Đắk Glong là huyện nghèo của tỉnh Đăk Nông, toàn huyện có 7/7 xã đều thuộc diện đặc biệt khó khăn; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 55,77%. Thời gian qua, công tác giảm nghèo luôn được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, địa phương đã được thực hiện hiệu quả, giúp đồng bào phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Là huyện vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó Khăn của tỉnh Lào Cai, thời gian qua, bằng những cách làm sáng tạo, lồng ghép các nguồn lực, Văn Bàn trở thành một trong những địa phương có tỷ lệ giảm nghèo cao nhất tỉnh.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
11:25, 02/05/2021 Trong giai đoạn 2016 - 2020, cùng với các chương trình, chính sách của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã chủ động ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách đặc thù về giảm nghèo bền vững. Với phương châm giảm thiểu việc cho không, chuyển sang hỗ trợ có điều kiện, công tác giảm nghèo của tỉnh đã và đang đi vào thực chất. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác của người dân trong việc nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
17:09, 24/04/2021 Thời gian qua, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Thông qua cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các mô hình sản xuất mới trong lĩnh vực nông nghiệp đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao, được nhân rộng, góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS của huyện.
Mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Hà Giang trong thời gian tới đang kỳ vọng rất lớn vào quá trình triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, là yếu tố quan trọng để địa phương phát triển bền vững.
Xã hội -
Lê Hường -
11:03, 12/04/2021 Đứng chân trên địa bàn xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông, nhiều năm qua, Trung đoàn 720, Binh đoàn 16 đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng hạ tầng giao thông góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng biên giới.
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã giảm từ 43,65% (năm 2016) xuống còn trên 22% (năm 2020). Theo đánh giá, tuy tỉ lệ hộ nghèo có giảm nhưng chưa bền vững, nguyên nhân một phần do nguồn lực đầu tư còn nhỏ lẻ, một phần do công tác xóa đói giảm nghèo còn tồn tại một số bất cập, hạn chế.
Bằng cách linh hoạt lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách dân tộc như Chương trình 135, Quyết định 2086/QĐ-TTg…, tỉnh Hà Giang đã đầu tư nguồn lực, tạo sinh kế trong vùng đồng bào DTTS. Từ đây, đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh có động lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Mặc dù đất đai ở khu tái định cư Vụ Bổn khó canh tác, nhưng lại phù hợp với việc chăn nuôi đại gia súc, ở đây cũng đã có một số hộ khá nên từ chăn nuôi trâu, bò. Do đó, để giải bài toán giảm nghèo cho khu tái định cư, địa phương cần linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế hộ.
Thực hiện chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, tỉnh Bến Tre phấn đấu cuối năm 2021, đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 3%.
Ở vùng Cao nguyên đá Hà Giang, đá tai mèo nhiều hơn đất; bởi vậy, việc canh tác của người dân rất vất vả, kém hiệu quả. Để tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, bước vào nhiệm kỳ 2021 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 05/NQ-TU về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế, với kỳ vọng giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc trên vùng cao nguyên đá.
Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, công tác giảm nghèo của tỉnh Sóc Trăng đã có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Giai đoạn 2022-2025, Việt Nam sẽ áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới theo quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2021.
Bước vào nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Yên Bái còn trên 32% số hộ thuộc diện hộ nghèo. Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016-2020), với việc tập trung tạo sinh kế cho người dân, tỉ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm còn 7,04%, đời sống của Nhân dân các dân tộc ngày càng khởi sắc...
Kinh tế -
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện Thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam -
07:45, 15/02/2021 Việt Nam có 53 DTTS, chiếm gần 15% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên, đồng bào DTTS Việt Nam điều kiện sống còn khó khăn. Việt Nam được cộng đồng quốc tế ca ngợi về các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển DTTS, cũng như cam kết mạnh mẽ về thu hẹp khoảng cách kinh tế - xã hội (KT-XH) giữa người DTTS với người dân trong cả nước. Để giải quyết tình trạng nghèo đói trong cộng đồng các DTTS, đòi hỏi các giải pháp sáng tạo và đầu tư bổ sung khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.
Ngày 19/6/2020, Nghị quyết 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) được Quốc hội khóa 14 thông qua, với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Đón nhận Chương trình, toàn hệ thống chính trị và Nhân dân các tỉnh vùng DTTS và miền núi sẵn sàng đồng lòng, chung tay thực hiện với nhiều kỳ vọng đổi thay toàn diện, hướng đến mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững.
Thời sự -
Sỹ Hào -
12:26, 28/01/2021 Sáng 28/1/2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bước vào ngày làm việc thứ tư. Đại hội tiếp tục thảo luận các Văn kiện Đại hội XIII; trong đó có nội dung làm rõ những kinh nghiệm trong giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng DTTS và miền núi.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
11:46, 19/01/2021 Lai Châu được coi là tỉnh nghèo nhất trong “lõi” nghèo Tây Bắc, tuy nhiên, thời gian qua với nhiều giải pháp đồng bộ, tỉnh đã tập trung nguồn lực tạo sinh kế cho người dân nâng cao thu nhập. Qua đó, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn.
Tây Bắc lâu nay được xem là “lõi nghèo của cả nước”, để từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần cho người dân, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã có nhiều giải pháp tích cực; trong đó, việc tập trung mọi nguồn lực để xóa nhà tạm cho người nghèo, hộ gia đình neo đơn được xem là giải pháp căn cơ để giảm nghèo.
Cao Bằng là một tỉnh biên giới còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào ở tuyến biên giới vẫn còn cao. Những năm gần đây, nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đời sống của người dân ở những xóm mới vùng biên đang thay đổi tích cực. Đây là động lực để tỉnh Cao Bằng tiếp tục có những chính sách chăm lo hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống ở miền biên viễn.