Từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác ở xã Thượng Long (Nam Đông, Thừa Thiên Huế), ông Ra Pát A Ray có nhiều đóng góp cho địa phương trên các lĩnh vực, đặc biệt công tác giữ gìn, bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Hiện nay với vai trò là Người có uy tín ở thôn A Xăng, công việc trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ lại càng được ông quan tâm thực hiện.
Thôn Ba Luồn, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 56%. Mặc dù thuộc địa bàn còn nhiều khó khăn, nhưng với nhiều cách làm hay, vận động khéo của Người có uy tín Trần Văn Hoàn nên bản ngày càng có nhiều đổi mới.
Là tấm gương trong công tác Đoàn và phát triển kinh tế hộ gia đình, Bí thư Chi đoàn Hồ Văn Dung ở thôn A Bung, xã A Bung, huyện Đakrông (Quảng Trị) đang để lại nhiều thiện cảm, dấu ấn trong lòng người Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là những người trẻ ở vùng đất khó A Bung này.
Hình ảnh Thượng tá Nguyễn Minh Tú, Phó Trưởng Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã giúp đỡ sản phụ Giàng Thị Dua sinh con đang được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Ở xã biên giới Mường Toong, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, nhiều người biết đến ông Giàng A Cu bởi ông là Nghệ nhân Ưu tú am hiểu và trình diễn khèn Mông điêu luyện. Ông Giàng A Cu còn là Người có uy tín của bản Huổi Lanh, tích cực tuyên truyền, vận động bà con đoàn kết, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, giữ vững an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 995 Người có uy tín trong đồng bào các DTTS. Nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín luôn tâm huyết bảo tồn, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Nhờ đó mạch nguồn văn hóa của dân tộc luôn được khơi nguồn, tuôn chảy…
Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
29 tuổi, lần đầu tiên tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT để hoàn thành ước mơ học tập của mình, đó là một hành trình ý nghĩa và đầy cảm xúc của thí sinh Lý Sử Mẩy tại điểm thi số 1 thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trải qua nhiều gian khó, thí sinh đặc biệt này đã cùng với hơn 8 nghìn thí sinh khác của tỉnh Lào Cai đang nỗ lực hoàn thành những môn thi của kỳ thi năm nay.
Hơn 20 năm qua, ở thành phố Hội An (Quảng Nam), có một người chuyên tạo hình từ gốc tre và biến những gốc tre vô tri tưởng như bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó là Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ - người được xem là “cha đẻ” của nghệ thuật điêu khắc gốc tre độc đáo.
Trong mưa lũ, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường thuộc Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã nhảy xuống dòng nước lũ, kịp thời cứu 2 người trong một gia đình bị nước cuốn trôi và đưa vào bờ an toàn.
Ở vùng đất Y Tý, huyện Bát Xát ( Lào Cai) có chàng trai dân tộc Hà Nhì - Phu Suy Thó đã mạnh dạn “bỏ phố về rừng” để phát triển du lịch cộng đồng (Homestay) từ ngôi nhà truyền thống của gia đình mình. Thó bảo, cách làm này sẽ bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc Hà Nhì, vừa tạo ra nét riêng, thu hút khách du lịch.
Dân làng Krot Ket, xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) vẫn thường nhắc đến Trung úy Công an Lê Tuấn Thành như một người con thân thương của buôn làng. Bao năm qua, anh đã nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp, góp phần mở ra một tương lai mới tươi sáng cho đồng bào DTTS nơi đây.
Với người Bru-Vân Kiều, đặc biệt là những hộ nghèo thì đất là tài sản vô cùng quý. Thế nhưng, để có đường thông, bản đẹp, thời gian qua đã có rất nhiều hộ đồng bào Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị tự nguyện hiến đất vì lợi ích chung của cộng đồng.
Nữ nghệ sĩ dân tộc Nùng Lô Thị Ngọc Thúy đã có trên 15 năm công tác tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam và để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả với những tiết mục đặc sắc. Nhiệt huyết, đam mê với nghề, Lô Thị Ngọc Thúy đã luôn khổ luyện, sáng tạo để tỏa sáng trên sân khấu xiếc và gặt hái được nhiều giải thưởng, tặng thưởng cao quý.
Tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, nhiều người biết đến “đại gia” Lê Minh Tuân ở thôn Cai Vàng là một tỷ phú trồng rừng. Không chỉ giàu, ông Tuân còn “sang” bởi lối sống gương mẫu, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Ở thành phố, đô thị, để có người trong gia đình đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng không phải là điều nhà nào cũng làm được. Vậy mà ở nơi rẻo cao biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một gia đình người Mông đã có những 4 thạc sĩ, và sắp tới sẽ là 6 thạc sĩ.
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Gương sáng -
Tào Đạt - Phan Hòa -
19:33, 12/05/2024 “Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.