Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hướng đi mới cho nghệ thuật chế tác tượng gỗ ở Tây Nguyên: Giá trị gốc của tượng nhà mồ đang dần mờ nhạt (Bài 1)

Lê Hường - 19:09, 03/04/2022

Tượng nhà mồ là một nét văn hóa độc đáo, biểu tượng tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Qua bao nhiêu thăng trầm, nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ nhà mồ đang dần hồi sinh trong tâm thế hoàn toàn mới. Tượng nhà mồ đã vượt ra khỏi không gian nhà mồ để đến với cộng đồng, xã hội.

Tượng nhà mồ được sưu tầm trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk
Tượng nhà mồ được sưu tầm trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk

Từ bao đời nay, tượng nhà mồ mang giá trị văn hóa tâm linh độc đáo đã gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên. Theo quan niệm của đồng bào, tượng nhà mồ hàm chứa khát vọng nhân sinh tiếp diễn ở thế giới bên kia. Những bức tượng hình người với đủ mọi sắc thái, biểu hiện cảm xúc vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc, hay tượng con thú, cây cỏ được đặt tại nhà mồ để bầu bạn với người dưới mộ.

Nghệ thuật dành cho người đã khuất

Tượng nhà mồ, là tác phẩm điêu khắc có tính nghệ thuật đặc sắc dùng cho lễ bỏ mả (pơ thi)- nghi lễ quan trọng nhất trong nghi lễ vòng đời của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. Nghi lễ thể hiện cuộc chia ly cuối cùng giữa người sống và người chết để tiễn đưa linh hồn về thế giới bên kia.

Nghệ nhân tạc tượng Y Thái Êban, buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Tượng nhà mồ thường mang dáng vẻ hoang sơ, không theo khuân mẫu, không cần chuẩn xác tỉ lệ, kích thước, mà quan trọng nhất là người làm tượng phải gửi gắm thông điệp, ý nghĩa vào trong đó. Được tạo ra một cách ngẫu nhiên theo cảm hứng của người làm tượng, nhưng mỗi bức tượng mang ý nghĩ riêng. Ví dụ như tượng ngồi hai tay chống cằm thể hiện người chồng hay vợ luôn nhớ thương người đã mất. Còn tượng ẵm con biểu hiện người vợ, người mẹ đi tìm chồng, chờ chồng…

“Điểm đặc biệt nhất trong các bức tượng, chính là sự biểu đạt trên khuôn mặt. Nó không những thật mà phải còn giàu cảm xúc, chỉ cần nhìn vào là hiểu được thông điệp của bức tượng", nghệ nhân Ê ban chia sẻ.

Mỗi bức tượng mang biểu hiện cảm xúc mà nghệ nhân Y Thái Êban muốn gửi gắm
Mỗi bức tượng mang biểu hiện cảm xúc mà nghệ nhân Y Thái Êban muốn gửi gắm

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Krôh ở xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai) cũng chia sẻ, tượng gỗ dân gian gắn liền với nhà mồ và lễ pơ thi (bỏ mả). Tượng nhà mồ được dựng lên trong lễ bỏ mả để bầu bạn với người đã khuất. Vì thế, việc đẽo tượng là việc nghĩa tình và cũng không ai phán xét tượng đẹp, xấu bởi tượng gắn với đời sống tâm linh của đồng bào DTTS Tây Nguyên.

Theo quan niệm xưa, tượng nhà mồ phải làm trong rừng và phải thực hiện một cách bí mật trước khi lễ bỏ mả diễn ra. Rồi đưa tượng đến ngôi mả làm lễ, dựng tượng làm lễ cúng, đây là nghi lễ cuối cùng của vòng đời một con người. Sau nghi lễ người thân, gia quyến không còn ra thăm mộ nữa hay thờ cúng gì nữa.

Tượng nhà mồ gắn kết với nhà mồ, tạo thành một khối kiến trúc độc đáo của người Tây Nguyên dành cho người đã khuất. Không gian nhà mồ và tượng nhà mồ chứa đựng nét văn hóa tâm linh của đồng bào DTTS Tây Nguyên.

