Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận: Chăm lo đào tạo nguồn nhân lực vùng DTTS

Thái Sơn Ngọc - 08:58, 03/12/2024

Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận là một trong những cơ sở giáo dục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã huy động các nguồn lực xã hội chăm lo dạy tốt, động viên học sinh thi đua học tốt. Nhiều học sinh tốt nghiệp từ Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận tiếp tục học lên đại học, các bậc học cao hơn và trở thành cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh.

Giáo viên và học sinh Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận.
Giáo viên và học sinh Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận.

Cơ sở trường lớp khang trang, sạch đẹp

Đến với Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận vào những ngày đầu tháng 11/2024, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là ngôi trường xây dựng khang trang, rợp bóng cây xanh. Không khí dạy và học ở các khối lớp diễn ra nền nếp, thân thiện, vui tươi. Các em học sinh dân tộc Chăm, Raglay trong trang phục truyền thống sắc màu tươi thắm, thanh lịch đang luyện tập văn nghệ cuối buổi học với nhiều tiết mục ca múa thể hiện lòng tri ân đối với thầy, cô giáo nhân dịp chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Trao đổi với thầy giáo Đàng Quang Linh, Hiệu trưởng Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận, chúng tôi được biết, nhà trường được thành lập vào năm 1991, chính thức đi vào hoạt động từ năm học 1992-1993. Trường được xây dựng trên khu đất có diện tích tự nhiên 17.897m2, thuộc địa bàn phường Phủ Hà, TP. Phan Rang - Tháp Chàm. Nhà trường có đủ phòng học, phòng chức năng bảo đảm điều kiện phục vụ tốt hoạt động dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khu nội trú gồm 24 phòng rộng rãi, đầy đủ thiết bị, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận trao đổi với học sinh về biện pháp phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận trao đổi với học sinh về biện pháp phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Nhiều năm qua, ngoài sự quan tâm đầu tư của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Ninh Thuận, Trường còn được cô giáo Đàng Thị Mỹ Hương, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, nguyên Hiệu trưởng của Trường vận động các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí xây dựng trường lớp ngày càng khang trang, hiện đại. Năm học 2019 - 2020, Nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận hiện có 33 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn nghiệp vụ chuyên môn; trong đó có 7 thạc sĩ. Chi bộ có 20 đảng viên phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, đi đầu trong phong trào thi đua dạy tốt, xây dựng “Trường học hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Học sinh Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận học tập nề nếp, thân thiện.
Học sinh Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận học tập nề nếp, thân thiện.

Ngoài dạy học chính khóa, Nhà trường còn tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh học yếu các môn Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh, Ngữ văn, giúp học sinh củng cố vững chắc kiến thức. Bên cạnh đó, Nhà trường thường xuyên quan tâm đến hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh môi trường và tham gia trải nghiệm thực tế trong và ngoài nhà trường. Ban đêm, Nhà trường tổ chức học sinh tự học tập trung tại lớp, giáo viên trực tiếp kiểm tra nề nếp học tập, nhắc nhở các em chấp hành tốt nội quy tự học tự rèn.

Nỗ lực của thầy và trò

Trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh theo chỉ tiêu do UBND tỉnh giao. Mỗi năm tuyển sinh 105 học sinh vào lớp 10, biên chế 3 lớp, chủ yếu là con em dân tộc Raglay, Chăm và một số ít dân tộc Kinh cư trú ở vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Nhà trường đã có 2.236 học sinh tốt nghiệp THPT với tỉ lệ học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp hằng năm đạt từ 98 - 100%, cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh. Nhiều cựu học sinh của trường đã trở thành bác sĩ, kỹ sư, cán bộ trong ngành Giáo dục, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương… đóng góp trí tuệ cho quê hương. Tiêu biểu như Chamaléa Thị Thủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Tạ Yên Thị Lâm Hội, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Ninh Thuận; Chamaléa Hiến, Bí thư Đảng ủy xã Phước Chiến; Tạ Yên Mơn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hà…

Học sinh Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận đọc sách làm giàu tri thức tại thư viện nhà trường.
Học sinh Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận đọc sách làm giàu tri thức tại thư viện nhà trường.

Nhiều cựu học sinh của Trường trở thành bác sĩ giỏi như Kiều Biên Soạn, Đổng Quốc Huy, Đàng Quốc Duận; Hoặc là những nhà giáo tận tâm với nghề như Hán Văn Mai, La Vui Đức Dương, Sử Ngọc Anh Khoa... Những cựu học sinh Đổng Châu J’Pôl, Pi Năng Thị Thùy Trang, Võ Minh Hùng trở về trường cũ chăm lo dạy dỗ thế hệ đàn em trưởng thành.

Chị Trà Văn Thị Thúy chia sẻ: “Tôi rất an tâm khi gửi con vào học tại Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận. Ở đó, thầy cô giáo luôn thấu hiểu, yêu thương, chăm lo, dạy dỗ các cháu trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội. Vào ngày 20/11 hằng năm, gia đình tôi luôn về thăm thầy cô giáo, bày tỏ lòng tri ân công lao dạy dỗ các cháu trưởng thành”.

Học sinh Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận trao đổi cùng giảng viên Trường Đại học Thái Bình Dương về công tác tuyển sinh đại học.
Học sinh Trường PTDTNT THPT tỉnh Ninh Thuận trao đổi cùng giảng viên Trường Đại học Thái Bình Dương về công tác tuyển sinh đại học.

Trong năm học 2024 - 2025, Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận có 292 học sinh, biên chế 9 lớp. Nhà trường luôn tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tổ chức cuộc sống nội trú bảo đảm các em được phát triển toàn diện. Trường được nhận nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Thầy Nguyễn Anh Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 6 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 6 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 6 giờ trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.