Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hồ Ê Nót- Người mang “mùa xuân” về bản

Phạm Tiến - 06:47, 25/07/2024

Chúng tôi tìm về thăm nhà anh Hồ Ê Nót ở xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) vào những ngày giữa tháng 7. Trong căn nhà sàn vững chãi nằm cạnh bờ sông Đakrông, anh Hồ Ê Nót tủm tỉm cười khi nói: “Nót từng làm Trưởng thôn, Chi hội trưởng “phụ trách” chị em... chú ạ”.

Anh Hồ Ê Nót ở thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông kể về những tháng ngày vận động bà con từ bỏ rượu bia
Anh Hồ Ê Nót ở thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông kể về những tháng ngày vận động bà con từ bỏ rượu bia

Nỗ lực vì thôn bản không rượu bia

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn ấm cúng nằm cạnh sông Đakrông, Hồ Ê Nót gây ấn tượng với tôi bởi lối nói chuyện dứt khoát, ánh mắt cương nghị, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. Có lẽ cũng vì thế mà trong khoảng thời gian làm đại biểu HĐND xã và Trưởng thôn, anh Hồ Ê Nót đã có nhiều việc làm thiết thực, đóng góp vào sự phát triển của buôn làng.

Ngay gian chính căn nhà sàn, là một tủ thuốc chữa bệnh gắn chữ “miễn phí”. Bên trong gồm nhiều loạt thuốc, bông, băng, gạc và có cả... thuốc tránh thai và bao cao su. Đoán được ý tôi, anh nói ngay: “Tủ thuốc này có từ năm 1997, thời mình làm cán bộ y tế thôn bản, kiêm Chi hội trưởng phụ nữ thôn. Đến năm 2002, chắc có lẽ nhờ “quản lý” chị em tốt nên tôi được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Rồi tiếp tục được bà con tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND xã Đakrông nhiệm kỳ 2011-2016. Năm 2020, thôn Cu Pua sáp nhập vào thôn Vùng Kho, tôi tiếp tục là đại biểu HĐND xã Vùng Kho nhiệm kỳ 2021-2026".

Điều đặc biệt là, trước cửa nhà Hồ Ê Nót cũng như toàn bộ người dân trong thôn Vùng Kho đều ghi dòng chữ song ngữ Bru Vân Kiều và Tiếng Việt: “Vil tơ bửn nguãiq bloong bia - Thôn không uống rượu, bia”. 

Anh Hồ Ê Nót lý giải điều này cũng theo một cách rất riêng biệt. Anh kéo tôi ra khúc cua trên Quốc lộ 9 rồi chỉ vào hai vết sẹo lồi đỏ ửng trên đầu gối mình rồi nói: “Cách đây 12 năm, do say rượu mà tôi bị tai nạn gãy hai chân. Sau 7 tháng điều trị tôi mới đi lại được. Tôi may mắn hơn nhiều người bị tàn phế suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đã hơn 10 năm nay, rượu bia đã không còn hiện hữu trong đời sống đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Vùng Kho
Đã hơn 10 năm nay, rượu bia đã không còn hiện hữu trong đời sống đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Vùng Kho

Sau tai nạn, anh lăn lộn “đi từng ngõ, gõ từng nhà, tuyên truyền từng người dân” về tác hại của rượu, bia. Anh còn tổ chức họp thôn đưa ra quy định không uống rượu, bia vào hương ước của thôn. Theo đó, đám ma, đám cưới hay liên hoan chỉ dùng nước ngọt, trà, cà phê, nước lọc...

Anh phân công cán bộ thôn đảm nhiệm từng hộ dân; đến nhờ các già làng, Người có uy tín giải thích cho bà con hiểu. Tuy nhiên, ban đầu cái lý “uống rượu, bia, lái xe là quyền của ta” vốn ăn sâu vào tiềm thức nên thực sự khó lay chuyển bà con. Không nản chí, anh Hồ Ê Nót đi khắp thôn, bản, nói bằng cái tâm, bằng cả bài học suýt mất mạng của mình. 

Anh còn phối hợp với lực lượng Công an, Bộ đội huyện cung cấp tài liệu, phim, ảnh về tác hại bia rượu, tai nạn giao thông để tuyên truyền, vận động bà con. Dần dần nhiều người tin, ủng hộ anh Nót. Từ khi Hồ Ê Nót kêu gọi, vận động bà con bỏ bia, rượu, thực hiện nếp sống văn hóa mới thì rượu, bia đã không còn hiện hữu trong đời sống của bà con Bru Vân Kiều ở thôn Vùng Kho. Hơn 10 năm không uống rượu, bia là hơn 10 năm giảm hẳn tai nạn giao thông vì rượu, bia.

Anh Hồ Ê Nót (người mặc trang phục truyền thống Bru Vân Kiều) bên điểm trường thôn Vùng Kho
Anh Hồ Ê Nót (người mặc trang phục truyền thống Bru Vân Kiều) bên điểm trường thôn Vùng Kho

Đi đầu hiến đất

Năm 2002, khi được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn, anh rất trăn trở khi thấy trẻ em đi học xa, hiểm nguy rình rập bởi xe trọng tải lớn và lũ quét. “Là đại biểu trung thành cho lợi ích của dân, phải hành động vì dân” - Nghĩ vậy, nên khi biết huyện có dự án xây điểm trường ở thôn nhưng đang thiếu địa điểm, anh liền bàn với gia đình tình nguyện hiến đất xây điểm trường. Kể từ đó, đã hơn 20 năm, hàng trăm trẻ em thôn Cu Pua trước đây, thôn Vùng Kho ngày nay không phải đứt học giữa chừng.

