Tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 257 nghìn người DTTS, chiếm 14,2% dân số. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tuyên truyền, vận động Nhân dân trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ Người có uy tín- lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động và đi đầu trong các phong trào thi đua trên các lĩnh vực ở cơ sở
Vượt lên nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập, em La Thị Chuẩn, sinh năm 2006, người Sán Chí, học sinh trường THPT Sơn Động số 1 là một trong những gương sáng của trường cũng như của địa phương bởi thành tích học tập đáng nể. Với những đóng góp của mình, em Chuẩn là một trong số các học sinh điển hình được tặng Giấy khen tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Sơn Động (Bắc Giang) lần thứ Nhất, năm 2023.
Những tưởng di dịch cư thì bản sắc văn hóa sẽ phai nhạt… nhưng ở bản Lòi Sim, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thì ngược lại. Tiếng nói và chữ viết Mường, văn hóa người Mường… đang sống lại nơi miền biên viễn Hà Tĩnh từ niềm đam mê, tâm huyết của một đảng viên. Ông là Phan Thanh Tuyền, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản, Trưởng ban Công tác Mặt trận, công an viên
Dù mới học lớp 1, cơ thể nhỏ thó… nhưng Y Juyên tình nguyện làm “đôi chân” cho cậu bạn cùng làng đến trường học chữ. Đó là tấm gương sáng giàu nghị lực vượt khó, là hình ảnh về một tình bạn đẹp của hai học trò người Ba Na.
Với nghị lực, ý chí quyết tâm thoát nghèo nhiều phụ nữ DTTS huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, góp phần tô thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ DTTS.
Mới 10 tuổi nhưng cô bé Y Thiên An (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã bộc lộ năng khiếu thiên bẩm, đánh thành thạo 4 loại nhạc cụ dân tộc như: Cồng chiêng, đàn T’rưng, đàn đá, đàn tre…. Điều đáng quý ở cô bé người Ba Na này là, dù không được học bài bản, nhưng với những gì em hiểu, biết được em đều sẵn sàng hướng dẫn lại các bạn nhỏ trong bản. Nhờ đó, không ít đứa trẻ trong làng lần đầu tiếp cận với nhạc cụ dân tộc luống cuống, vụng về, dần dần cũng đã thích thú tìm đến nhà "cô giáo nhí" này để học đàn.
Từ một thầy giáo dạy học, anh Nguyễn Văn Đức đã quyết định chuyển nghề, trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình nuôi gà 9 cựa. Thành công của chàng trai người Mường đã thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, khát vọng thoát nghèo của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, có rất nhiều nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản...luôn thầm lặng, mải miết với công việc sưu tầm, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đồng thời họ còn trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm, truyền dạy cho con cháu, người trẻ tuổi ở địa phương, với mong muốn lớp trẻ kế thừa việc giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã tạo dựng, vun đắp.
Gắn bó với công tác bon gần 20 năm, anh Điểu Hoang (SN 1985), dân tộc Mnông ở bon Bù Dê Rê 1, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông đã có nhiều sáng kiến thiết thực, ý nghĩa giúp người dân có tư liệu, nông cụ sản xuất, phát triển kinh tế, khơi dậy ý thức vươn lên của người dân. Anh Điểu Hoang còn góp công lớn trong việc vận động Nhân dân đoàn kết cùng nhau xây dựng bon làng ngày càng ấm no.
Trong các bản làng người Chứt ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) xuất hiện ngày càng nhiều đảng viên trẻ tiêu biểu. Đây là những nhân tố tích cực, điển hình giúp đồng bào thay đổi tư duy, nhận thức, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Dù bận rộn với việc xã, việc làng nơi vùng đất định cư mới ở Tây Nguyên, nhưng nhiều thập kỷ qua, trong lòng ông Nông Văn Hưu, thôn 09, xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông vẫn luôn nhớ về làn điệu hát Then và chiếc đàn tính của quê nhà Cao Bằng. Do vậy, ông vẫn luôn dành thời gian miệt mài với việc tìm hiểu, lưu giữ, sáng các bài hát Then và lan tỏa phong trào hát Then, đàn tính trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở Nam Dong.
