Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gỡ nút thắt để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc

PV - 14:26, 10/01/2018

Từ bộ tiêu chí khung, các địa phương sẽ điều tra, rà soát, xác định xã khu vực I, xã khu vực II, xã khu vực III và thôn bản ĐBKK, đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận. Tuy nhiên, quá trình phân định khu vực theo trình độ phát triển vẫn còn nhiều bất cập khiến chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển chưa thực sự đến đúng chỗ.

Bài 2: Cần thống nhất đầu mối phân định khu vực
Những đồi chè ở xã Thanh An (Thanh Chương, Nghệ An) không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn đóng góp vào tăng trưởng của xã, nhưng Thanh An vẫn có 14/14 thôn ĐBKK là không bình thường. Những đồi chè ở xã Thanh An (Thanh Chương, Nghệ An) không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn đóng góp vào tăng trưởng của xã, nhưng Thanh An vẫn có 14/14 thôn ĐBKK là không bình thường.

 

Nhập nhằng phân định từ cơ sở

Xã Thanh An thuộc vùng trung du của huyện Thanh Chương (Nghệ An); toàn xã có 14 thôn. Xã có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua, một phần tiếp giáp với sông Lam, lại là vùng trọng điểm trồng chè của huyện.

Vì vậy, dù còn khó khăn nhưng Thanh An vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hiện thu nhập bình quân của xã đạt gần 18 triệu đồng/người/năm; tương đương đạt 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Chiếu theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 thì với mức thu nhập bình quân nêu trên, phần lớn các gia đình ở Thanh An đều “vượt ngưỡng” hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hơn nữa, chỉ cách trung tâm huyện 15km, Thanh An đã được đầu tư cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm; các dịch vụ thông tin, viễn thông,… đều đã được phủ sóng.

Nhưng năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã Thanh An lại cao chót vót, lên tới 64,27% dân số (27,68% hộ nghèo, 36,59% cận nghèo). Vì vậy, cùng với nhiều tiêu chí “thiếu” khác, giai đoạn 2016-2020, theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, 14/14 thôn của Thanh An được đưa vào danh sách thôn ĐBKK; Thanh An cũng là xã khu vực III, được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế-xã hội cho xã nghèo.

Việc Thanh An có 14/14 thôn ĐBKK là điều không bình thường. Bởi ở Nghệ An, rất ít xã có số thôn bản ĐBKK “tuyệt đối” như xã Thanh An, trong khi Thanh An là xã thuộc vùng trung du, có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Trong khi đó, rất nhiều xã ở miền núi, vùng cao, nhất là các xã biên giới thuộc các huyện nghèo của tỉnh Nghệ An, tỷ lệ thôn bản ĐBKK cũng không nhiều như ở Thanh An. Như xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) có 6/11 bản, chiếm 54,5%; xã Bồng Khê (Con Cuông) có 1/9, tương đương 11,1%; xã Long Sơn (Anh Sơn) 1/17 thôn, chiếm 5,8%,…

Tính rộng ra cả huyện Thanh Chương, mặc dù thuộc vùng trung du nhưng tỷ lệ thôn bản ĐBKK lại không hề thua kém so với các huyện nghèo của tỉnh. Theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017, huyện Thanh Chương có 6/31 xã khu vực III, nhưng có tới 110 thôn bản ĐBKK. Trong khi đó, huyện 30a Kỳ Sơn có 20/21 xã khu vực III, có 166 thôn bản ĐBKK. Còn huyện 30a Tương Dương có 15/18 xã khu vực III có 126 thôn bản ĐBKK;…

Sự khác biệt về tình trạng khó khăn của huyện Thanh Chương so với 3 huyện: Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương thể hiện ở tổng thu ngân sách hằng năm. Như năm 2017, ước tính tổng thu ngân sách của huyện Thanh Chương đạt trên 92 tỷ đồng; còn Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương chỉ đạt trên dưới 20 tỷ đồng.

Chồng chéo nhiều hình thức phân định

Vậy vì sao huyện Thanh Chương lại có số lượng thôn bản ĐBKK xấp xỉ bằng các huyện nghèo thực sự khó khăn của tỉnh? Thực tế, không chỉ riêng Nghệ An mà câu hỏi này cũng cần được đặt ra cho nhiều tỉnh, thành khác trong việc điều tra, rà soát để phân định xã khu vực I, xã khu vực II, xã khu vực III và thôn bản ĐBKK thuộc vùng DTTS và miền núi.

Theo Quyết định 945/QĐ-LĐTBXH ngày 22/6/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo Nghệ An là 9,55%, nhưng toàn tỉnh có 1.175 thôn bản ĐBKK. Còn với tỉnh Lai Châu, tỷ lệ hộ nghèo là 34,81% thì toàn tỉnh chỉ có 696 thôn bản ĐBKK. Riêng Điện Biên, tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (44,82%) thì có 1.146 thôn bản ĐBKK.

