Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chuyện về người đàn ông đam mê quảng bá vẻ đẹp quê hương: Đào đá tạo tác thác Bản Giốc ở miền Nam (Bài 2)

Duy Chí - 06:16, 15/03/2025

"Thế giới có rất nhiều thác đẹp và rất đẹp. Tôi chọn tạo tác thác Bản Giốc ở miền Nam là vì, ở tỉnh biên giới Cao Bằng có thác Bản Giốc phong cảnh thiên nhiên nơi đó tuyệt đẹp, là nơi có tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Tôi muốn gửi gắm ý tưởng để giáo dục con cháu, phục vụ khách tham quan khi chưa có điều kiện đến Cao Bằng...", ông Phạm Viết Đệ chia sẻ sáng kiến đào đá mô phỏng công trình "Một thoáng thác Bản Giốc" ở Miền Nam.

Ông Đệ (phải) và tác phẩm Một Thoáng Thác Bản Giốc tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Ông Phạm Viết Đệ (phải) và tác phẩm "Một thoáng Thác Bản Giốc" tại TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Giấu vợ vì sợ tốn tiền

Chọn một góc phía xa trên đồi Vọng Tưởng, cách quần thể 7 ngọn thác chừng vài chục mét, vốn là nơi thiền định, trà đạo… Ông Phạm Viết Đệ kể về quá trình thực hiện tác phẩm “Một thoáng thác Bản Giốc” của mình ở TP. Long Khánh (Đồng Nai) này.

20 năm làm vườn tôi đã gần gũi, làm quen và nhiều khi tự mình nói chuyện được với từng tảng đá, cục đá trong vườn nên tôi hiểu rất rõ phải đặt tảng đá này ở đâu để đá có thể giao tiếp được với người khi đi vào tác phẩm.

Bản vẽ, định vị, phối cảnh đều được thiết kế trên máy tính và lưu sâu trong trí nhớ. Kể cả khi triển khai, thực hiện tác phẩm nhiều người thân quen đến xem, hỏi làm gì, tôi cũng chỉ trả lời “làm việc” chứ không hề hé lộ mục đích.

Bởi vì tôi biết chắc rằng, khi mình nói ra ý tưởng, nhiều người sẽ nhảy vào góp ý, chỉnh sửa kiểu như chuyện “đẽo cày giữa đường”, sẽ làm biến dạng hoặc hỏng tác phẩm của mình.

Đồi Vọng Cảnh, mộc góc tiền, trà đạo ngắm tạo tác thác Bản Giốc
Đồi Vọng Cảnh, mộc góc thiền, trà đạo ngắm tạo tác thác Bản Giốc

Đắp xong phần nền hạ với hệ thống điện, máy bơm, mô tơ, ống dẫn nước thì tiền để dành bấy lâu đã hết. Biết chắc vợ sẽ biết, sẽ hỏi và sẽ cản vì kiểu “chơi ngông”. Nên tôi mời cả vợ và con ra ngồi cũng tại vị trí này để trình bày, nói lên những suy nghĩ, mong muốn của mình. Rồi cũng phải động viên vợ con là mình sẽ bỏ sức, đầu tư đáng không là bao, vì mình biết tận dụng đá có sẵn trong vườn đào lên để vừa có đất sản xuất vừa có vật liệu để xây dựng.

Tôi cũng đã phải cắt đi một phần đất bán lấy tiền để thực hiện tác phẩm "Một thoáng Thác Bản Giốc" này.

"Nghề chơi lắm công phu...."

Gia đình thông suốt, vốn là người yêu thiên nhiên, ông Đệ sử dụng vật chất từ thiên nhiên, làm đẹp thiên nhiên với nguyên tắc không được phá dỡ, ảnh hưởng đến tự nhiên.

Để các cây cổ thụ được đúng dáng sống được trên các khe đá, ông đã đi tìm khắp nơi để mua, tạo dáng trước khi bứng về trồng. "Nhiều nơi bán cây xong mà chờ lâu chưa thấy mình bứng, họ gọi điện đòi lên giá...", ông kể.

Hay tiếng nước chảy mình cũng phải học, vì tiếng thác đổ khác với tiếng suối reo. Tất cả dù là tạo tác nhưng đều phải không khác tự nhiên. Ông "thầy" luôn bên cạnh chỉ dạy cho tôi chính là internet và công nghệ AI- Nghệ nhân Phạm Viết Đệ cho biết.

Nhiều góc thiền, trà đạo để ngắm thác
Nhiều góc thiền, trà đạo để ngắm thác

Nguyên liệu là phần quan trọng nhất. Trong điều kiện ít tiền mà muốn làm chuyện lớn thì việc chọn nguyên liệu phù hợp đã đóng góp hơn 70% thành công. “Một mình tôi đã tự đào và chuyển về đây trên 3.000m3 đá tảng. Việc này nếu thuê mướn nhân công thôi, tôi cũng không đủ tiền để trả nói chi tiền đi mua, vận chuyển”, ông kể tiếp.

