Kinh tế -
Phạm Tiến -
14:29, 04/09/2024 Tính đến ngày 31/8, bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại 8 xã, thị trấn của 3 huyện Hướng Hóa, Đakrông và Vĩnh Linh (Quảng Trị). Tổng số trâu, bò mắc bệnh 462 con; trong đó chết 13 con... Đáng chú ý, số bò xuất hiện lở mồm long móng đầu tiên, là số bò được cấp từ thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Từ nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân ở một số xã miền núi thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang thiếu nước sạch trầm trọng. Thiếu nước sạch nên người dân phải lấy nước từ giếng khoan, nước từ sông suối chứa nhiều tạp chất để sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật...
Nhiều năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã phát huy vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân tham gia các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước. Hoạt động của những người có uy tín đã góp phần chung tay cùng chính quyền và Nhân dân làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân ở các thôn bản, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
Xác định tầm quan trọng của đất ở và đất sản xuất đối với người dân, trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên triển khai sớm, triển khai nhanh nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng thuộc các huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.
Quảng Trị hiện có 13,3% dân số là người DTTS. Trong nhiều năm qua, địa phương luôn quan tâm, trọng dụng, ưu tiên tuyển dụng nhân lực người DTTS vào công tác trong bộ máy chính trị. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS làm việc trong cơ quan hành chính công ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng.
Qua hơn 3 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo và đời sống vùng đồng bào DTTS ở các bản làng vùng cao huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), bộ mặt bản làng, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS ở huyện vùng cao Hướng Hóa (Quảng Trị) đã khởi sắc hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung hạng mục của Chương trình còn gặp những vướng mắc, khó khăn khi triển khai.
Ngày 26/6, xã vùng cao Tân Thành, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phối hợp với lực lượng Biên Phòng, các lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy tỉnh Quảng Trị phát động đợt cao điểm ra quân tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
Tính từ ngày 26/2 đến 1/3/2024, Đội Cảnh sát Giao thông Trật tự (CSGT-TT) Công an huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã xử phạt, thu giữ 28 phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Trong đó, phần lớn người vi phạm là thanh thiếu niên người DTTS ở vùng Lìa.
Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đọa 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hoá vật thể cũng như nhiều loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiếp tục được bảo tồn, trong đó có một số lễ hội của dân tộc Vân Kiều, Pa Kô được khôi phục với những hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
19:30, 15/03/2023 Trẩu là loại cây phát triển trong tự nhiên. Quả trẩu dùng để ép lấy dầu. Mỗi mùa quả chín, người dân miền núi thường vào rừng thu hái về để bán cho thương lái. Gần đây, nhiều hộ đồng bào DTTS ở hai huyện Hướng Hóa, Đa Krông (Quảng Trị) đã đưa cây trẩu về vườn nhà trồng. “Bén duyên” với vườn nhà, cây trẩu trở thành cây xóa đói giảm nghèo.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
10:04, 25/05/2022 Bỏ qua những con dốc dài miên man với biển mây bồng bềnh và tiểu khí hậu bốn mùa trong một ngày…; những cư dân sống quanh đèo Sa Mù, huyện Hướng Hóa, (Quảng Trị) đã cuốn hút tôi bằng sự thân thiện, từ cuộc sống giản dị, từ ý chí vượt khó của riêng mình. Trên nhánh tây của cung đường Hồ Chí Minh, tôi đã có những khoảnh khắc trải nghiệm đáng nhớ về mô hình du lịch sinh thái, về xã biên giới thông minh, về “rốn lũ” Hướng Việt nơi thung lũng Tà Rùng…
Chương trình 134, 135… của Chính phủ đã khắc sâu vào tâm trí đồng bào các DTTS ở nước ta, bởi hiệu quả thiết thực, giá trị nhân văn cao cả. Không chỉ giảm hộ nghèo, chương trình, chính sách dân tộc còn hướng tới mục tiêu giúp đồng bào vươn lên làm giàu. Thời điểm hiện tại, các chương trình, chính sách dân tộc đã và đang thực hiện đã tác động tích cực, toàn diện lên đời sống của đồng bào DTTS trên toàn quốc, trong đó có đồng bào DTTS ở Hướng Hoá (Quảng Trị), làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS nơi đây.
Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những công trình được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) hoàn thiện đưa vào sử dụng. Việc có thêm những công trình góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS sinh sống ở địa phương.
Bám sát Công văn số 2534 ngày 28/11/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; Kế hoạch số 504 ngày 6/10/2022 của UBND huyện Hướng Hóa về kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Phòng GD&ĐT Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp thực hiện.
Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có hơn 94.000 dân, trong đó có gần 50% là đồng bào DTTS, gồm các dân tộc Kinh, Bru Vân Kiều và người Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi) sinh sống trên địa bàn 21 xã, thị trấn, tập trung chủ yếu ở 14 xã đặc biệt khó khăn.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
08:20, 12/05/2022 Vậy là đã 2 mùa mưa, người Vân Kiều ở khu tái định cư (TĐC) Ra Lỳ- Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã an cư, không còn nơm nớp lo sợ lở núi, trôi nhà. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đoàn thể tặng giống cây trồng, vật nuôi như dê, gà… để tăng gia, trồng rừng, nhờ đó đời sống của bà con không ngừng được cải thiện.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
15:03, 30/05/2022 Nơi đây có những con dốc dài miên man làm mê đắm những phượt thủ; vườn nhân giống cây lan hàng ngàn gốc; những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và đỉnh đèo sương giăng kín, phảng phất quấn quanh các sườn đồi cùng hệ thống hang động, thác nước tuyệt đẹp… khiến cho chúng tôi, và bao du khách lần đầu đến Sa Mù, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có cảm giác, như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Xã hội -
Thúy Hồng -
09:00, 06/05/2022 Theo UBND huyện Hướng Hóa, mặc dù công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống luôn được các cấp chính quyền quan tâm, đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về các hệ lụy của vấn nạn tảo hôn...nhưng tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi này, vẫn còn ở mức cao.
Với người Bru-Vân Kiều ở Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, già làng Hồ Văn Xuân được coi là “ngọn đuốc” sáng ở xã vùng biên. Ông luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, hoạt động xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa ở địa phương.