Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hướng Hóa (Quảng Trị): Thiếu trầm trọng phòng nội trú cho học sinh DTTS

Phạm Tiến - 4 giờ trước

Hiện ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có 7 Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và Trung học cơ sở. Điều đáng nói là trong 7 trường đó lại có đến 5 trường thiếu phòng ở nội trú cho học sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh mà còn “gây khó” cho các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý học sinh thuộc diện nội trú nhưng phải thuê ngoài để ở!

Dù đã bố trí cao nhất số học sinh/1 phòng nội trú, thế nhưng trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lộc vẫn không đủ chỗ cho các em học sinh ở nội trú.
Dù đã bố trí cao nhất số học sinh/1 phòng nội trú, thế nhưng trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lộc vẫn không đủ chỗ cho các em học sinh ở nội trú.

Nhiều trường thiếu hơn nửa số phòng nội trú cho học sinh

Hướng Hóa, Quảng Trị là huyện vùng cao có trên 50% dân số là người đồng bào DTTS. Hiện toàn huyện có 7 Trường PTDTBT Trung học cơ sở và PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở với gần 4.000 học sinh DTTS theo học. 

Theo Nghị định số 116/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và Trường Phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, thì ở 7 trường PTDTBT Huyện Hướng Hóa có 1.363 em học sinh được hưởng chế độ nội trú. Theo báo cáo của phòng Giáo dục huyện Hướng Hóa, hiện nay ở 7 cơ sở giáo dục này chỉ có 74 phòng nội trú cho học sinh, cần thêm 48 phòng nội trú mới đáp ứng đủ nhu cầu cho học sinh DTTS nội trú. Trong đó có những trường còn thiếu hơn nửa số phòng nội trú theo yêu cầu.

Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa có 100% học sinh DTTS, với 5 điểm trường, gần 800 học sinh. Trong đó, tại điểm trường chính (Pa Xía) có hơn 492 học sinh; Điểm trường Cu Ty có 5 lớp, 86 học sinh; Điểm trường Của có 4 lớp, 58 học sinh; Điểm Toa Roa có 5 lớp, 123 học sinh; Điểm trường Ra Ty có 2 lớp; 31 học sinh.

Toàn trường có 170 học sinh được hưởng chế độ nội trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ- CP. Thế nhưng, Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc chỉ có 4 phòng nội trú. Dù nhà trường đã bố trí cao nhất là 15 em/1 phòng cũng chỉ được 60 học sinh có phòng nội trú để ở. Để tạo điều kiện cho học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đã phải bố trí 2 phòng công vụ của giáo viên để các em được ở nội trú. Cố gắn sắp xếp là vậy, thế nhưng hiện nay ở trường vẫn còn 73 em học sinh được hưởng chế độ nội trú phải ra ngoài thuê, mượn chỗ ở để trọ học.

Cùng với Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lộc, hiện ở huyện vùng cao Hướng Hóa còn có 4 trường PTDTBT khác thiếu phòng ở nội trú cho học sinh
Cùng với Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lộc, hiện ở huyện vùng cao Hướng Hóa còn có 4 trường PTDTBT khác thiếu phòng ở nội trú cho học sinh

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ Văn Pầng - Chủ tịch UBND xã Hướng Lộc chia sẻ: “Hiện Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở đang thiếu phòng ở nội trú cho các cháu. Cần thêm 4 phòng nội trú nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu nội trú cho các cháu thuộc diện nội trú”.

Không riêng gì Trường Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc, hiện ở Hướng Hóa còn 4 Trường PTDTBT khác đang chung tình trạng thiếu phòng nội trú cho học sinh DTTS. Trong đó có những trường thiếu hơn phần nửa phòng như: Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng thiếu 15 phòng; Trường PTDTBT Trung Học cơ sở Húc thiếu 15 phòng. 

Loay hoay đi tìm “lời giải” thiếu phòng nội trú

Thực tế cho thấy, mô hình học bán trú, nội trú đã làm thay đổi thói quen của học sinh DTTS. Mô hình này đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp các em trong việc học tập, sinh hoạt. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao thể chất cho học sinh dân tộc miền núi. Tuy nhiên, tình trạng thiếu phòng ở nội trú cho các em cũng là nỗi lo mà chính quyền các cấp đang loay hoay đi tìm lời giải.

Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Sơn đã được đầu tư xây dựng khang trang, tuy nhiên hiện trường vẫn thiếu 10 phòng nội trú cho học sinh
Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Sơn đã được đầu tư xây dựng khang trang, tuy nhiên hiện trường vẫn thiếu 10 phòng nội trú cho học sinh

Việc xây dựng phòng nội trú cho học sinh DTTS không chỉ là khó khăn về tài chính mà còn có khó khăn cả về quỹ đất. Do đặc thù đóng trên địa bàn vùng núi nên nhiều đơn vị trường học PTDTBT không còn mặt bằng để xây dựng khu nội trú

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, Thầy Đoàn Minh Lộc - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lộc cho hay: “Ngoài khó khăn về tài chính, việc xây dựng nhà nội trú cho học sinh ở Trường còn có khó khăn khác đó là mặt bằng. Hiện trong khuôn viên trường chỉ còn một góc nhỏ bằng phẳng nữa. Nếu muốn xây 4 phòng học cũng không đủ diện tích, chỉ còn 1 cách duy nhất nữa là làm nhà 2 tầng để tiết kiệm diện tích”

Để đáp ứng nhu cầu nhà nội trú cho học sinh DTTS, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết về quy hoạch phát triển ngành và các chế độ, chính sách đối với giáo viên, học sinh. Trong đó, nhiều nghị quyết triển khai đã tháo gỡ được những khó khăn mà giáo viên, học sinh vùng đồng bào DTTS đang đối mặt. Cụ thể, Nghị quyết về xóa phòng học tạm, phòng học mượn, xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên các vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS…

Đặc biệt trong những năm gần đây, trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG như: Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; Nông thôn mới, các huyện vùng cao ở Quảng Trị cũng dành nguồn lực để xây dựng hạ tầng phục vụ giáo dục, trong đó ưu tiên nguồn lực để xây dựng nhà nội trú cho giáo viên, học sinh vùng DTTS. Tuy nhiên do nhu cầu cao trong khi nguồn lực còn có hạn nên chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà nội trú cho học sinh DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả từ mô hình "Bản sáng vùng biên"

Hiệu quả từ mô hình "Bản sáng vùng biên"

Nhằm giúp các bản còn nhiều khó khăn thuộc 5 huyện biên giới của tỉnh Thanh Hóa vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai thí điểm 11 mô hình "Bản sáng vùng biên" hỗ trợ về cơ sở vật chất và sinh kế cho người dân. Sau hơn 1 năm triển khai, diện mạo các bản biên giới đã có nhiều thay đổi tích cực, là cơ sở để đơn vị nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Tin nổi bật trang chủ
Phú Yên mưa lũ bất thường giữa mùa xuân? Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Phú Yên mưa lũ bất thường giữa mùa xuân? Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Tin tức - Minh Nhật - 37 phút trước
Từ 19 giờ ngày 22 đến 7 giờ ngày 24/2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có mưa to, đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-150mm, có nơi trên 150mm... Mưa lớn đang tiếp tục diễn ra trong những giờ qua khiến mực nước trên các sông trong tỉnh có dao động, riêng sông Bàn Thạch mực nước ở dưới báo động 2. Dự báo trong khoảng 6-12 giờ tới, lũ trên các sông Bàn Thạch có thể lên lại xấp xỉ mức báo động 2.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành Y tế vươn dậy

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành Y tế vươn dậy

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 -27/02/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm, làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Lào Cai: Những tín hiệu vui từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Lào Cai: Những tín hiệu vui từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Hiện nay, mỗi ngày tại cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai) có gần 300 phương tiện chở nông sản xuất, nhập khẩu qua đây. Trong đó, ở đầu xuất khẩu hầu hết là hoa quả tươi trong nước xuất sang Hà Khẩu (Trung Quốc). Các mặt hàng chính gồm bưởi, chôm chôm, chuối, dưa hấu, xoài... nhưng thanh long vẫn là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang nước bạn. Đây là tín hiệu vui trong hoạt động xuất nhập khẩu những tháng đầu năm mới.
Thanh Hóa: Mô hình “Bản sáng vùng biên” góp phần đổi thay bản làng