Nghệ nhân tạc tượng nhà mồ bằng những dụng cụ thô sơ tạo ra những tác phẩm tượng gỗ xù xì nhưng đầy cảm xúc
Nghệ nhân tạc tượng nhà mồ bằng những dụng cụ thô sơ tạo ra những tác phẩm tượng gỗ xù xì nhưng đầy cảm xúc

Gía trị gốc đang dần mờ nhạt

Tượng nhà mồ là tác phẩm mang nghệ thuật phục vụ đời sống tâm linh, thể hiện nghệ thuật điêu khắc có một không hai ở xứ sở đại ngàn này. Bởi tạc tượng nhà mồ không cần bản vẽ phác họa, không máy móc hỗ trợ, người nghệ nhân tưởng tượng trong đầu rồi dùng rìu, đục, dao... để tỉ mỉ đẽo, gọt biến những khúc gỗ vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa.

Tuy nhiên, ngày nay, các khu nghĩa địa của đồng bào các DTTS Tây Nguyên đang dần vắng bóng tượng nhà mồ. Những ngôi mộ xây bằng bê tông cốt thép đang thay thế nhà mồ truyền thống. Người biết tạc tượng nhà mồ cũng dần ít đi và tượng nhà mồ dần mai một trong đời sống của đồng bào DTTS nơi đây.

Việc khôi phục lại nghệ thuật tạc tượng gỗ góp phần làm sinh động thêm đời sống, nét đẹp văn hóa của người Ê Đê. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, để khôi phục và phát triển nghệ thuật tạc tượng gỗ là rất khó, bởi nguồn gỗ khan hiếm. Chỉ có thể phục dựng nghệ thuật tạc tượng trong ngày hội văn hóa, hội thi tạc tượng bảo tồn và giúp cho du khách, quần chúng Nhân dân biết thêm về nghệ thuật này”.

Ông Đặng Gia DuẩnPhó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk

Già Ama Phương (SN 1951), trú buôn Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho biết: tượng nhà mồ thể hiện tình thương, tấm lòng của người sống đối với người đã khuất. Mỗi bức tượng mang ý nghĩa khác nhau. 

Đối với đồng bào M’nông ở Buôn Đôn, tượng con công đặt tại nhà mồ vì mong muốn người chết sẽ biến thành con chim đẹp nhất, lớn nhất. Tượng ngà voi tượng trưng cho vùng đất săn bắt, thuần dưỡng voi rừng. Ngôi mộ có tượng voi, chứng tỏ khi còn sống, người nằm dưới mộ đã có công lao thuần dưỡng, chăm sóc voi, cuộc sống gắn liền với con voi.

“Ngày xưa, ngôi mộ nào cũng có tượng nhà mồ. Bây giờ chỉ những gia đình có điều kiện mới làm được. Tượng nhà mồ đã mai một rất nhiều, tượng vắng bóng ở các khu nhà mồ. Thế hệ chúng tôi còn biết gốc tích để kể lại, mai này thế hệ tôi mất hết đi thì không còn ai biết đến tượng nhà mồ, bản sắc văn hóa này cũng biến mất", già Phương lo lắng nói

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, toàn tỉnh có 606 buôn đồng bào DTTS tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Trong tổng số 11.835 nghệ nhân thuộc các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, thì nghệ nhân tạc tượng hiện có 312 người.

Ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk bộc bạch: Trước đây, những nghĩa địa của người Ê Đê có rất nhiều tượng nhà mồ để thể hiện tình cảm của người sống. Tạc được tượng nhà mồ phải là nghệ nhân rất đặc biệt thì bức tượng mới có cảm xúc.

Chính vì vậy, tượng nhà mồ trở thành hiện vật văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên. Hiện nay, các địa phương, nghệ nhân đang tìm cách để đưa tượng nhà mồ đến các khu, điểm du lịch. Ở đó, du khách được giới thiệu, được tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc đặc biệt này...

