Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình yên giáo xứ Tà Hine

Hoàng Ngọc Thanh - 20:23, 05/03/2025

Trên Cao nguyên Lâm Viên có rất nhiều công trình có lối kiến trúc độc đáo, chuyển tải văn hóa và hơi thở cuộc sống của bà con thuộc các dân tộc DTTS ở địa phương. Nhà thờ Giáo xứ Tà Hine là một trong số đó.

Kiến trúc nhà thờ Giáo xứ Tà Hine
Nhà thờ Giáo xứ Tà Hine

Để đến Tà Hine, xã miền núi của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi men theo quốc lộ 28B – tuyến đường Đại Ninh - Lương Sơn nối hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Đường núi quanh co khúc khuỷu ôm theo hồ thủy điện Đại Ninh mênh mang sóng nước. Con đường nhựa đã xuống cấp theo thời gian, một số đoạn đang sửa chữa. Hai bên đường vắng bóng nhà dân, chỉ có màu xanh của mây trời hòa cùng sắc xanh rẫy nương trải dài ven hồ.

Qua cầu Đak Ra bắc ngang một nhánh hồ Đại Ninh, chúng tôi đặt chân vào địa phận xã Tà Hine. Đây là 1 trong 5 xã vùng Loan (gồm Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Đa Quyn, Tà Hine), vốn là vùng lõi khó khăn của huyện Đức Trọng. Tà Hine có hơn 80% dân số là đồng bào Chu Ru và Cil (một nhánh của dân tộc Cơ Ho), sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Những năm gần đây, bà con dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây ngắn ngày sang cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái, nhờ đó đời sống khấm khá hơn.

Từ lối rẽ vào trung tâm xã, đi thêm khoảng 3km nữa, chúng tôi đến nhà thờ Giáo xứ Tà Hine - công trình tôn giáo trọng điểm của địa phương. Đây là ngôi nhà chung của hơn 2.000 giáo dân, gần một nửa dân số toàn xã, trong đó 98% là đồng bào Chu Ru.

Trước đây, Giáo xứ Tà Hine là giáo họ trực thuộc Giáo xứ Đà Loan. Ngày 01/11/2017, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương ký ban hành Nghị định thành lập Giáo xứ Tà Hine, đồng thời bổ nhiệm cha Giuse Vũ Cao Nguyên (Tu hội Tận Hiến ICM), nguyên Quản xứ Giáo xứ Đà Loan, làm Quản xứ đầu tiên của Giáo xứ Tà Hine. Năm 2023, sau 7 năm xây dựng, Giáo xứ Tà Hine hân hoan cử hành Thánh lễ Cung hiến, chính thức trở thành ngôi nhà chung của đồng bào giáo dân Chu Ru nơi đây.

Kiến trúc nhà thờ Giáo xứ Tà Hine theo kiểu nhà sàn Tây Nguyên.
Kiến trúc nhà thờ Giáo xứ Tà Hine theo kiểu nhà sàn Tây Nguyên

Chúng tôi đến thăm Giáo xứ Tà Hine khi mặt trời đứng bóng. Nhà thờ Giáo xứ Tà Hine nằm trên ngọn đồi cao, lọt thỏm giữa nương rẫy xanh mướt. Nắng vàng rực rỡ làm nổi bật kiến trúc đặc biệt của ngôi thánh đường mang dáng dấp nhà sàn Tây Nguyên. Mái ngói đỏ tươi, tường gạch hai màu đỏ son và gạch cháy đan xen nghệ thuật. Trên cao, tượng Chúa Giêsu khoác trang phục truyền thống Chu Ru, vừa độc đáo vừa gần gũi.

Tiếp chúng tôi, cha Giuse Vũ Cao Nguyên chia sẻ, người Chu Ru nơi đây là những con chiên ngoan đạo. Hơn 6 thập niên đón nhận đức tin, nhưng chưa từng có một ngôi thánh đường nào mang bản sắc của chính họ. Vì thế, ngay từ khi khởi công, cha đã ấp ủ ý tưởng xây dựng một ngôi thánh đường mang đậm hồn cốt Chu Ru.

Hai màu gạch trên tường tượng trưng cho hai cộng đồng Kinh - Chu Ru sống hòa thuận trong cùng Giáo xứ. Tường bên trong dưới xây gạch, trên ốp gỗ, gợi bước chân trần của người Chu Ru giữa núi rừng. Gian Cung Thánh có tượng Đức Mẹ và Thánh Giuse mang trang phục Chu Ru, địu con trên lưng, giúp bà con thêm gần gũi và tự hào về bản sắc dân tộc mình.

