Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khám phá miền Tây sông nước Bạc Liêu

Uyển Nhi - 11:04, 19/10/2022

Bạc Liêu là vùng đất hấp dẫn du khách không chỉ với giai thoại về công tử Bạc Liêu mà còn bởi những điểm đến thú vị, hấp dẫn như chùa Xiêm Cán, cánh đồng quạt gió, vườn chim Bạc Liêu… cùng những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Hoa, Khmer, Chăm… Nếu có cơ hội, bạn hãy đến với miền Tây sông nước Bạc Liêu để khám phá và trải nghiệm những điều thú vị mà vùng đất này mang lại nhé.

Khám phá miền Tây sông nước Bạc Liêu
Khám phá miền Tây sông nước Bạc Liêu

Thời điểm ghé thăm Bạc Liêu

Bạc Liêu có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mỗi mùa, Bạc Liêu đều có vẻ đẹp riêng nên bạn có thể đến với Bạc Liêu vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, vào tháng 8 Âm lịch là thời điểm đẹp nhất để bạn ghé thăm vui chơi và khám phá Bạc Liêu. Lúc này các vườn nhãn nơi đây đang vào mùa thu hoạch, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những chùm nhãn ngọt lịm, vị ngon rất đặc trưng mà không phải vùng nào cũng có được.

Nếu bạn muốn cảm nhận, tìm hiểu một cách trọn vẹn nhất về các phong tục, tín ngưỡng của người dân nơi đây thì bạn nên ghé thăm Bạc Liêu vào giữa tháng 4 dương lịch để dự Lễ Chôl Chnăm Thmây, tháng 9 để dự Lễ hội Sen Dolta; tháng 10 âm lịch dự Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer hoặc Lễ hội Nghinh Ông vào tháng 3 Âm lịch, Lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang vào tháng 8 Âm lịch…

Phương tiện đi lại

Bạc Liêu cách trung tâm TP. HCM khoảng 280km. Nếu bạn ở miền Bắc hoặc miền Trung thì có thể đi bằng đường hàng không đến TP. HCM hoặc Cần Thơ, sau đó bắt xe khách đến Bạc Liêu.

Từ TP.HCM nếu đi xe khách, bạn có thể đón xe tại bến xe miền Tây đi Bạc Liêu.

Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn nên chọn cung đường theo Quốc lộ 1A, qua Tiền Giang, Vĩnh Long về Bạc Liêu.

Để di chuyển tại Bạc Liêu, bạn có thể thuê xe máy hoặc các phương tiện phổ biến nơi đây như xe bus, taxi để di chuyển các điểm tham quan.

Khám phá miền Tây sông nước Bạc Liêu 1

Địa điểm lưu trú

Ở khu vực trung tâm thành phố Bạc Liêu có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ để bạn lựa chọn như: Khách sạn Bạc Liêu, khách sạn công tử Bạc Liêu, khách sạn Đạt Ngọc, khách sạn Á Đông, nhà khách số 1 Hùng Vương, nhà nghỉ Tuấn Thanh, nhà nghỉ Đại Nam…

Những điểm tham quan nổi tiếng tại Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán: Là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Chùa Xiêm Cán là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, am…. với nhiều họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Chùa có không gian rộng rãi, thoáng mát sẽ cho bạn cảm giác yên bình và vô cùng thư thái.

Vào những dịp lễ hội lớn như Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới), Sen Đôlta (cúng ông bà), Ok Om Bok (cúng trăng), chùa Xiêm Cán thu hút đông đảo du khách đến tham quan và chiêm bái.

Khám phá miền Tây sông nước Bạc Liêu 2

Chùa Ghositaram của người Khmer: Là một công trình tâm linh tôn giáo được xây dựng vào năm 1860 và được trùng tu vào năm 2001. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chùa Ghôsitaram được thiết kế với sự kết hợp của lối kiến trúc cổ điển và hiện đại, những họa tiết, hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo vô cùng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Khi đến đây, bạn sẽ choáng ngợp trước sự nguy nga và lộng lẫy của chánh điện. Đây là địa điểm được nhiều bạn trẻ chọn ghé thăm để chiêm bái và tham quan.

Nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, được xây dựng vào khoảng năm 1919. Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế, những vật liệu để xây dựng đều được đưa từ Pháp qua. Đây được xem là ngôi nhà bề thế nhất ở Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ.

Đến thăm nhà công tử Bạc Liêu, bạn sẽ được nghe kể về cuộc sống vàng son một thời của gia đình từng nức tiếng giàu có và cậu Ba Huy – người được mệnh danh là công tử Bạc Liêu cùng nhiều giai thoại được mọi người truyền tụng cho đến ngày nay.

Khám phá miền Tây sông nước Bạc Liêu 3

Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu là nơi an nghỉ cuối cùng của tác giả Dạ Cổ Hoài Lang nổi tiếng ở Nam Bộ. Khi đến đây bạn sẽ được nghe giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, quá trình phát triển nghệ thuật từ bản Dạ Cổ. Ngoài ra, khu lưu niệm còn có vườn tượng nhạc cụ dân tộc, nhà trưng bày Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và cải lương, nhà biểu diễn Nghệ thuật Đờn ca tài tử...

