục các giải pháp kỹ thuật để sẵn sàng tạo điều kiện cho các đối tượng có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam sau khi đã được tiêm vaccine, hay còn gọi là “hộ chiếu vaccine” và giao Bộ Y tế có phương án báo cáo vào lần họp sau của Ban Chỉ đạo về cơ chế, địa điểm, thời gian cách ly, xét nghiệm, theo dõi y tế đối với: Các chuyên gia, thương nhân đã tiêm vaccine hai lần, được hệ thống của Việt Nam xác nhận là loại vaccine đó đã được cấp phép hợp pháp, được tiêm bởi hệ thống cơ sở y tế đảm bảo theo quy định y tế; người Việt Nam, người có quốc tịch Việt Nam đã được tiêm vaccine và có nhu cầu về nước; đồng thời chuẩn bị về dài hạn là những người nước ngoài muốn vào Việt Nam với mục đích giao lưu, và một mức nữa là du lịch.

“Chúng ta từng bước chuẩn bị những phương án phải rất chi tiết với tinh thần tạo thuận lợi nhưng trên hết phải an toàn. Nếu tạo thuận lợi mà để dịch bùng phát thì mọi nỗ lực, công sức sẽ trở thành vô nghĩa. Do vậy chúng ta phải làm chắc chắn từng bước một”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Thiếu hụt nguồn cung vaccine đang là vấn đề

Cũng trong sáng nay (26/3), Bộ Y tế đã tập huấn toàn quốc để tăng cường an toàn công tác tiêm chủng cao 1 mức so với thế giới từ tiến hành sàng lọc trước tiêm, theo dõi sau tiêm đến xử lý các trường hợp phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng, để bảo đảm an toàn tối đa. Sau khi tiêm 42.000 liều thì không ghi nhận trường hợp xuất hiện huyết khối.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, việc thiếu hụt nguồn cung vaccine đang là vấn đề. Thậm chí ngay khi vaccine đang nghiên cứu, chưa phát triển, nhiều nước đã đặt mua. Thời gian qua, Việt Nam cố gắng đàm phán với các hãng, nhà sản xuất vaccine trên thế giới, thảo luận đề nghị cung ứng cho Việt Nam. Hiện nay, Bộ Y tế đang nỗ lực tiếp cận nguồn vaccine trên toàn thế giới.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin lô vaccine COVID-19 của AstraZececa được cung cấp qua COVAX Facility (gần 1,4 triệu liều) sẽ bị chậm lại khoảng ba tuần. Điều này có nghĩa là ba tuần đầu tháng 4 sẽ không có liều vaccine nào về Việt Nam. Thực tế việc khan hiếm vaccine là hiện hữu và là thách thức với các nước, nhất là nước đang phát triển như Việt Nam và không phải là nước ưu tiên về vaccine vì đang kiểm soát dịch rất tốt.

Phó Thủ tướng lưu ý những vaccine phòng COVID-19 nhập khẩu về Việt Nam phải là những vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Chỉ những doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu vaccine mới được thực hiện nhập khẩu các loại vaccine này. Việc tiêm vaccine phải được thực hiện tại các cơ sở y tế thuộc ngành y tế. Hiện nay, các công ty sản xuất vaccine phòng COVID-19 đã được cấp phép trên thế giới đều có mối liên hệ trực tiếp với Bộ Y tế và Bộ Y tế mong muốn bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có quan hệ đối tác với những công ty sản xuất vaccine trên thế giới tăng cường tiếp cận để có nguồn vaccine dồi dào cho Việt Nam.

Đồng thời, Bộ Y tế đã có phương án tiêm vaccine phòng COVID-19 đúng với tinh thần những đối tượng có rủi ro cao thì được tiêm trước như Nghị quyết 21/NQ-CP đã nêu, trong đó có các lực lượng phòng chống dịch, hay phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau như hàng không, vận tải, ngân hàng…

Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu tiếp tục đôn đốc, thúc đẩy thử nghiệm các vaccine nghiên cứu, phát triển trong nước theo tinh thần tiến hành các bước thử nghiệm khẩn trương nhưng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thử nghiệm và thực hành quốc tế về thử nghiệm vaccine. Đến giờ phút này, dù loại vaccine đang thử nghiệm ở giai đoạn 2, hay giai đoạn 1, hoặc chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 1, thì các kết quả đều rất khả quan.

Cuối cùng, Ban Chỉ đạo lưu ý, từ trước khi có vaccine phòng COVID-19, Việt Nam vẫn chống dịch tốt. Hơn nữa, để tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt được tỉ lệ miễn dịch cộng đồng trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì còn là một câu chuyện dài. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục thực hiện quyết liệt, ở mức cao nhất các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả như đã thực hiện từ trước đến nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:39, 24/11/2024
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:35, 24/11/2024
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:31, 24/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.