Tượng Chúa Giêsu ở mặt trước Giáo xứ Tà Hine
Tượng Chúa Giêsu ở mặt trước Giáo xứ Tà Hine

Văn hóa dân tộc Chu Ru mang đậm tín ngưỡng đa thần. Từ thu hoạch mùa màng, dựng nhà, cưới hỏi, tang ma... tất cả đều cúng tế. Trong các lễ hội, nam giới sẽ đảm nhiệm tấu cồng chiêng, các cô gái múa Tamya Arya hòa nhịp cùng trống, khèn bầu. Việc bảo tồn văn hóa được chính quyền, cộng đồng và Giáo xứ đặc biệt chú trọng. Bên cạnh đó, Giáo xứ còn giúp giáo dân nhận thức, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, hướng tới đời sống văn minh hơn.

Điểm đặc biệt tại Giáo xứ Tà Hine là các bản kinh đọc hằng ngày đều được dịch sang tiếng Chu Ru. Bộ lễ cũng đang dần được biên dịch để áp dụng. Nhà thờ mở cửa suốt ngày, đón bà con đến bất cứ lúc nào, như chính ngôi nhà chung của đồng bào.

Bên ngoài nhà thờ, tôi gặp nhiều em nhỏ chơi đùa. Tưởng các em đến nhà thờ học giáo lý, nhưng các em cười lỏn lẻn nói: “Đến chơi thôi.” Đi thêm một đoạn, tôi gặp hai phụ nữ Chu Ru đang nấu ăn bên dãy nhà phụ. Họ là giáo dân thường xuyên đến làm việc cho Giáo xứ hoặc đọc kinh cầu nguyện. Chị Ma Grét cười tươi: “Ở đây như nhà mình, rảnh thì lên thôi.” Hai chị còn ngỏ ý mời chúng tôi ở lại dùng cơm.

Các giáo dân người Chu Ru tham gia sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ.
Các giáo dân người Chu Ru tham gia sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ

Chia tay Giáo xứ Tà Hine trong tiếng chuông ngân vang vọng giữa núi rừng, tôi mang theo hình ảnh yên bình của một xứ đạo nhỏ - nơi đức tin hòa quyện cùng bản sắc văn hóa Chu Ru, nơi nhà thờ là mái nhà chung, mở rộng vòng tay đón tất cả mọi người.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.
Tin nổi bật trang chủ
Cơ cấu đơn vị hành chính cấp xã ở Nghệ An trước thềm xóa bỏ cấp trung gian

Cơ cấu đơn vị hành chính cấp xã ở Nghệ An trước thềm xóa bỏ cấp trung gian

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An vừa thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Đây là cơ sở, là tiêu chí để các đơn vị làm căn cứ, lên phương án sắp xếp, tinh giảm, sáp nhập bộ máy.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa – Bài 4

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa – Bài 4

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 4 giờ trước
Một trong những dấu ấn nổi bật của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi chính là cách tiếp cận không tách rời phát triển kinh tế với gìn giữ bản sắc văn hóa. Trong đó, các yếu tố như nghi lễ và lễ hội truyền thống, trang phục… vốn là linh hồn của cộng đồng, đang từng bước được phục hồi và bảo tồn một cách có hệ thống, bài bản và hiệu quả.
Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Cư Pơng. Làng nghề tre trúc Xuân Lai. Trò chơi, trò diễn dân gian - Nguồn tài nguyên cho du lịch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa - Du lịch Gia Lai . Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô. Bà Thanh giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025

Tin tức - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025, sáng nay (23/4) tại thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Giải chạy việt dã - Du lịch xanh và Hội thi tiếng hót chim họa mi. Hai sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
Quân đội Lào và Campuchia hợp luyện diễu binh cho Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Quân đội Lào và Campuchia hợp luyện diễu binh cho Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tin tức - Tào Đạt - 4 giờ trước
Tối 22/4, hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng Quân đội, Công an đã tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần cuối cùng qua đường phố trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện trở nên đặc biệt, khi có sự tham gia của khối chiến sĩ Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Bình Định: Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ”

Bình Định: Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ”

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ” trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Quốc hội và Chính phủ đồng hành để hoàn thành trọng trách lịch sử

Quốc hội và Chính phủ đồng hành để hoàn thành trọng trách lịch sử

Thời sự - PV - 22:25, 22/04/2025
Chiều 22/4, tại Nhà Quốc hội, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV.
Khâu Vai ngày trở lại

Khâu Vai ngày trở lại

Tin tức - Vũ Mừng - 21:15, 22/04/2025
Tối 22/4, tại Quảng trường Trung tâm huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025 với chủ đề: “Khâu Vai ngày trở lại”.
Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Media - BDT - 19:55, 22/04/2025
Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025 với chủ đề "Khâu Vai ngày trở lại".