Nhiều người hỏi mình đo vẽ, xây dựng như thế nào mà giống y tự nhiên. Điều này cũng dễ hiểu vì trong tự nhiên thác Bản Giốc rất lớn. Mình mô phỏng lại, chuyên môn gọi là tạo tác sẽ có thiếu có thừa, nhưng quy củ lại thì rất giống hình ảnh tổng thể. Mình không dùng từ xây dựng mà dùng từ “đắp” cho nó gần gũi để chỉ các tảng đá được sắp xếp chồng lên nhau mà không sử dụng vật chất để kết dính.

Lúc thực hiện có những tảng đá mặt trước thì đẹp, đúng yêu cầu. Nhưng mặt sau thì quá gồ ghề không lắp ghép được với tảng khác, đành phải cắt, chẻ. “Nông dân như tôi thì biết gì mà chẻ đá. Vì đam mê, tôi tìm cách học khắp mọi nơi. Với chiếc xe cuốc, tôi vừa đào, cẩu, chẻ đá, vận chuyển, lắp ghép. Xe hỏng vỏ, hư máy tôi cũng đều giải quyết hết. Các cụ nói “Nghề chơi cũng lắm công phu” là vậy”, ông Đệ hể hả nói.

Làm để giáo dục con cháu đời sau

Mỗi ngày đều có người đến thăm; thỉnh thoảng có đoàn tham quan từ các trường học, tour du lịch, hội nông dân, sinh viên các trường kiến trúc, mỹ thuật đến tham qua, học tập kinh nghiệm. Có nơi đề nghị hợp tác mở trường, điểm tham quan du lịch…

Ông Đệ tâm tình: Mình thực hiện công trình này từ tình yêu thiên nhiên, cũng muốn để giáo dục con cháu, đừng bỏ cuộc khi gặp khó khăn, kiên định với sự lựa chọn của bản thân. Để làm được điều đó, ngoài sức khoẻ tốt thì cần phải có một tình yêu thiên nhiên thật sự cùng với cái tâm (tư tưởng) rất vững vàng.

Gần 70 tuổi rồi gia đình muốn dùng không gian này để thiền định, trà đạo ngắm cảnh dưỡng lão, phục vụ những người muốn biết thác Bản Giốc mà chưa có điều kiện đến đó. Thi thoảng có ai nhờ cố vấn, thực hiện công trình cảnh quang thiên nhiên, thì mình hợp tác. Nhờ chọn lối đi riêng từ ban đầu, lấy cảnh quan thiên nhiên làm mục đích mà các nhà thầu, nhà xây dựng công trình đã tìm đến hợp tác, chuyển giao cho mình nhiều công trình thác nước, cảnh quang sống động. Vì tay nghề của họ là công trình nhân tạo như núi giả, thác giả.

"Tôi muốn để lại công trình cho đời để giao dục con cháu và phục vụ những người chưa có điều kiện đến thác Bản Giốc ở Cao Bằng"
"Tôi muốn để lại công trình cho đời để giao dục con cháu và phục vụ những người chưa có điều kiện đến thác Bản Giốc ở Cao Bằng"

Có rất nhiều đoàn khách quốc tế đến đây tham quan rồi nhận xét “nhà có các thác nước tự nhiên đẹp quá”, vì họ không nghĩ đây là tác phẩm do con người tạo ra. Cũng có nhiều người thân quen, bè bạn từ nước ngoài về tham quan rồi góp ý “Trên thế giới có rất nhiều thác nước đẹp nổi tiếng sao không làm mà làm thác Bản Giốc?”.

Đây chính là điều tôi suy nghĩ và quyết định bởi vì: Thác Bản Giốc không chỉ là cảnh đẹp tự nhiên mà còn là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam và Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông, không gì có thể chia cắt được.

