Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người chăn chiên ở giáo xứ Võng Phan (Bình Dương): Dạy giáo dân làm người công dân tốt, trước khi làm người công giáo tốt (Bài 1)

Duy Chí - 15:17, 21/03/2025

Nhà thờ là nơi giáo dục đức tin, phổ biến giáo lý. Từ khi Linh mục Nguyễn Khắc Hoài nhận tác vụ (mục vụ) tại giáo xứ Võng Phan ở xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) được 16 tháng, thì nhà thờ còn trở thành nơi vui chơi, học tập của trẻ nhỏ. Đây cũng là nơi người dân thường đến để học cách làm người hữu ích; giáo xứ cũng được chọn làm điểm triển khai chương trình “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"… Điều đặc biệt ở Linh mục Nguyễn Khắc Hoài là trong cuộc sống hằng ngày, Linh mục luôn đề cao việc dạy giáo dân làm người công dân tốt, trước khi làm người công giáo tốt.

Linh mục Nguyễn Khắc Hoài rất chú trọng việc đọc sách để có thêm kiến thức giúp giáo dân đi đúng con đường
Linh mục Nguyễn Khắc Hoài rất chú trọng việc đọc sách để có thêm kiến thức giúp giáo dân đi đúng con đường

Dạy cách làm kinh tế

Trò chuyện cùng Linh mục Giu-Se Nguyễn Khắc Hoài, Trưởng giáo Hạt Lạc An (xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), quản lý họ đạo (nhà thờ) Võng Phan, Linh mục cho biết: Nhiệm vụ của Linh mục là cùng các tín hữu, mục tử trong họ đạo học tập và làm theo giáo lý Thiên Chúa. Trước đây, khi truyền thông xã hội, internet chưa phát triển, các linh mục thường nói theo lý thuyết. Nhưng ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội, thì việc nói lý thuyết phải có dẫn chứng và gắn liền với thực tế đời sống bên ngoài. Như ý kiến của giáo hoàng Phanxico đã nhắn gửi “Phải làm người công dân tốt nơi mình sống, trước khi làm người công giáo tốt”!

Theo lời Linh mục kể, trước đây cuộc sống, kinh tế còn khó khăn, ai cũng cầu mong cho được ấm no, hạnh phúc. Hiện nay, giáo xứ Võng Phan có 250 hộ gia đình, với 900 nhân khẩu thì ai cũng được ấm no, không còn hộ đói, hộ nghèo. Nhưng hộ khó khăn và sự mong cầu cho gia đình được bình an thì luôn có. Cũng có nhiều hộ gia đình trong họ đạo, nhờ tích luỹ đã mua được thêm đất ở các phường ven thành phố mới Bình Dương đã đến gặp tôi trao đổi, xin ý kiến có nên vay ngân hàng để xây nhà trọ cho thuê, mong được hưởng cuộc sống bình yên, an nhàn.

Nhờ được học và có nghiên cứu thực tế tại địa phương nên tôi đã hướng dẫn cô bác: Nếu xây nhà trọ bằng tiền tích lũy của gia đình thì nên, vì có người thuê là có tiền. Nhưng vay ngân hàng để xây nhà trọ cho thuê thì không nên. Bởi vì hiện nay chính quyền tỉnh Bình Dương đang mở ra cơ hội cho người lao động đến Bình Dương làm việc có điều kiện “an cư lạc nghiệp” bằng chính sách mua/thuê mua nhà ở xã hội trả chậm hằng tháng chỉ bằng với tiền thuê nhà trọ.

Tôi cũng nói, nếu cô bác vay tiền ngân hàng xây nhà trọ mà không có khách thuê trọ hoặc số lượng khách thuê trọ không đủ trả lãi ngân hàng thì phúc biến thành hoạ. Đồng thời, với lời nói tôi đưa ra bảng chiết tính như: Tiền xây 1 phòng trọ, giá cho thuê, có so sánh với lãi suất ngân hàng và kết quả (âm) rất cụ thể. Từ thực tế đó, quay trở về với Kinh Phúc Âm, Chúa đã nói: “Khi muốn xây tháp, phải biết mình có gì để xây. Đã xây thì phải hoàn thành”. Lời dạy này đã có cách nay hơn 2.000 năm nhưng vẫn đúng trong nhiều tình huống, nhất là “Đừng thấy lợi trước mắt mà không nghĩ đến lâu dài”.