Theo ông Mùa A Vảng, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hiện vẫn là một trong những tiêu chí “cứng” để xác định thôn bản ĐBKK, xã khu vực I, xã khu vực II, xã khu vực III. Tuy nhiên, việc điều tra, rà soát tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đang cho thấy nhiều bất cập, cần phải xem xét lại.

Nhận định của ông Mùa A Vảng không phải là không có cơ sở bởi thực tế, việc rà soát và thẩm định, phê duyệt kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn người đứng đầu ngành Lao động-Thương binh và Xã hội. Đã có không ít trường hợp tỷ lệ hộ nghèo “ảo” ở một số địa phương khiến kết quả phân định khu vực DTTS và miền núi theo trình độ phát triển thiếu độ chính xác nhất định.

Một vấn đề cũng đáng lưu tâm là, ngoài hình thức phân định theo trình độ phát triển thì các xã vùng DTTS và miền núi còn được phân định theo nhiều hình thức khác. Do nhiều bộ, ngành chủ trì. Đó là phân loại địa bàn khu vực biên giới trên đất liền và trên biển do Bộ Quốc phòng chủ trì; phân loại xã bãi ngang ven biển và hải đảo do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì; phân loại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ chủ trì;…

Tại Hội nghị đánh giá kết quả giám sát; triển khai thực hiện Nghị quyết 48/2017/QH14 của Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi được tổ chức ngày 26/12/2017, báo cáo của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã đánh giá: Việc phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển xuất phát từ yêu cầu và nhằm mục tiêu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan Ủy ban Dân tộc, trực tiếp phục vụ việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn vùng DTTS và miền núi (chủ yếu áp dụng cho các xã, thôn bản thuộc Chương trình 135). Quá trình thực hiện, các bộ ngành, địa phương áp dụng các kết quả phân định vào việc triển khai, thực hiện các chính sách khác. Việc này dẫn đến sự chồng chéo, khó phối hợp trong hướng dẫn thực hiện, thiếu tập trung nguồn lực cho các mục tiêu quan trọng; tạo kẽ hở, thực hiện sai về đối tượng, địa bàn một số chính sách.

Trước thực tế này, Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ cần thống nhất một đầu mối phân định khu vực vùng DTTS và miền núi. Đây là tiền đề để thống nhất đầu mối xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù triển khai trên địa bàn khó khăn trong những năm tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách (Bài 4)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách (Bài 4)

Với việc xem xét, thông qua 2 nghị quyết riêng về lĩnh vực dân tộc trong một nhiệm kỳ, Quốc hội Khóa XIV đã cụ thể hóa Khoản 5, Điều 70, Hiến pháp năm 2013: “Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước”. Việc Quốc hội quyết định chính sách dân tộc cũng đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách dân tộc, nhất là giải được bài toán “chính sách chờ vốn” kéo dài trong những năm qua.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Pháp luật - Nhóm PVĐT - 1 giờ trước
Với diện tích xấp xỉ 200 ha đất, Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Dương Nội, là một trong những dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo bạn đọc của Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh và theo xác minh của phóng viên thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN) tại Khu đô thị mới Dương Nội có nhiều dấu hiện bất thường, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, để đảm bảo quyền lợi của hàng nghìn hộ dân đang sinh sống tại nơi này.
Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bất bình đẳng giới vẫn đang gây trở ngại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Để hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tuyên truyền, vận động đến người dân, nhằm nâng cao ý thức, dần dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Gieo chữ ở

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Khởi sắc vùng đồng bào Khmer nơi Đất Mũi

Khởi sắc vùng đồng bào Khmer nơi Đất Mũi

Sau 3 năm thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đã có những thay đổi đáng kể. Đời sống tinh thần, vật chất của bà con dân tộc Khmer nơi đây dần được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Việt Hà - 2 giờ trước
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số, sẽ là giải pháp tích cực trong việc giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều. Từ đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Trong những năm gần đây, chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).
MobiFone đẩy mạnh hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

MobiFone đẩy mạnh hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

Sản phẩm - Thị trường - Xuân Hải - 2 giờ trước
Trước làn sóng hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng đang có sự đầu tư mạnh mẽ vào thị trường này, hướng tới phát triển trung tâm dữ liệu, đường truyền dẫn quốc tế và kinh doanh các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây.
Bắc Kạn: Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho lực lượng công an

Bắc Kạn: Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho lực lượng công an

Sức khỏe - Công Minh - 2 giờ trước
Tiếp nối các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn và Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về PCTH của thuốc lá cho cán bộ công an trên địa bàn năm 2023.