Không chỉ học sinh mà nhờ có điểm trường thuận lợi, các thầy, cô giáo cũng có thêm nhiều động lực để bám bản, gieo chữ. Thấy điểm trường còn hơi chật hẹp, không có chỗ ở cho các giáo viên dưới xuôi lên, anh Nót dỡ luôn chái bếp của gia đình để làm chỗ ở cho giáo viên.

Chưa dừng lại ở đó, một thời gian sau, thôn thiếu đất xây nhà sinh hoạt cộng đồng, gia đình anh tiếp tục hiến  850 mét vuông đất nhà mình phía trước điểm trường tiểu học để xây nhà sinh hoạt cộng đồng. Tính đến nay, gia đình anh Hồ Ê Nót đã hiến 1.000 mét vuông đất.

Anh Hồ Ê Nót (thứ 3 từ phải sang trái) cùng với bộ đội Biên phòng hướng dẫn bà con trồng cây lâm nghiệp
Anh Hồ Ê Nót (thứ 3 từ phải sang trái) cùng với Bộ đội Biên phòng hướng dẫn bà con trồng cây lâm nghiệp

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đakrông - Hồ Văn Dưm không tiếc lời: “Cái công của Hồ Ê Nót đối với bà con Cu Pua, Vùng Kho nhiều như lá cây trên rừng vậy. Việc hiến đất, tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, nói không với bia, rượu... đến nay vẫn được duy trì và nhân rộng. Có những cán bộ cơ sở hết lòng vì dân như anh Nót, chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng với người dân thôn Vùng Kho”.

Bao năm tham gia công tác xã hội, anh Hồ Ê Nót đảm trách nhiều "vai", từ Chi hội Trưởng Hội Phụ nữ, Tổ trưởng Tổ vay vốn ưu đãi, Trưởng thôn, đại biểu HĐND xã, anh luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động để bà con học tập và noi theo. Nhiều hộ đồng bào Bru Vân Kiều thôn Vùng Kho nhìn nhận Hồ Ê Nót là người góp phần mang “mùa xuân” ấm áp, bình yên đến với bản làng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhà máy về bản

Nhà máy về bản

Sau rất nhiều lời chào mời của địa phương, một nhà máy may đã được vận hành tại huyện miền núi Con Cuông, bước đầu đã thu hút gần 1.000 lao động vùng miền Tây xứ Nghệ. Nhà máy về bản đã giải quyết thỏa đáng nhiều vấn đề về ly nông không ly hương, giảm áp lực cuộc sống lên rừng, lên rẫy, tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định… cho những cư dân miền núi.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Thời sự - BDT - 4 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng toàn văn thư của Thủ tướng.
Nhà máy về bản

Nhà máy về bản

Phóng sự - An Yên - 4 giờ trước
Sau rất nhiều lời chào mời của địa phương, một nhà máy may đã được vận hành tại huyện miền núi Con Cuông, bước đầu đã thu hút gần 1.000 lao động vùng miền Tây xứ Nghệ. Nhà máy về bản đã giải quyết thỏa đáng nhiều vấn đề về ly nông không ly hương, giảm áp lực cuộc sống lên rừng, lên rẫy, tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định… cho những cư dân miền núi.
Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Trang địa phương - Thu Oanh - Tiến Vinh - 4 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc tết, tặng quà cán bộ, công nhân viên chức Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang.
Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, địa phương phấn đấu trong năm 2025 có thêm 70 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Xã hội - Đoan Phụng - 4 giờ trước
Hòa trong không khi vui tươi, phấn khởi của chuỗi các hoạt động “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025, tại UBND xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Dân tộc - Tôn Giáo và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Du lịch - Minh Nhật - 5 giờ trước
Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, giá trị di sản văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mới, nổi trội để thu hút du khách trong nước, quốc tế và các nhà đầu tư, từ ngày 25/4, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức Chương trình Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025.
TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 11/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Dự Họp mặt có: Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ; ông Nguyễn Trung Nhân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ. Cùng đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo là người dân tộc Khmer sinh sống và làm việc tại TP. Cần Thơ; các vị Người có uy tín là dân tộc Khmer.
Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Trang địa phương - Khánh Ngân - 5 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/04/2025 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025.
Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - 5 giờ trước
Ngày 11/4, tỉnh Hậu Giang tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng đại diện sở, ban, ngành và hơn 200 vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ hưu trí, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Sản phẩm - Thị trường - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Bình Liêu (Quảng Ninh) - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cánh rừng xanh bạt ngàn, là nơi sinh trưởng lý tưởng của nhiều loại cây lâm nghiệp giá trị. Bên cạnh cây hồi vốn đã gắn bó từ lâu, quế cũng là một "loài cây của đất", hòa quyện tuyệt vời với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, để vươn lên mạnh mẽ.