Thanh Hóa: Mô hình “Bản sáng vùng biên” góp phần đổi thay bản làng

Media - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Nhằm từng bước nâng cao đời sống cho Nhân dân các bản tuyến biên giới miều núi, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đã xây dựng mô hình “Bản sáng vùng biên”. Thông qua việc huy động mọi nguồn lực, các Đồn Biên phòng cơ sở đã phối hợp với chính quyền các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới gắn với phát triển các mô hình sản xuất, qua đó giúp người dân vùng biên giới nâng cao chất lượng sống, xóa đói giảm nghèo.
Về Hà Giang trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Về Hà Giang trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Từ lâu, đồng bào dân tộc Pà Thẻn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã hình thành và lưu giữ được một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ phản ánh đậm nét đời sống tinh thần mà còn là niềm tự hào của người dân tộc Pà Thẻn tại vùng đất này.
Độc đáo ngôi đình gần 600 tuổi dựng bằng gỗ lim, đá ong tại Hà Nội

Độc đáo ngôi đình gần 600 tuổi dựng bằng gỗ lim, đá ong tại Hà Nội

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo ngôi đình gần 600 tuổi dựng bằng gỗ lim, đá ong tại Hà Nội. Lang Cang... mùa Xuân mới. Mùa “canh rừng”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hướng Hóa (Quảng Trị): Thiếu trầm trọng phòng nội trú cho học sinh DTTS

Hướng Hóa (Quảng Trị): Thiếu trầm trọng phòng nội trú cho học sinh DTTS

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Hiện ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có 7 Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và Trung học cơ sở. Điều đáng nói là trong 7 trường đó lại có đến 5 trường thiếu phòng ở nội trú cho học sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh mà còn “gây khó” cho các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý học sinh thuộc diện nội trú nhưng phải thuê ngoài để ở!
Hiệu quả từ mô hình

Hiệu quả từ mô hình "Bản sáng vùng biên"

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Nhằm giúp các bản còn nhiều khó khăn thuộc 5 huyện biên giới của tỉnh Thanh Hóa vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai thí điểm 11 mô hình "Bản sáng vùng biên" hỗ trợ về cơ sở vật chất và sinh kế cho người dân. Sau hơn 1 năm triển khai, diện mạo các bản biên giới đã có nhiều thay đổi tích cực, là cơ sở để đơn vị nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Sơn La: Nhân rộng điển hình tiên tiến trong ngành y tế

Sơn La: Nhân rộng điển hình tiên tiến trong ngành y tế

Trang địa phương - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sở Y tế tỉnh Sơn La tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025); Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Y tế Sơn La lần thứ VI năm 2025, vào ngày 22/2
Hỗ trợ hộ khó khăn vươn lên từ cây “thuốc giấu” - Cách làm hay ở Quảng Nam

Hỗ trợ hộ khó khăn vươn lên từ cây “thuốc giấu” - Cách làm hay ở Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Trong những năm gần đây, phong trào tặng, hỗ trợ giống cây sâm Ngọc Linh từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp, đảng viên ở huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) đã giúp cho hàng chục hộ đồng bào Xơ Đăng thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Không những thế, hàng tháng, huyện đều tổ chức các phiên chợ sâm và dược liệu, giúp cho người dân có thêm thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Hà Giang: Khi văn hóa truyền thống trở thành

Hà Giang: Khi văn hóa truyền thống trở thành "hàng hóa" đặc biệt

Du lịch - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Nhiều địa phương tại tỉnh Hà Giang đã và đang tiến hành song song việc bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vào phát triển du lịch. Đây là hoạt động thiết thực, giúp người dân đưa văn hóa trở thành sản phẩm hàng hóa đặc biệt, góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng, quảng bá và lan tỏa văn hóa đến du khách trong, ngoài nước.