Không còn một Huồi Cọ xa xôi, cách trở với cảnh không đường, không điện… như hôm nào. Huồi Cọ giờ đã khoác lên mình tấm áo mới với những con đường nội bản sạch sẽ, con trẻ tíu tít đến trường, dân bản hăng say lao động, an ninh trật tự được giữ vững… Bản giáp biên của đồng bào Mông ở xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An này, đang đổi thay từng ngày, có sự đóng góp không nhỏ của những Người có uy tín như ông Và Chắn Dờ.
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã phát huy hiệu quả vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào trong phum sóc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu…Đặc biệt khi có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Người có uy tín đã thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn.
Chỉ vài ba loại cây quanh vườn nhà, Thiếu tá, bác sĩ quân y Lê Anh Đức – Đồn biên phòng Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), đã sáng chế ra bài thuốc dân gian giải độc lá ngón hữu hiệu. Chính anh cũng là người đã cấp cứu kịp thời, để nhiều cuộc đời thay đổi, nhiều cuộc sống hồi sinh với những hy vọng mới…
Nghỉ hưu theo chế độ từ năm 2020, cũng trong năm đó ông Kha Văn Toàn được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Người uy tín ở bản Tam Bông, xã Tam Quang huyện Tương Dương (Nghệ An). Luôn suy nghĩ tích cực “nghỉ hưu, nhưng không nghỉ việc xã hội”, ông Toàn đã gương mẫu tiên phong tham gia các phong trào thi đua, phong trào hoạt động vì cộng đồng ở địa phương; đặc biệt chăm chỉ lao động sản xuất, trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi “nói dân tin, làm dân theo”.
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó, phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Gương sáng -
Văn Hoa - Văn Duy -
06:24, 03/12/2023 Tại vùng đồng bào DTTS, Người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, có vị trí, vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở. Ông Bùi Văn Thao, dân tộc Mường, Trưởng xóm, Người có uy tín xóm Tiềng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong ( Hòa Bình) chính là Người có uy tín như thế.
Những Người có uy tín ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa) giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bản làng vùng đồng bào DTTS. Không chỉ góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, họ còn phát huy tốt vai trò là “chỗ dựa” vững chắc, là “cầu nối” quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền với đồng bào các dân tộc. Họ luôn là cánh chim đầu đàn vững vàng, động viên Nhân dân chung tay giữ gìn khối đoàn kết các dân tộc, xây dựng thôn, bản yên vui, phát triển
Sinh sống và lập nghiệp tại thôn nghèo thuần nông Thảo Hai, xã Bắc An, huyện Chí Linh (Hải Dương), chị Từ Thị Liên (sinh năm 1975) dân tộc Sán Dìu rất hiểu những khó khăn về điều kiện canh tác, tư liệu sản xuất của người nông dân ở vùng toàn đất đồi núi này. Không để cái khó, cái nghèo đeo bám cuộc sống..., chị Liên đã tìm ra hướng phát triển kinh tế, với quyết tâm đưa gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, thiếu thốn.
Gương sáng -
Vũ Mừng - Định Quốc -
07:26, 01/12/2023 Những năm gần đây, vì cuộc sống mưu sinh, những nét văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Gia Rai ở Kon Tum ít nhiều bị mai một, trong đó có nghề tạc tượng và mặt nạ gỗ. Để níu giữ bản sắc, phong tục riêng có của dân tộc mình lưu truyền cho thế hệ sau, ông A Yứk (57 tuổi, xã Ia Chim, TP Kon Tum, Kon Tum) vẫn ngày ngày miệt mài đẽo tượng nhà mồ, mặt nạ gỗ đề phục vụ dân làng trong các dịp lễ hội.
Sáng 30/11, tại Đền thờ Vua Hùng, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, trí thức, nhà sáng tạo tiêu biểu, các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực năm 2023.
Lớn lên từ những câu hát dân ca, điệu khắc luống, rồi cùng đu đưa theo tiếng kẽo kẹt của chiếc võng gai… - hồn cốt của văn hóa dân tộc Thổ đã ngấm vào ông từ thuở bé thơ. Đau đáu với những nét văn hóa của dân tộc đang dần mai một, nghệ nhân Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp, Nghệ An) gần như đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn và phục dựng hồn cốt của đồng bào Thổ nơi miền Tây xứ Nghệ.
Gương sáng -
Hữu Trung - Nguyễn Văn Chiến -
05:41, 28/11/2023 Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm lại khoảng thời gian mình bám bản vùng sâu huyện Tu Mơ Rông: “Thấm thoắt cũng đã 23 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, bà con các DTTS xem cô Vân như “người mẹ thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.
Được gặp, tiếp xúc với thầy Then từ lúc nhỏ, bà Chu Thị Hồng Vân (sinh năm 1968), dân tộc Nùng, thôn Hố Cao, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) được thầy Then cho tiếp xúc với các nghi lễ làm Then cầu an, cầu phúc. 21 tuổi bà đã thành thục Then nghi lễ. Từ đó đến nay, bà đã có hơn 30 năm làm Then. Bà thường xuyên được mời làm lễ cầu phúc, cầu an cho bà con người Tày, Nùng trên địa bàn và các vùng lân cận.
Nhiều năm qua, nghệ nhân Lý Liền Siểu (bản Sín Chải, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để lưu giữ và bảo tồn những cuốn sách cổ có tuổi đời hàng trăm năm của dân tộc Dao. Đối với ông Siểu, đó là tài sản vô giá, nên ông luôn ý thức bảo quản, giữ gìn để thế hệ con cháu được biết đến vốn tri thức quý báu mà cha ông đã truyền lại cho đời sau.
Với mong muốn cải thiện đời sống, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, anh Đặng Văn Chính, dân tộc Dao, đã vượt qua mọi rào cản, thuyết phục được người dân tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cùng anh liên kết thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch, mở ra sinh kế mới đầy triển vọng cho đồng bào DTTS nơi đây.
Chỉ một thôn, nhưng có đến 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Thành ra, để nói dân nghe, dân tin; rồi giải quyết những vướng mắc, băn khoăn của dân… là điều không dễ dàng. Nhưng trưởng thôn người Tày Nguyễn Văn Thân ở thôn Công Thương, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại làm được bằng chính sự tận tâm, tận lực, cống hiến của bản thân.
Thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hiện có 372 hộ, với hơn 2 nghìn nhân khẩu. Đồng Tâm là thôn có dân số đông nhất của xã, với 100% là đồng bào theo đạo Công giáo. Với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, hơn 30 năm qua ông Đoàn Xuân Quý luôn tích cực, tận tụy với công việc tuyên truyền vận động giáo dân đoàn kết, chấp hành chính sách pháp luật, vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.
Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thế nhưng Hừ A Dỉa, chàng trai dân tộc Mông ở xã Giáo Hiệu, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã mạnh dạn làm đơn xin thoát nghèo. Đây cũng chính là động lực giúp gia đình anh quyết tâm phấn đấu để thực sự thoát nghèo, trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho mọi người.
Từ một gia đình làm nông nghèo khó quanh năm, nhờ vào ý chí, nghị lực, quyết tâm vươn lên của mình, ông Sùng A Khua đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi, mở rộng sản xuất. Nhờ đó mà đến nay gia đình ông đã trở thành “triệu phú” tại bản Đề Sủa.
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo ở thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, chàng thanh niên dân tộc Sán Chỉ Đàm Văn Triệu từ lâu đã ấp ủ mơ ước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Chính từ động lực đó đã giúp anh phát triển thành công mô hình nuôi gà dưới tán trà hoa vàng, giúp gia đình thoát nghèo.