Bài 2: Tìm không gian mới cho tượng nhà mồ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín bảo tồn văn hóa Raglay

Người có uy tín bảo tồn văn hóa Raglay

Người có uy tín - Nghệ nhân Ưu tú Pi Năng Trách ở thôn Ma Oai được đồng bào Raglay huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận ví như “báu vật sống” của bản làng. Ông dày công nghiên cứu và “nằm lòng” các nghi lễ truyền thống của đồng bào Raglay như bỏ mả, báo hiếu, cưới hỏi. Ông cùng các nghệ nhân dân gian xã Phước Thắng đã tái hiện thành công Lễ cưới Raglay tại Lễ hội Văn hóa Raglay 2025, nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt từ cán bộ, nhân dân và du khách.
Giới thiệu nhiều tư liệu, hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Triển lãm thế giới

Giới thiệu nhiều tư liệu, hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Triển lãm thế giới

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 23-5, Nhà Triển lãm Việt Nam tại Triển lãm thế giới (World Expo 2025) ở Osaka, Kansai, Nhật Bản, đã khai mạc triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp xã giao Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp xã giao Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 23/5, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng đã tiếp đón Đoàn công tác do Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới (thuộc UNESCO) Lazare Eloundou Assomo dẫn đầu, trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh.
Ba thôn ở xã Y Tý bị chia cắt do mưa lũ

Ba thôn ở xã Y Tý bị chia cắt do mưa lũ

Môi trường sống - Trọng bảo - 1 giờ trước
Đêm về sáng ngày 23/5, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nhiều nơi có mưa to, đến rất to. Mưa lớn đã gây thiệt hại nhiều tài sản, hạ tầng trên địa bàn.
Ngày hội việc làm dành cho sinh viên DTTS

Ngày hội việc làm dành cho sinh viên DTTS

Giáo dục - Minh Anh - 1 giờ trước
Sáng 23/5, tại Hà Nội, Học viện Dân tộc tổ chưc Ngày hội việc làm cho sinh viên DTTS năm 2025. Ngày hội việc làm là cầu nối giúp sinh viên của Học viện Dân tộc có cơ hội tiếp xúc, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp uy tín.
Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào DTTS xã Nhơn Sơn

Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào DTTS xã Nhơn Sơn

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều 23/5, tại xã Nhơn Sơn, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho đồng bào DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có các ông Nguyễn Văn Nhựt, Bí thư Huyện ủy; Kiều Tấn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn cùng đông đảo cán bộ và nhân dân xã Nhơn Sơn.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Thời sự - Minh Nhật - 19:33, 23/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 16:49, 23/05/2025
Từ đêm 22/5, mưa bắt đầu xuất hiện tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và kéo dài đến sáng 23/5. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét ở các khu vực vùng núi.
Kiên Giang: Kiểm tra bắn đạn thật đối với lực lượng vũ trang năm 2025

Kiên Giang: Kiểm tra bắn đạn thật đối với lực lượng vũ trang năm 2025

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 16:47, 23/05/2025
Ngày 23/5, tại thao trường bắn súng bộ binh của Tiểu đoàn 207, thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang. Thủ trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức kiểm tra bắn đạn thật súng K54 cho sĩ quan và súng tiểu liên AK cho Quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan năm 2025. Đại tá Phạm Văn Thắng - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị, chỉ huy mọi nhiệm vụ trong đợt thực hành bắn đạn thật năm 2025.
Mê đắm Trà Nhiêu

Mê đắm Trà Nhiêu

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 16:43, 23/05/2025
Được xây dựng thành Làng du lịch sinh thái cộng đồng hơn 15 năm trước, Trà Nhiêu đã trải qua không ít chông chênh nhưng cũng gặt hái được những "trái ngọt" đầu mùa. Giờ đây, Trà Nhiêu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc và sự hiền hòa, mến khách của người dân nơi đây.
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thời sự - PV - 15:05, 23/05/2025
Thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện để người dân, doanh nghiệp cứ thế làm những gì pháp luật không cấm.