Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khe Sanh - Mùa Xuân ấm no và niềm tin mới

Vũ Hoàng - 7 giờ trước

Những ngày cuối năm, khi hơi thở của mùa Xuân đã tràn ngập núi rừng, cũng là lúc sắc xanh của những đồng lúa, những ruộng dong riềng và tiếng cười giòn tan của người dân nơi Khu Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) Khe Sanh, Quảng Trị vang vọng giữa núi rừng biên giới. Đây là minh chứng sống động cho hiệu quả của mô hình “Bộ đội gắn với dân bản”, được Đoàn KT-QP 337 triển khai hơn hai năm qua trong Tiểu Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia.

Cán bộ, nhân viên Đoàn KT-QP 337 hướng dẫn người dân kỹ thuật thâm canh trồng lúa nước (ảnh: Võ Đông)
Cán bộ, nhân viên Đoàn KT-QP 337 hướng dẫn người dân kỹ thuật thâm canh trồng lúa nước (Ảnh: Võ Đông)

Với sự hỗ trợ của Đoàn KT-QP 337 và sự nỗ lực không ngừng của người dân, hơn 93,5ha lúa nước, 12ha dong riềng, cùng hàng chục ha rau, củ đã được gieo trồng thành công. Những con số ấy không chỉ là thành quả của một mùa vụ mà còn là sự hồi sinh của đất đai, sinh kế và hy vọng. Hàng ngàn tấn nông sản được thu hoạch, mở ra một trang mới cho đồng bào Pa Cô, Vân Kiều nơi đây.

Câu chuyện của gia đình ông Hồ La Ngang tại thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa là một trong những minh chứng tiêu biểu. Được hỗ trợ gần 1ha giống dong riềng, gia đình ông đã thu hoạch gần 15 tấn củ. Không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn kỹ thuật trồng, Đoàn KT-QP 337 còn đứng ra thu mua tận vườn, giúp gia đình ông thu nhập gần 30 triệu đồng. “Bán dong riềng có tiền cho con đi học, mình còn nuôi thêm lợn, gà, trồng rau. Nay cuộc sống hết khổ rồi!”, ông Ngang xúc động chia sẻ.

Không chỉ mang đến hạt giống cho đất, Tiểu Dự án 3 còn trao gửi hy vọng qua những đàn gia súc, gia cầm. Hơn 542 con bò, 1.293 con dê, 118 con lợn cùng hàng trăm giống vật nuôi khác đã được trao đến tay bà con. Cùng với đó, Bộ đội còn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, giúp bà con chăn nuôi ngày càng hiệu quả.

Đoàn KT-QP 337 cấp con giống hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo (ảnh: Võ Đông).
Đoàn KT-QP 337 cấp con giống hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo (Ảnh: Võ Đông)

Ông Hồ Văn Tây ở thôn Tà Rùng, xã Hướng Việt không giấu được niềm vui khi đàn dê của gia đình ông từ 2 con ban đầu đã sinh thêm 7 con chỉ sau một năm. Tương tự, ông Hồ Văn Loan ở thôn Ra Ró, xã A Vao, huyện Đakrông nhận một con bò nái vào tháng 9/2023, nay đã có thêm một chú bê khỏe mạnh. Những đàn gia súc đang lớn mạnh từng ngày không chỉ giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định mà còn mở ra con đường thoát nghèo bền vững.

Để triển khai hiệu quả Tiểu Dự án 3, Đoàn KT-QP 337 không chỉ khảo sát kỹ lưỡng thói quen canh tác, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mà còn phối hợp cùng chính quyền địa phương lựa chọn các mô hình phù hợp. Bộ đội không quản ngại khó khăn, đồng hành cùng bà con từ những bước đầu khai hoang, đào ao, làm chuồng, trồng cỏ, cho đến việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.

Đại tá Uông Đình Tân, Đoàn trưởng Đoàn KT-QP 337 cho biết: “Với mục tiêu giúp địa phương giảm 6,5 - 7% tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm, chúng tôi không chỉ mang đến những hỗ trợ về vật chất mà còn xây dựng ý thức tự lực, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Thành công của Tiểu Dự án là minh chứng rõ nét nhất cho nỗ lực chung tay giữa Quân đội và Nhân dân”.

Giữa sắc Xuân tràn về trên núi rừng, mô hình “Bộ đội gắn với dân bản” tại Khu KT-QP Khe Sanh đã “gieo” lên những hạt giống của hy vọng, kết thành quả ngọt là những nụ cười rạng rỡ. Một mùa Xuân ấm no đang về, “thắp sáng” niềm tin nơi vùng đất biên cương.

Đồng chí Hồ Văn Vọng, Bí thư Đảng ủy xã Hướng Việt, khẳng định: “Sự đồng hành của Đoàn KT-QP 337 không chỉ giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống mà còn góp phần xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh nơi biên giới ngày càng vững chắc”.

