Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại những địa bàn khó khăn, vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ở tuyến cơ sở đến nay vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của Nhân dân đang ngày càng cao...
Tối 23/2/2021 (giờ Việt Nam), nhận lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) trong tháng 2/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của HĐBA LHQ với chủ đề “Giải quyết các nguy cơ đối với hoà bình và an ninh quốc tế liên quan đến khí hậu”.
Cùng với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ở khu vực miền núi những năm gần đây xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, mưa đá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do dông lốc, mưa đá gây ra thì việc chủ động phòng ngừa vẫn là giải pháp đặc biệt quan trọng.
Ngày 18/11, tại Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tuyên Quang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, với chủ đề giải pháp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi. Diễn dàn đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển bền vững cây bưởi ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
Mặc dù, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhiều dự án ổn định di cư tự phát, song trên thực tế rất nhiều dự án không phát huy được hiệu quả. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đang tiếp tục rà soát, chọn vị trí và được đầu tư vốn để thực hiện những dự án ổn định dân di cư tự phát. Vấn đề đặt ra là, cần phải tìm ra giải pháp khả thi để các dự án phát huy hiệu quả, thiết thực và người dân thực sự ổn định.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP. Hà Nội cần đánh giá, phân tích chính xác tình hình, đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, đồng thời quyết tâm cao nhất để hoàn thành mục tiêu trong kế hoạch năm 2020.
Trước những tác động nghiêm trọng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã triển khai nhiều giải pháp dài hạn để hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) quanh vấn đề này.
Theo Đề án của Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, ngày 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua nội dung sắp xếp 2 đơn vị hành chính cấp huyện và 76 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Cao Bằng. Sau sáp nhập, tỉnh Cao Bằng giảm 3 huyện (còn 9 huyện, 1 thành phố) và giảm 38 xã (còn 8 phường, 14 thị trấn và 139 xã).
Thời gian qua, thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam và Lào về giải quyết vấn đề người di cư và kết hôn không giá thú, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông di cư sang Lào được trao trả trở về. Nhưng vì nhiều lý do đã có không ít hộ dân lại tái di cư.
Thời gian qua, dù đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư, tuy nhiên, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Lai Châu luôn ở mức thấp so với cả nước, xếp từ 60 đến 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Để khắc phục thực trạng này, Lai Châu đã và đang triển khai nhiều giải pháp đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hướng tới một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp…
Chiều 19/3, tại bản Đông Phong, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cơ quan chức năng huyện Tam Đường phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Lai Châu tổ chức tiêu huỷ 117 con lợn được xác định nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Để khống chế dịch lây lan ra diện rộng, tỉnh Lai Châu đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và quyết liệt.
Gần 10 năm kể từ hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về không gian văn hóa cồng chiêng diễn ra tại TP. Pleiku (tháng 11-2009), đến nay, đời sống kinh tế-xã hội ở Tây Nguyên có nhiều đổi thay, tác động không nhỏ đến việc bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng. Chúng ta thử nhìn lại những đề xuất tại hội thảo trên được vận dụng như thế nào trong thời gian qua.
Hiện nay đang là mùa nước lũ, việc đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường là rất cần thiết. Để giảm bớt nỗi lo cho học sinh, phụ huynh mỗi khi qua sông đến lớp, ngành Giáo dục huyện Hòn Đất đã chỉ đạo các trường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho các em trong mùa lũ.
Theo đánh giá của Cục An toàn Lao động, sự chủ quan, thờ ơ của người lao động và người sử dụng lao động là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn lao động, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn tại nơi làm việc. Bởi vậy, để những quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đi vào cuộc sống thì việc tăng cường công tác truyền thông là một trong những giải pháp có vai trò đặc biệt quan trọng.
Huyện Phù Yên (Sơn La) có khu di tích lịch sử văn hóa Đồn bản Mo được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh từ năm 2008. Mặc dù được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhưng từ nhiều năm nay, khu di tích hầu như không được quan tâm, bảo vệ, tôn tạo khiến khu di tích trở thành hoang phế...
Hỗ trợ phát triển sản xuất là giải pháp quan trọng để giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập, từ đó thoát nghèo. Nhưng để giảm nghèo bền vững thì việc chú trọng đối tượng là hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo là vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
Những băn khoăn, thắc mắc, nguyện vọng… của nhân dân được chính quyền các cấp trực tiếp lắng nghe, giải đáp và có hướng xử lý, khắc phục. Qua đó, người dân được phát huy quyền làm chủ, còn cấp ủy, chính quyền thì hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của dân để có sự điều chỉnh chính sách và cách làm cho phù hợp thực tiễn. Đó là hiệu quả thiết thực trong thực hiện quy chế dân chủ tại nhiều vùng DTTS, miền núi hiện nay.
Cơn bão số 3 đi qua để lại biển nước mênh mông ở nhiều địa phương ngoại thành Hà Nội, Chương Mỹ là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đây không phải là lần đầu tiên vùng “rốn lũ” ngoại thành Hà Nội chịu ảnh hưởng; điều cần nhất là phải tìm một giải pháp căn cơ để hạn chế thiệt hại do mưa lũ.
Như chúng tôi đã thông tin, amiăng trắng được khẳng định là rất có hại cho sức khỏe. Tiếp xúc với amiăng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến phổi, ung thư biểu mô, thanh quản… Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khuyến cáo không có ngưỡng an toàn cho việc tiếp xúc và cách tốt nhất để kiểm soát nguy cơ là cấm tất cả các loại amiăng. Vì vậy, cần những giải pháp hữu hiệu để loại trừ amiăng ra khỏi cộng đồng.
Vừa qua, các cơ quan chuyên ngành của tỉnh Lào Cai đã phối hợp thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học “Gia đình đối với sự phát triển tỉnh Lào Cai-Thực trạng và giải pháp”. Qua đề tài nghiên cứu cho thấy, vấn đề tảo hôn trên địa bàn vẫn còn “ăn sâu” trong nếp nghĩ, lối sống của đồng bào.