Analytic
Thứ Năm, ngày 03 tháng 04 năm 2025, 19:07:46

Trang địa phương

Miền núi Quảng Trị thiếu nước sạch

Minh Thu - 06:08, 08/04/2024

Từ nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân ở một số xã miền núi thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang thiếu nước sạch trầm trọng. Thiếu nước sạch nên người dân phải lấy nước từ giếng khoan, nước từ sông suối chứa nhiều tạp chất để sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật...

Nước sạch vẫn là niềm mong mỏi với một bộ phận người dân miền núi tỉnh Quảng Trị.
Nước sạch vẫn là niềm mong mỏi với một bộ phận người dân miền núi tỉnh Quảng Trị.

Vùng sâu vùng xa thiếu nước trầm trọng

Theo báo cáo của UBND huyện Đakrông, toàn huyện hiện có khoảng 1.310 hộ dân chưa có nước hợp vệ sinh và khoảng 8.778 hộ chưa có nước sạch đáp ứng quy chuẩn để sử dụng. Với tỉ lệ 12,9%, số hộ dân nông thôn (trong đó đa phần là đồng bào DTTS) trên địa bàn huyện được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung thấp hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh Quảng Trị.

Xã Mò Ó, huyện Đakrông, hiện mới có 142/542 hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch, còn hơn 68% dân số còn lại phải sử dụng nước từ các công trình giếng khoan, giếng đào, nước tự chảy. Nhiều hộ dân nơi đây lo ngại bởi bị nhiễm các bệnh về thận, gan, ung thư, da liễu, tiêu hóa do liên tục trong thời gian dài dùng nước chưa đạt chuẩn để sử dụng.

Như ở xã Mò Ó, huyện Đakrông, hiện mới có 142/542 hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch, còn hơn 68% dân số còn lại phải sử dụng nước từ các công trình giếng khoan, giếng đào, nước tự chảy. Nhiều hộ dân nơi đây lo ngại bởi bị nhiễm các bệnh về thận, gan, ung thư, da liễu, tiêu hóa do liên tục trong thời gian dài dùng nước chưa đạt chuẩn để sử dụng. Tuy biết nước tự chảy chưa hợp vệ sinh nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn dùng để nấu nước uống, phục vụ sinh hoạt hằng ngày vì cũng không còn cách nào khác.

Bà Hồ Thị Móm, ở thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó cho biết: “Từ lâu, gia đình tôi sử dụng nguồn nước tự chảy dẫn từ suối về rồi đưa vào bể lắng để sử dụng dần. Mùa khô thì thiếu nước, mùa mưa bão thì nước đục, nhiều khi đá, rác, cành cây làm tắc ống dẫn nước nên con tôi phải ngược lên đầu nguồn để sửa chữa mới dùng được. Tôi rất mong muốn các cấp quan tâm đầu tư hệ thống nước sạch cho người dân sử dụng”.

Còn tại huyện Hướng Hóa, nơi có 19 xã, 2 thị trấn với 149 khối, thôn, bản, trong đó có 14 xã thuộc khu vực III, 11 thôn đặc biệt khó khăn, hiện có 52 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung và công trình cấp nước nhỏ lẻ đảm nhận nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 12.187 hộ dân. Và trong tổng số 52 công trình cấp nước sinh hoạt có 29 công trình không hoạt động, 15 công trình hoạt động kém hiệu quả, chỉ có 8 công trình hoạt động tương đối bền vững.

Theo báo cáo của UBND huyện Hướng Hóa, trên địa bàn vẫn còn khoảng 4.250 hộ dân chưa có nước hợp vệ sinh, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Người dân xã Thanh, huyện Hướng Hóa lo ngại nước giếng khoan chưa hợp vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh: N.B).
Người dân xã Thanh, huyện Hướng Hóa lo ngại nước giếng khoan chưa hợp vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh: N.B).

Điển hình như ở xã Thanh, nơi có 219 công trình giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho 1.740 nhân khẩu sử dụng, được phân bố tại 6/6 thôn trên địa bàn xã. Tuy nhiên, nước giếng khoan không thể dùng cho ăn uống, vì nguồn nước bị nhiễm vôi nặng. Ngoài ra, còn có 639 hộ dân trong xã chưa có giếng khoan, đều sử dụng nước sông suối để sinh hoạt. Nguồn nước này phần lớn chưa qua xử lý, ẩn chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng, có nguy cơ cao gây hại cho sức khỏe.

Hay ở xã Lìa, huyện Hướng Hóa có hai công trình nước sạch tại các thôn Kỳ Tăng và A Xau, nhưng do đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều năm nên hiện nay đã bị xuống cấp và không còn hoạt động. Nguồn nước từ các khe suối trên địa bàn chỉ có thể lấy vào mùa mưa, mùa nắng thì nước cạn, đồng nghĩa với việc thiếu nước nghiêm trọng.

Mòn mỏi chờ nước sạch

Do thời gian dài phải dùng nguồn nước tự chảy, nước giếng khoan, giếng đào phục vụ sinh hoạt nên người dân ở các xã miền núi thuộc huyện Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh luôn khao khát được sử dụng nước sạch.

Anh Hồ Văn Thông, ở thôn Bản 10, xã Thanh, huyện Hướng Hóa cho biết: Thiếu nước sạch và lo ngại nước từ giếng khoan, giếng đào, sông suối nhiễm vôi, phèn, tạp chất, thuốc trừ sâu nên nhiều gia đình trong thôn sử dụng nước mưa hoặc mua nước đóng bình để nấu ăn, uống hằng ngày.

“Mua nước đóng bình tốn thêm chi phí những cũng không chắc có đảm bảo chất lượng nước. Vì vậy, chúng tôi rất mong các cấp quan tâm đầu tư hệ thống nước sạch để người dân yên tâm sử dụng, phục vụ sinh hoạt và đời sống”, anh Thông bày tỏ.

Trẻ em ở thị trấn Krông Klang giúp ba mẹ lấy nước ở con suối trên địa bàn để về nhà sử dụng (Ảnh: T.L).
Trẻ em ở thị trấn Krông Klang giúp ba mẹ lấy nước ở con suối trên địa bàn để về nhà sử dụng (Ảnh: T.L).

Trước thực trạng thiếu nước sạch cho người dân sử dụng, chính quyền các huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh đã kiến nghị các cấp, HĐND tỉnh Quảng Trị sớm khảo sát, đánh giá lại hiện trạng các công trình nước sinh hoạt, hỗ trợ kinh phí cho địa phương để sửa chữa, hoặc đầu tư xây dựng mới nhằm giúp người dân có đủ nguồn nước sạch để sinh hoạt.

Đồng thời, tăng cường hỗ trợ tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, hiệu quả, nhất là người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Để phát huy hiệu quả các công trình cấp nước tập trung tại cộng đồng thì cần chuyển đổi các mô hình hoạt động thông qua việc xác lập đánh giá mức độ hiệu quả của các loại công trình. Mặt khác, cần xem xét tìm nguồn đầu tư xây dựng các giếng khoan, hệ thống cung cấp nước sạch, có hệ thống bể lọc hoặc hệ thống xử lý nước (nếu cần) tại các khu dân cư theo hình thức xã hội hóa.

Có thể nói, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cộng với sự xuống cấp của các công trình, nhiều địa phương miền núi trong tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất vào mùa nắng nóng. Hiện, các địa phương vẫn chưa có giải pháp xử lý hiệu quả. Thực trạng nan giải của việc thiếu nước sinh hoạt đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.




Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 2 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.