Tôi muốn để lại công trình này cho đời để giáo dục con cháu tình yêu thiên nhiên, cảnh quan môi trường, bài học về cách sống, cách gìn giữ quan hệ hoà bình, hữu nghị mà thác Bản Giốc là biểu tượng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Từ cậu bé chân đất, lội suối, băng rừng tìm chữ, đỗ đạt ra thành phố học học rồi lại trở về bản làng, đem tri thức và tâm huyết của mình cống hiến cho quê hương, anh Sùng A Pó, dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý đã trở thành điển hình về tinh thần ham học và nghị lực vượt khó nơi đại ngàn Pù Hu.
Tin nổi bật trang chủ
Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Trong những ngày lịch sử kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đường phố TP. Hồ Chí Minh rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Không khí lễ hội len lỏi đến từng góc phố, người dân phấn khởi, hân hoan cùng bày tỏ niềm tự hào về quá khứ hào hùng cũng như niềm tin vào sự vươn mình mạnh mẽ của thành phố mang tên Bác trong sự phát triển chung của đất nước.
Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Từ cậu bé chân đất, lội suối, băng rừng tìm chữ, đỗ đạt ra thành phố học học rồi lại trở về bản làng, đem tri thức và tâm huyết của mình cống hiến cho quê hương, anh Sùng A Pó, dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý đã trở thành điển hình về tinh thần ham học và nghị lực vượt khó nơi đại ngàn Pù Hu.
Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) là một trong những dấu mốc trọng đại của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong kỷ nguyên số hiện nay, thế hệ trẻ đang góp phần gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử và lan tỏa tinh thần yêu nước bằng những cách làm sáng tạo, hiện đại thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Nhằm giúp người dân miền núi xoá nhà tạm, nhà dột nát, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định đã đưa lực lượng về làng “cùng ăn, cùng ở, cùng xây nhà” với người dân. Qua 2 tháng triển khai, các chiến sĩ bộ đội đã giúp người dân xã Canh Liên, huyện miền núi Vân Canh xây dựng, sửa chữa 101 căn nhà. Qua đó càng làm sâu sắc thêm tình cảm quân - dân, tô thắm phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Gương sáng - Tào Đạt (lược ghi) - 3 giờ trước
“Các anh đã bị bắt làm tù binh, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!”, câu nói chắc nịch của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Thệ (khi đó mang quân hàm Đại úy) tại Dinh Độc Lập đã khiến Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, Dương Văn Minh phải cúi đầu!
Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Xã hội - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trong những ngày lịch sử kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đường phố TP. Hồ Chí Minh rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Không khí lễ hội len lỏi đến từng góc phố, người dân phấn khởi, hân hoan cùng bày tỏ niềm tự hào về quá khứ hào hùng cũng như niềm tin vào sự vươn mình mạnh mẽ của thành phố mang tên Bác trong sự phát triển chung của đất nước.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Địa đạo giữa lòng dân

Địa đạo giữa lòng dân

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Ẩn mình dưới lòng đất hơn nửa thế kỷ, địa đạo Kỳ Anh (xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) không chỉ là căn cứ địa vững chắc trong kháng chiến, mà còn là minh chứng sống động cho ý chí sắt đá và tinh thần đoàn kết của quân và dân nơi vùng đất kiên trung xứ Quảng.
Mái ấm cho đồng bào

Mái ấm cho đồng bào

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Từ nhiều chương trình, chính sách, trong đó có Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, đồng bào DTTS đã và đang được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của toàn xã hội, mục tiêu trao mái ấm cho đồng bào đang thần tốc về đích.
Quảng Nam- Điểm sáng du lịch xanh của cả nước

Quảng Nam- Điểm sáng du lịch xanh của cả nước

Du lịch - Thành Nhân - Huy Trường - 4 giờ trước
Với định hướng phát triển bền vững, gắn kết hài hòa giữa kinh tế, môi trường và văn hóa địa phương, Quảng Nam đang từng bước trở thành điểm sáng về du lịch xanh của cả nước. Những mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại cả miền xuôi lẫn miền núi, không chỉ thu hút du khách trong nước và quốc tế, mà còn góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS.
Dư vị Sín Chéng

Dư vị Sín Chéng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 giờ trước
4h sáng, con gà trên núi còn đương “ngái ngủ”, chưa kịp cất tiếng gáy mà bếp của người Mông đã rần rật đỏ lửa. Người Mông dậy sớm lắm! Dậy sớm để còn kịp cho vật nuôi ăn, còn kịp đi nương… Và hôm nay thì dậy sớm để còn kịp đi chợ. Trên mảnh đất Si Ma Cai thuộc tỉnh Lào Cai này, người ta vẫn bảo một năm có đến 50 lần Tết, Tết của người Mông, Tết của người Kinh và 48 ngày Tết chợ.
Tinh hoa ẩm thực từ lươn xứ Nghệ

Tinh hoa ẩm thực từ lươn xứ Nghệ

Ẩm thực - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ở xứ Nghệ - mảnh đất chịu ảnh hưởng của gió Lào bỏng rát, dấu ấn ẩm thực được tạo nên từ những món ăn mộc mạc nhưng đầy tinh tế, đặc biệt là các món ăn chế biến từ lươn đồng. Cháo lươn, súp lươn, miến lươn, lươn nướng, lươn om chuối đậu… không chỉ là những món ngon nổi tiếng mà còn là biểu tượng cho sự khéo léo, cần mẫn và tinh thần chịu thương chịu khó của người dân nơi đây.