Giữa sắc Xuân tràn về trên núi rừng, mô hình “Bộ đội gắn với dân bản” tại Khu KT-QP Khe Sanh đã “gieo” lên những hạt giống của hy vọng, kết thành quả ngọt là những nụ cười rạng rỡ. Một mùa Xuân ấm no đang về, “thắp sáng” niềm tin nơi vùng đất biên cương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo

Sóc Trăng: Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo

Ngày 10/1, Đồn Biên phòng Trung Bình, An Thạnh Ba và Hải đội 2 Biên phòng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông

Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Tháng Chạp, khi những vườn đào, vườn mận bung nở những cánh hoa trong cái rét ngọt của vùng cao Tây Bắc, đó cũng là thời điểm đồng bào Mông chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Trong ngày Tết, đồng bào Mông vẫn bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc trong phong tục, tập quán, nhất là văn hóa ẩm thực.
Làng miến Bình Lư vào vụ

Làng miến Bình Lư vào vụ

Sản phẩm - Thị trường - Phương Ly - 6 giờ trước
Sau gần 1 năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm cho thu hoạch. Người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu lại bắt đầu nhộn nhịp vào vụ làm miến dong để phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nghị lực chàng trai dân tộc Nùng bị bệnh xương thủy tinh

Nghị lực chàng trai dân tộc Nùng bị bệnh xương thủy tinh

Gương sáng - Thu Hằng-Thúy Hồng - 6 giờ trước
Lý Văn Quang, dân tộc Nùng, ở tại khối phố Yên Bình, thị trấn Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, sinh ra không may mắn như bạn bè cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ, Quang đã mắc bệnh xương thuỷ tinh nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vượt qua những biến cố, bi quan về bệnh tật, Lý Văn Quang đã tìm được một chân lý sống tích cực, đó là duy trì và phát huy giá trị nghề thêu may trang phục phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng dân tộc Tày, Nùng.
Văn hóa dân tộc Dao: Tài nguyên quý giá để xứ Lạng phát triển du lịch

Văn hóa dân tộc Dao: Tài nguyên quý giá để xứ Lạng phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Ngọc Anh - 6 giờ trước
Lạng Sơn, vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó, đồng bào dân tộc Dao có nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, dân ca, dân vũ... Đây là nguồn tài nguyên quý giá góp phần phát triển du lịch xứ Lạng.
Khe Sanh - Mùa Xuân ấm no và niềm tin mới

Khe Sanh - Mùa Xuân ấm no và niềm tin mới

Xã hội - Vũ Hoàng - 7 giờ trước
Những ngày cuối năm, khi hơi thở của mùa Xuân đã tràn ngập núi rừng, cũng là lúc sắc xanh của những đồng lúa, những ruộng dong riềng và tiếng cười giòn tan của người dân nơi Khu Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) Khe Sanh, Quảng Trị vang vọng giữa núi rừng biên giới. Đây là minh chứng sống động cho hiệu quả của mô hình “Bộ đội gắn với dân bản”, được Đoàn KT-QP 337 triển khai hơn hai năm qua trong Tiểu Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 11/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đón Xuân sớm ở vùng biên Đắk Lắk. Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên. Làng Ba Na chuẩn bị đón Tết. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Làng nuôi cá tầm trên đỉnh núi

Làng nuôi cá tầm trên đỉnh núi

Kinh tế - TS. Đậu Thế Tụng - 7 giờ trước
Thôn Nậm An, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nằm áp rừng nguyên sinh, ở độ cao gần 800m so với mặt biển. Nơi đây không chỉ có đặc sản Chè cổ thụ Shan tuyết mà còn có nghề nuôi cá tầm, một nghề mới, hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Quảng Ninh

Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh và TP. Móng Cái vừa tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng Ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Pò Hèn (TP. Móng Cái).
Công tác sưu tầm trống đồng cổ ở Điện Biên: Chuyện rất ít người biết

Công tác sưu tầm trống đồng cổ ở Điện Biên: Chuyện rất ít người biết

Sắc màu 54 - Trương Huy Thiêm - 19:04, 11/01/2025
Điện Biên là tỉnh miền núi, tận cùng biên giới phía Bắc... hầu hết dân cư là bà con các DTTS. Điện Biên cũng là vùng đất có rất nhiều trống đồng cổ. Để tìm hiểu và lý giải xuất xứ, nguồn gốc cổ vật trống đồng, tôi đã tìm gặp những người trong giới chuyên môn để nghe giải mã “thông điệp” từ cổ vật.
Ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam

Ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam

Sắc màu 54 - Hoàng Quý - 18:57, 11/01/2025
Ngày 11/01, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Sự kiện ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam. Cuốn sách này của tác giả Nguyễn Bông Mai được phát hành song ngữ Việt – Anh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ đồng bào DTTS, công nhân, người lao động, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ đồng bào DTTS, công nhân, người lao động, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Thời sự - Như Tâm - 18:55, 11/01/2025
Ngày 11/01/2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mỹ Long (thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh); Thăm hỏi các gia đình chính sách; công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.