Vun đắp lòng bác ái, sự chia sẻ, yêu thương

Dù trong họ đạo không còn hộ nghèo, nhưng hộ khó khăn, neo đơn thì có nhiều vì rất nhiều lý do: Con cái đi làm ăn xa, ông bà già ở nhà sống neo đơn; bệnh tật thiếu người chăm sóc…

Họ đạo có đến 10 trường hợp đặc biệt khó khăn. Nhưng không phải do nghèo, như cụ D vừa đi nằm viện hơn 10 ngày mới về. Cụ có nhà, có vườn nhưng sống một mình, con cháu đều ở xa. Những ngày cụ ốm nằm viện, nhà thờ đã cử một nữ tu (Soeur) biết chút ít về y tế đến bệnh viện chăm sóc. Trong khu phố anh chị em giáo hữu cũng cử người sang trông nhà.

Nay cụ D đã xuất viện về nhà, nhưng hãy còn yếu nên các soeur thay phiên nhau đến giúp đỡ, chăm sóc sức khoẻ, lo ăn uống cho cụ. Các anh chị em trong khu phố cũng thay nhau sang cùng ở nhà, trông giữ vườn tược, thu hoạch cây trái giúp cụ.

Trong số 10 trường hợp neo đơn khó khăn trong họ đạo, mỗi tháng nhà thờ dành 10 phần quà mang tính động viên tinh thần và kết nối các thành viên thiện nguyện đến chăm sóc, hỗ trợ bằng tình làng nghĩa xóm, mỗi khi tối lửa tắt đèn, sướng khổ có nhau.

Linh mục Nguyễn Khắc Hoài (bên trái) cùng với giáo dân tôn tạo cảnh quan môi trường xung quanh nhà thờ
Linh mục Nguyễn Khắc Hoài (bên trái) cùng với giáo dân tôn tạo cảnh quan môi trường xung quanh nhà thờ

Những ngày cuối tuần, thiếu nhi đến vui chơi, sinh hoạt rất đông trong nhà thờ. Ngoài việc được các anh chị hướng dẫn luyện tập thể thao, trang bị kỹ năng sống, các cháu còn được thăm dò ý kiến, rồi được đưa đến các gia đình neo đơn để được các cháu tự tay, tự nguyện tham gia chăm sóc, hỗ trợ người bệnh, người già yếu nhằm giáo dục lòng bát ái, biết chia sẻ, biết yêu thương nhau.

"Đây cũng là mùa hè thứ hai, tôi được đưa các cháu di tham quan Trại Phong Bến Sắn. Ban đầu dự kiến chỉ đi 1 xe và vận động phụ huynh mang theo ít quà là cây nhà lá vườn là bưởi, cam, chuối có sẵn trong vườn nhà để làm quà, mà không ngờ số lượng đăng ký cũng như quà tặng nhiều hơn kế hoạch. Ban Tổ chức phải tăng chuyến xe và mang hết quà tặng của cô bác đi chia sẻ, để ai cũng được vui", Linh mục Giu-Se Nguyễn Khắc Hoài kể.

Răn dạy giáo dân từ bỏ tật xấu

Nghe tin giáo xứ có Linh mục mới về, cả họ đạo đều vui mừng chào đón. Trong đó có nhiều nam nữ giáo hữu, mục tử tình nguyện đến nhà thờ dọn dẹp, trồng bông hoa, để được đóng góp một phần công sức vào ngôi nhà chung thêm đẹp.

Vài ngày sau đợt dọn dẹp, có một thanh niên đến xin gặp riêng Linh mục để trình bày tâm tư. Thanh niên mạnh dạn thưa: “Thưa cha! Sau khi đến nhà thờ cùng các anh chị em làm việc, mới nhận ra con đang sống và làm không đúng. Nay con giác ngộ sẽ quay đầu làm người lương thiện. Xin cha chấp nhận cho”.

Dù biết rất rõ, nhưng Linh mục vẫn nhẹ nhàng hỏi lại: "Anh làm việc gì không đúng, hãy nói cho tôi nghe. Tôi biết thì tôi mới chấp nhận giúp cho anh được?"

Thanh niên thưa: Dạ, lỗi của con là mê đá gà từ nhỏ. Vì mê ăn thua, đỏ đen mà con làm hoài vẫn nghèo khổ, gia đình không hạnh phúc.

Nghe câu chuyện Linh mục Nguyễn Khắc Hoài hỏi: Anh định từ bỏ, thay đổi cái sai của mình bằng cách nào?

“Nếu được cha chấp nhận, con sẽ về bán hết gà, tháo bỏ chuồng, trở lại lo công việc, cùng vợ con làm ăn”, thanh niên trả lời.

Sau lần gặp mặt đó, chàng thanh niên đã thực hiện đúng lời hứa. Về bán hết gà, tháo bỏ chuồng và trở lại công việc với vợ con. Nhưng lạ ở chỗ là anh ta không quay lại tham gia các hoạt động thiện nguyện cùng anh chị em như trước. Linh mục đã nhờ người gọi  thanh niên lên gặp riêng.

