Media -
BDT -
20:00, 18/11/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024. Phát hiện loài thực vật mới tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Nghệ nhân Sình ca thôn Giếng Đõ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xã hội -
Khánh Ngân -
08:53, 06/08/2024 Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới (NTM), Đảng bộ và đồng bào các DTTS ở Đakrông (Quảng Trị) xác định, việc từng bước hoàn thành các tiêu chí NTM chính là cơ sở, là tiền để để nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS.
Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị có phần lớn người dân là đồng bào DTTS. Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Từ đó, tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội địa phương.
Đầu năm 2024, UBND huyện đã chính thức phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ”. Đến nay, nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ 3.400 con dê giống để cấp phát cho nhiều hộ đồng bào DTTS ở các xã Tà Rụt, Mò O, A Ngo, Húc Nghì (Đakrông, Quảng Trị).
Phóng sự -
Phạm Tiến -
06:47, 25/07/2024 Chúng tôi tìm về thăm nhà anh Hồ Ê Nót ở xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) vào những ngày giữa tháng 7. Trong căn nhà sàn vững chãi nằm cạnh bờ sông Đakrông, anh Hồ Ê Nót tủm tỉm cười khi nói: “Nót từng làm Trưởng thôn, Chi hội trưởng “phụ trách” chị em... chú ạ”.
Tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm mỗi năm là 5%; nhiều thôn bản thoát diện đặc biệt khó khăn; đường bê tông và nhựa đã về tận trung tâm xã, thôn; 100% trạm y tế xã đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT… là những con số đầy ấn tượng, minh chứng cho những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Đakrông (Quảng Trị) trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Tuy nhiên, để Chương trình đạt được mục tiêu và hoàn thành đúng tiến độ, nhìn từ thực tế triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.
Tính lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, toàn huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có 1.176 hộ gia đình người DTTS được an cư lập nghiệp trong những ngôi nhà kiên cố. Nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã và đang tạo cơ hội an cư lập nghiệp tốt nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS, đồng thời làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng miền núi.
Đakrông (Quảng Trị) là huyện miền núi có trên 80% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc thực hiện hiệu quả Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa” đã và đang được các cấp chính quyền, đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện tích cực thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho Nhân dân.
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), bộ mặt nông thôn vùng DTTS và miền núi huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn vướng mắc, điển hình là nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất của Dự án 1 đang gặp nhiều khó khăn và chưa tìm được phương án giải quyết.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
10:25, 14/05/2024 Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Từ nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân ở một số xã miền núi thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang thiếu nước sạch trầm trọng. Thiếu nước sạch nên người dân phải lấy nước từ giếng khoan, nước từ sông suối chứa nhiều tạp chất để sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật...
Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là huyện miền núi, trong đó đồng bào DTTS chiếm 80%. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện còn cao, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế…
Ở tuổi 62, nhưng Kray Sức, Nghệ nhân ưu tú ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (ỉnh Quảng Trị) sức khỏe có vẻ như vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và khí chất. Chúng tôi cũng đã bị cuốn theo niềm mạnh mẽ, hứng khởi ấy khi nghe ông đánh đàn Ta lư, hát điệu Cha chấp; nghe ông kể về tiếng cồng chiêng, tiếng khèn… mang âm hưởng của đại ngàn Trường Sơn.
Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, huyện Đakrông đã áp dụng một số cơ chế đặc thù, huy động và lồng ghép nhiều nguồn vốn nên kết quả thực hiện các dự án, nội dung, hạng mục từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) là rất khả quan về tiến độ và chất lượng.
Xã hội -
Minh Thu -
11:20, 13/01/2020 Những ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, với truyền thống “lá lành đùm lá rách”, chính quyền, các đoàn thể huyện Đakrông (Quảng Trị) đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân trên địa bàn.
Nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, Trong 3 ngày từ 7- 9/8, tại thôn A Đăng, xã Tà Rụt huyện Đakrông đã tổ chức lễ hội Ariêu Ping.
Giữa trùng điệp mây núi, trập trùng sương giăng nơi miền sơn cước xa xôi với vô vàn thiếu thốn, vất vả các thầy cô giáo ở bản Ba Ngày, xã Tà Long huyện Đakrông (Quảng Trị) vẫn miệt mài bám lớp bám trường để dạy chữ cho con em bản làng.
Quảng Trị hiện có 13,3% dân số là người DTTS. Trong nhiều năm qua, địa phương luôn quan tâm, trọng dụng, ưu tiên tuyển dụng nhân lực người DTTS vào công tác trong bộ máy chính trị. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS làm việc trong cơ quan hành chính công ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng.
Hơn 6,2 tỉ đồng là số tiền mà huyện Đakrông (Quảng Trị) phải thu hồi nộp trả ngân sách nhà nước do chi trả sai; đáng chú ý nhất là có hơn 5,1 tỉ đồng được huyện chi trả sai của hai loại phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Lãnh đạo huyện Đakrông đang lúng túng phương án khắc phục sai phạm này vì... "chưa biết đâu mà lần"!.
Bếp củi được đúc bằng gang, cùng một lúc có thể nấu 2 nồi, vừa tiết kiệm lượng củi, giảm phát thải nhà kính, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người đun nấu,… Đây là những hiệu quả được ghi nhận từ sáng kiến cải tiến bếp đun bằng củi được triển khai ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị.