Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
Dù điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã phát huy sức trẻ, áp dụng tiến bộ KHKT tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ôn Lương là xã miền núi của huyện Phú Lương (Thái Nguyên) có 80% là người Tày sinh sống. Có một chàng trai là niềm tự hào của người dân nơi đây– anh Tống Văn Viện (sinh năm 1987)! Anh đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng, giúp bà con mở hướng phát triển kinh tế, xóa nghèo, làm giàu từ các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Là một trong những sinh viên đạt thành tích nổi bật của trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn, em Nguyễn Thị Nga (sinh năm 2000), lớp Cao đẳng Điều dưỡng 15A là đại diện duy nhất của tỉnh, và là 1 trong 96 cá nhân tiêu biểu toàn quốc được nhận Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2023 do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng.
Ngày 23/3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ tuyên dương 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 9 gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát Giao thông (Cục C08), Bộ Công an đã tổ chức Lễ tuyên dương trao giải thưởng “Gương Thanh niên Cảnh Cảnh sát giao thông tiêu biểu” lần thứ II, năm 2024. Đây là hoạt động rất ý nghĩa, được tổ chức vào đúng dịp Kỷ niệm 76 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy (11/3/1948 - 11/3/2024), 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát giao thông (21/02/1946 - 21/02/2024) và 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024).
Những năm qua, tại huyện miền núi Bác Ái (Ninh Thuận) có nhiều đảng viên người Raglai đã tiên phong trong phát triển kinh tế và vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cùng địa phương tham gia xây dựng mô hình “Du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng”. Mô hình đã góp phần thay đổi tư duy làm giàu cho người dân.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 9 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.
Ngày 19/3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Tuyên dương “Gương mặt trẻ tiêu biểu”, “Gương mặt trẻ triển vọng” Bộ đội Biên phòng năm 2023.
Ít ai ngờ được nơi cánh đồng trũng ở vùng rốn lũ của huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) lại có thể gieo trồng được lúa tím than cho năng suất cao. Đặc biệt ấn tượng hơn là chị Lê Thị Thanh Nga, người gieo trồng thành công giống lúa ấy lại tiếp tục biến cánh đồng lúa của mình thành một sản phẩm du lịch độc đáo, mang lại thu nhập khá cho gia đình và bà con nông dân trong vùng...
Tôi không còn nhớ mình đã gặp chị Hồ Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) bao nhiêu lần. Điều nhớ được là lần nào gặp, cảm nhận về người phụ nữ Bru-Vân Kiều này là cuộc sống tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.
Năm 2024, có 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc vinh dự được nhận giải thưởng cao quý Lý Tự Trọng, do Trung ương Đoàn Thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng. Anh Y Wal Mlô - Bí thư Huyện đoàn Cư M’gar là 1 trong 2 cá nhân tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk vinh dự nhận giải thưởng cao quý này.
Không may bị tai nạn trong một trận lũ năm 2017 đã khiến anh Trần Bình Phương (phường Thanh Hà, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) từ một chàng trai khoẻ mạnh bị tàn tật. Thế nhưng, vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường, chàng thanh niên Trần Bình Phương đã gửi gắm niềm tin cuộc sống bằng việc sáng tác cho ra đời những ca khúc mang phong cách riêng, được cộng đồng âm nhạc đánh giá cao.
“Thường người ta vẫn nói, Người có uy tín là già làng, trưởng bản là người có quyền uy lắm, nhưng không phải đâu. Trước tiên, là Người có uy tín thì phải cố gắng hết mình, đi trước và phải cống hiến, hi sinh nhiều cho bà con ấy ”, đó là trải lòng của bà Vi Thị Nhu, dân tộc Tày, thôn Hợp Thành, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) với hơn 10 năm được bầu là Người có uy tín trên địa bàn.
Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Bình Định đã có nhiều khởi sắc. Góp phần làm nên sự khởi sắc này, không thể không nói đến vai trò của những nông dân người DTTS đã thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình và truyền đạt kinh nghiệm cho bà con cùng nhau vươn lên làm giàu.