Câu đầu tiên khi gặp Linh mục, thanh niên đã chủ động trình bày: Giờ con lo đi làm, gà đã bán hết, chuồng cũng phá bỏ rồi thưa cha!

"Đúng là anh đã bán hết gà, tháo bỏ chuồng nhưng sao trong nhà vẫn còn tiếng gà gáy. Có phải anh đã mang gà từ ngoài chuồng vô nhà nuôi và không giữ lời hứa?", Linh mục Nguyễn Khắc Hoài hỏi thanh niên.

Nghe vậy, thanh niên chỉ cúi mặt, không nói gì thêm, rồi xin phép cha ra về.

Bẵng đi một thời gian, đến những ngày cận Tết 2024, chàng thanh niên quay lại nhà thờ mang theo chú gà trống xin gặp Linh mục, với mong muốn “được tặng cha 1 con, còn 1 con đãi gia đình rồi giải nghệ”.

Dù biết lời nói thẳng sẽ làm đau lòng. Nhưng nếu nuông chiều thì việc răn dạy giúp người từ bỏ thói quen xấu sẽ không thành công, như trường hợp chàng thanh niên kia trong lòng vẫn còn do dự thì không được nuông chiều. Linh mục thẳng thắn: “Anh hãy mang về. Khi nào có kết quả thì quay lại gặp tôi”.

Đúng 1 năm sau, Tết 2025 chàng trai mê đá gà đưa vợ con đến nhà thờ vui Tết và khoe: “Nhiều đứa rủ rê con không được nó quay ra hằn học: “Mày làm gì mà sợ ông cha dữ vậy”. Họ nói gì kệ họ, con đã hứa với cha thì phải nhất quyết thực hiện cho được.

Sau 1 năm từ bỏ đá gà, tập trung vào công việc, con đã sắm được xe máy cho vợ và con cùng đi làm, có thu nhập ổn định, gia đình hạnh phúc”.

Đó là những câu chuyện mà Linh mục Giu-Se Nguyễn Khắc Hoài đã làm tại giáo xứ và giúp các giáo hữu, mục tử trong họ đạo thực hiện ý kiến của giáo hoàng Phanxico đã nhắn gửi “Phải làm người công dân tốt nơi mình sống, trước khi làm người công giáo tốt”.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Tin nổi bật trang chủ
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và có bài phát biểu tại Đại lễ. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước.
Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tôn giáo - Tín ngưỡng - BDT - 38 phút trước
Tại Lễ Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, các đại biểu dự Đại lễ đã nghe Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Thời sự - Nhóm PV - 3 giờ trước
Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc-Vesak 2025
Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Du lịch - Quỳnh Lưu - 3 giờ trước
Nằm trên địa phận xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, đèo Khau Cốc Chà được coi là một trong những cung đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền Bắc. Với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và đầy thử thách, Khau Cốc Chà đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích du lịch khám phá và trải nghiệm.
Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Du lịch - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Từ ngày 5 đến ngày 8/6/2025, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế, với chủ đề “Du lịch Lào Cai kết nối khát vọng xanh”.
Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng 6/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua 4 năm triển khai Cuộc vận động, đã có 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình.
Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ cầu an đầu năm mới của đồng bào Chăm. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Tả Gì Thàng- Làng đẹp trong mây. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Sắc màu 54 - Nguyễn Hưởng - 3 giờ trước
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có các nhạc cụ quan trọng là chuông, tù và, kèn pí lè, trống... Trong đó, điệu múa chuông được xem là một trong những nghi lễ linh thiêng không thể thiếu vào những ngày đại lễ hệ trọng.
Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 3 giờ trước
Đối với đồng bào dân tộc Mnông, bếp lửa không chỉ là nơi nấu thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú rừng, gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng, mà bếp lửa còn là vị thần đặc biệt quan trọng mang lại may mắn cho gia đình. Do vậy, đến nay, người Mnông vẫn thực hiện lễ cúng bếp lửa trước khi đốt nương làm rẫy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Chính sách Dân tộc - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quảng Ninh đã và đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em nơi đây.
Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 4 giờ trước
Vua Lửa (Pơtao Apui) là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt, vừa mang tính huyền thoại, tâm linh huyền bí, vừa thể hiện đặc trưng văn hóa, lịch sử xã hội của người Gia Rai. Di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi gắn liền với vua Lửa và Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui là một di sản mang dấu ấn riêng, với tính chất “di sản trong di sản.”