Tháp Cổ Vĩnh Hưng: Đây là công trình kiến trúc cổ nhất của người Khmer, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Đến thăm tháp cổ Vĩnh Hưng, bạn sẽ hiểu hơn về thời vàng son của một nền văn hoá Óc Eo nổi tiếng.

Cánh đồng Điện gió Bạc Liêu: Đây là cánh đồng điện gió lớn nhất tại Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những cối xay gió khổng lồ nằm giữa biển rộng lớn. Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm cánh đồng điện gió là lúc sáng sớm để ngắm bình minh hoặc chiều tà để ngắm hoàng hôn.

Vườn Chim Bạc Liêu: Khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim Bạc Liêu thuộc xã Hiệp Thành, cách thành phố Bạc Liêu khoảng 6km. Đây là nơi cư trú của khoảng 46 loài chim, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ.

Khi đến đây vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, bạn có thể ngắm nhìn hàng trăm con chim đậu trắng xóa trên các cành cây, quanh mặt hồ. Trứng chim nằm rải rác đó đây trên mặt đất như những hòn cuội trắng vô cùng đẹp mắt và thú vị.

Khám phá miền Tây sông nước Bạc Liêu 4

Cánh đồng muối Bạc Liêu: Bạc Liêu là vùng có diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước. Nghề làm muối ở đây đã phát triển hơn 100 năm, người dân có kỹ năng thực hành và truyền nghề riêng biệt, độc đáo.

Những cánh đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng, chạy dài thẳng tắp và lấp lánh trong ánh nắng. Bạn có thể ghé thăm những cánh đồng muối nơi đây vào khoảng tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Đây là thời điểm nước biển đạt độ mặn hợp lí, nắng vừa phải và ít có mưa bão nên người dân sẽ tập trung khai thác. Bạn nên đến vào lúc sáng sớm để ngắm ruộng muối vào lúc bình minh. Khi mặt trời mới nhú chiếu những tia sáng đầu tiên trong ngày phản chiếu xuống mặt đồng ruộng như một chiếc gương khổng lồ rực rỡ. Hay buổi hoàng hôn với bầu trời nhiều màu lại làm cánh đồng trở nên huyền ảo.

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu: Với không gian xanh rộng, thoáng, khô ráo, sạch sẽ, khi đến vườn nhãn cổ, bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi, dã ngoại, cắm trại cùng người thân, gia đình, bạn bè. Nếu đến vào dịp thu hoạch nhãn, bạn sẽ được tham gia trải nghiệm hái nhãn cùng người dân, ăn bánh xèo và được nghe đờn ca tài tử dưới tán cây rất trữ tình, thơ mộng.

Ngoài ra, còn một số địa điểm tham quan nổi tiếng khác tại Bạc Liêu bạn không nên bỏ qua như: Nhà hát Cao Văn Lầu, chùa Hưng Thiện, chùa Giác Hoa, Chùa Ông Quan Đế Miếu, Đền Thờ Bác Hồ ở Bạc Liêu, cây xoài 341 tuổi, khu Du lịch Sinh thái Hồ Nam, Nhà thờ Tắc Sậy, Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu…

Khám phá miền Tây sông nước Bạc Liêu 5

Đặc sản Bạc Liêu

Những món ngon, đặc sản tại Bạc Liêu mang phong vị rất riêng của vùng đất miền Tây Nam bộ. Những món ngon mà nhất định bạn phải thử khi đến với Bạc Liêu gồm: Bánh củ cải, bún bò cay, bún nước lèo, bún cá, bánh xèo ở khu vườn nhãn, đuông chà là, bánh tằm Ngan Dừa, gỏi bồn bồn, xá bấu, ba khía … Ngoài ra, các bạn có thể thưởng thức các món cá linh, cá bống, bông điên điển… vào mùa nước nổi.

Bạn cũng có thể mua khô cá lóc, mắm chua Vĩnh Hưng, dưa bồn bồn, mắm ba khía, xá bấu, nhãn, bánh củ cải… về làm quà cho gia đình và bạn bè.

Bạn cần chuẩn bị những gì khi đến Bạc Liêu?

Mùa du lịch ở Bạc Liêu thường là mùa khô, thời tiết sẽ nắng và nóng hơn nhiều so với mùa mưa. Bạn cần chuẩn bị cho mình những bộ trang phục thoải mái, thoáng mát để dễ vận động. Trang bị giày thể thao hoặc giày bệt để tiện cho việc di chuyển. Bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đấu nếu có kế hoạch vào tham quan chùa ở Bạc Liêu và nhớ mang theo thuốc chống muỗi đốt, thuốc trị côn trùng cắn khi tham quan rừng dừa, vườn chim…

Nếu có cơ hội, bạn hãy đến với miền Tây sông nước Bạc Liêu để khám phá, trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị mà vùng đất này mang lại nhé./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Tin nổi bật trang chủ
Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Thời sự - Phương Nghi - 6 giờ trước
Về với đồng bào Khmer ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang tới gần. Đi qua từng phum sóc, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nức chuẩn bị đón tết cổ truyền của đồng bào qua từng việc làm, hoạt động cụ thể.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 6 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 6 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 6 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 7 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 7 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.