Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả vốn vay Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Mai Hương - 20:15, 30/06/2023

Những năm qua, việc triển khai cho vay Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp cho gần 9,7 triệu lượt khách hàng trên cả nước có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch và các công trình vệ sinh, phục vụ sinh hoạt bảo đảm an toàn, vệ sinh, chất lượng sống được nâng lên. Qua đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong cả nước.

Nhờ vốn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), gia đình anh Y Priu Niê (áo vàng) ở Buôn Jung2, xã Ea Yông có điều kiện dùng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
Nhờ vốn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), gia đình anh Y Priu Niê (áo vàng) ở Buôn Jung2, xã Ea Yông có điều kiện dùng nước sạch, đảm bảo vệ sinh

Nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho Nhân dân. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Chính vì vậy, thời gian qua, Ngân hàng CSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của người dân để triển khai Chương trình, bảo đảm giải ngân nhanh, kịp thời, đúng quy trình nghiệp vụ.

Đối với bà Y Thị Hà, ở Tổ 22, ấp Tín Nghĩa, xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH rất có ý nghĩa đối với gia đình trong thực hiện các công trình NS&VSMT. Gia đình bà đã xây dựng 1 hồ chứa nước. Để bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình trong mùa khô, mấy năm trước, gia đình bà vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện qua ủy thác cho vay của Hội LHPN xã để đầu tư xây dựng thêm 1 hồ chứa nước ngọt và xây dựng nhà vệ sinh. Hiện với 1 hồ chứa nước, bà bơm nước máy vào dự trữ, lắng lọc lại và bảo đảm đủ nguồn nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình.

Bà Y Thị Hà cho biết, vốn vay thực hiện các công trình này lãi suất thấp, trả dễ nên gia đình bà rất yên tâm. Hiện tại, hàng tháng bà thực hiện trả lãi và gửi tiết kiệm đúng quy định.

Nhờ nguồn vốn vay từ Chương trình NS&VSMT nông thôn, gia đình bà Y Thị Hà ở Tổ 22, ấp Tín Nghĩa, xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) đã đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình trong mùa khô
Nhờ nguồn vốn vay từ Chương trình NS&VSMT nông thôn, gia đình bà Y Thị Hà ở Tổ 22, ấp Tín Nghĩa, xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) đã bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình trong mùa khô

Bà Trần Huyền Trang, Chủ tịch Hội LHPN xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất cho biết, đến thời điểm này, Hội có 6 Tổ tiết kiệm và vay vốn từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện với 347 thành viên, trong đó có 277 thành viên vay vốn thực hiện các công trình NS&VSMT với dư nợ trên 4.454 triệu đồng.

Ông Lê Bá Chuyên - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Đồng Nai cho biết, từ khi thực hiện Chương trình tín dụng cho vay NS&VSMT nông thôn theo Quyết định số 62/2004 ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay nguồn vốn cho vay toàn tỉnh 1.284.793 triệu đồng. Theo đó, đã hỗ trợ cho trên 78.237 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận để đầu tư 156.536 công trình NS&VSMT ở nông thôn, với doanh số cho vay 5 tháng đầu năm 187.464 triệu đồng với 9.408 hộ vay. Qua đó, giúp cho người dân khu vực nông thôn có điều kiện sử dụng nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, cải thiện cuộc sống, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

"Chương trình tín dụng NS&VSMT góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM trên địa bàn tỉnh. Đến 31/5/2023, toàn tỉnh có 11/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 120/120 xã NTM, trong đó có 77 xã NTM nâng cao, 10 xã NTM kiểu mẫu", ông Lê Bá Chuyên cho biết thêm.

Không chỉ ở Đồng Nai, tỉnh Bắc Kạn cũng là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả vốn vay từ Chương trình NS&VSMT. Ông Hoàng Đình Nhuận - Phó Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Kạn cho biết, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với mục tiêu và các chỉ tiêu quan trọng trong 5 năm 2020 - 2025: Đến năm 2025, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,5%, trong đó 50% được sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,5%, đến 2025 duy trì tỷ lệ 98,5%.

Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách và các nguồn vốn khác đã góp phần đưa tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến nay đạt 98,5%, trong đó số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia 44,36%; 69 xã đã đạt chỉ tiêu 17.1 thuộc Bộ tiêu chí xã NTM; 35 xã đạt cả 3 chỉ tiêu 18.1, 18.2, 18.3 thuộc Bộ tiêu chí xã NTMnâng cao; có 4 huyện đạt cả 2 chỉ tiêu 8.1, 8.2 thuộc Bộ tiêu chí huyện NTM.

Nhờ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gia đình Đào Thị Mỵ ở thôn Khuổi Luông, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) có đủ nguồn nước sạch sử dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho gia đình.
Nhờ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gia đình bà Đào Thị Mỵ ở thôn Khuổi Luông, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) có đủ nguồn nước sạch sử dụng, bảo đảm an toàn vệ sinh cho gia đình

Gia đình chị Đào Thị Mỵ dân tộc Mông, ở thôn Khuổi Luông, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) trước đây chỉ có nhà tắm tạm bợ, tuềnh toàng, mọi sinh hoạt đều dùng nước trong khe suối. Nguồn nước không bảo đảm vệ sinh nên mọi người rất hay bị bệnh đường ruột, da liễu. Năm 2022, gia đình chị được vay 20 triệu đồng từ Chương trình NS&VSMT nông thôn để xây nhà vệ sinh và công trình cung cấp nước sạch. Cùng với tiền tiết kiệm, gia đình chị đã xây công trình khép kín nhà tắm, nhà vệ sinh và công trình nước sạch. Chị Mỵ phấn khởi cho biết: Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình tôi có nước sạch, công trình vệ sinh khép kín nên mọi sinh hoạt tiện lợi hơn nhiều.

Đồng Nai và Bắc Kạn chỉ là hai trong rất nhiều địa phương đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Chương trình NS&VSMT, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cải thiện môi trường. Trong thời gian tới, Ngân hàng CSXH sẽ tiếp tục duy trì, mở rộng đối tượng vay vốn theo nhu cầu thực tế của người dân, hướng đến hỗ trợ bà con cải thiện điều kiện sống ngày một an toàn, vệ sinh và tiện lợi hơn, nhất là giúp người dân chủ động hơn trong công tác phòng chống hạn, mặn hàng năm.

Từ khi thực hiện Chương trình tín dụng cho vay NS&VSMT nông thôn theo Quyết định số 62/2004 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến hết ngày 31/5/2023, Ngân hàng CSXH đã giúp cho gần 9,7 triệu lượt khách hàng vay vốn với tổng dư nợ cho vay đạt 52.744 tỷ đồng, hơn 3 triệu khách hàng đang còn dư nợ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Thời gian qua, một bộ phận không nhỏ người Việt sử dụng mạng xã hội thếu cân nhắc, bộc lộ sự kém văn minh và hiểu biết, làm cho môi trường mạng trở nên tiêu cực, xấu xí, gây tổn thương cho người khác. Đáng lo ngại là tình trạng thích chỉ trích, chê bai đang có nguy cơ trở thành một thói quen phổ biến trong các hội nhóm mạng xã hội và ngày càng lan rộng, trầm trọng hơn về mức độ và quy mô, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Từ ngày 3 - 5/11, tại Lai Châu sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất và Tuần Du lịch - Văn hóa tỉnh Lai Châu năm 2023.
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín - Văn Hoa - 1 giờ trước
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Người có uy tín - Hà Thanh Tú - 2 giờ trước
Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Phóng sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 3 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…
Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh giảm còn 28,9% (cuối năm 2022). Thành quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Nguyễn Kiều - 3 giờ trước
Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên, tập trung lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang triển khai gần đây, được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn căn bản, thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện, bền vững.
Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.