Bằng sự gương mẫu, tận tụy, nhiệt tình, nói đi đôi với làm, già làng A Blong ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) được cán bộ địa phương, cộng đồng ghi nhận như “cánh chim đầu đàn” trên các lĩnh vực, đặc biệt là vai trò "dẫn dắt" đồng bào Rơ Măm đi qua từ những khó khăn, hủ tục, tập tục lạc hậu tiếp cận với những cái mới, từng bước thay đổi, xây dựng cuộc sống ấm no, hòa nhập cùng cộng đồng các dân tộc.
Với tình yêu say mê tiếng khèn Mông, từ nhỏ ông Hạng A Sàng, 52 tuổi ở bản Huổi Hâu, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã theo học thuần thục các bài hát, bài khèn, cách chế tác khèn của đồng bào Mông và đã sớm được nhiều người biết đến với tài nghệ thổi khèn, múa khèn. Đặc biệt, ông đã từng tham gia các hội thi múa khèn trong các lễ hội của xã, huyện, tỉnh và được Nhà nước công nhận là Nghệ nhân Ưu tú năm 2022.
Mèo Vạc (Hà Giang) được biết đến là vùng biên viễn có điều kiện tự nhiên, khí hậu thổ nhưỡng khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhiều năm qua với lòng yêu nghề, mến trẻ, những thầy, cô giáo ở nơi đây đã kiên trì "cõng chữ, leo vách đá” bám trường, bám bản để gieo con chữ. Dẫu con đường còn lắm gập ghềnh, nhưng những người thầy cô giáo đã tình nguyện dành cả thanh xuân cho học sinh DTTS, đóng góp cho sự nghiệp trồng người ở miền biên viễn.
Ly Minh Cường, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hiện là sinh viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã đạt được nhiều thành tích đáng nể và là tấm gương truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ DTTS.
Gương sáng -
Ngọc Thủy - Vàng Tráng -
06:00, 14/11/2023 Tìm hiểu những kiến thức trên internet, tham gia các sàn giao dịch điện tử để chuyển đổi mô hình phát triển sản xuất; mạnh dạn ứng dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá giới thiệu sản phẩm, chị Ngải Thị Say, sinh năm 1988, dân tộc Mông ở thôn Trung La (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bước đầu đã có những thành công nhất định, vươn lên thoát khỏi diện nghèo và trở thành điển hình mới trong phát triển kinh tế gia đình tại địa phương.
Là phụ nữ Bru-Vân Kiều, Đại biểu Quốc Hội Hồ Thị Minh đã để lại nhiều ấn tượng trên nghị trường bởi lối chất vấn sắc bén mà ngôn từ dung dị. Trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Minh cũng đã ghi dấu ấn đậm nét trong lòng đồng bào các DTTS ở Quảng Trị.
Với đồng bào Tây Nguyên, voi được xem như thành viên trong gia đình, là người bạn của buôn làng. Vì vậy, từ khi thuần dưỡng đến quá trình chung sống với voi, đồng bào Mnông luôn ứng xử với voi như một thành viên trong gia đình. Nài voi trẻ Y Quang Byă (dân tộc Mnông) ở ƀon Bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk là một người như thế.
Câu chuyện về nghị lực vượt qua khó khăn, nuôi dưỡng ước mơ của chàng trai người Tày, Kiềng Minh Nghĩa, học sinh lớp 12, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn đang truyền cảm hứng cho tinh thần hiếu học của các em học sinh là người DTTS vùng cao. Em là một trong những học sinh xuất sắc giành học bổng Odon Vallet 2023, quỹ học bổng do tỷ phú người Pháp tài trợ.
Gương sáng -
T. Vinh - M. Triết -
09:54, 12/11/2023 Từng có 30 năm tu luyện học giáo lý nhà Phật, học chữ, học nghề, báo hiếu cha mẹ và rèn luyện thành người có tri thức, đạo đức, ông Tiên Lây, dân tộc Khmer, đã quyết định xả giới xuất tu để tham gia các hoạt động xây dựng chính quyền, đoàn thể ở xã Phú Lợi, huyện biên giới Giang Thành, tỉnh Kiên Giang ngày càng khởi sắc.