Kinh tế -
Vân Khánh- CĐ -
15:43, 13/12/2021 Năm 2021, là lần thứ hai Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) xuất sắc, tiêu biểu. Sự kiện này nhằm khích lệ, cổ vũ, động viên những sinh viên, học sinh (HS, SV) tại các cơ sở GDNN nỗ lực, đam mê học tập, trau dồi kỹ năng, tỏa sáng trong lĩnh vực nghề nghiệp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực GDNN.
Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 2089/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Hội đồng.
Cùng với các chính sách hỗ trợ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh Điện Biên rất chủ động trong việc đào tạo, liên kết để tăng cơ hội việc làm cho học viên. Nhờ đó, ngoài vượt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo ở Điện Biên cũng đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Xã hội -
Vân Khánh - CĐ -
11:52, 27/11/2021 Thời gian qua, bên cạnh hoạt động tuyển sinh trực tiếp tại các trường cấp 2, cấp 3, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đã thực hiện chủ trương Biến tiết học hướng nghiệp thành "giờ sản xuất”. Những sản phẩm được hình thành từ các buổi hướng nghiệp, đã truyền cảm hứng, thu hút học sinh đến với trường nghề sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông.
Tin tức -
Vân Khánh -
18:18, 09/11/2021 Từ ngày 12-18/11 sẽ diễn ra Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc năm 2021 với sự tham gia của 404 nhà giáo. Thông tin này được Tổng cục GDNN - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thông tin tại buổi Gặp mặt thông tin cho báo chí diễn ra sáng 9/11.
Với tiềm năng, thế mạnh hiện có, Hoà Bình đang ngày càng thu hút được nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, tỉnh luôn ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng từ thực tiễn.
Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới thì việc ưu tiên, tập trung đầu tư các dự án về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, có tính chất liên vùng, là một yêu cầu cấp bách. Đây được coi là một trong những thay đổi mang tính đột phá, góp phần vào thành công của hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 đang tác động và gây nhiều khó khăn đến thị trường lao động, việc làm. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phụ nữ TP. Cần Thơ đã linh hoạt, chủ động triển khai đào tạo bằng hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố cũng quan tâm công tác tuyên truyền định hướng nghề nghiệp bằng nhiều hình thức, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên trong việc chọn ngành nghề phù hợp.
Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến thị trường lao động, việc làm, vì vậy, để thích ứng với tình hình dịch bệnh trong thời điểm hiện tại, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động triển khai đào tạo bằng hình thức trực tuyến; đổi mới sáng tạo trong đào tạo, hướng nghiệp gắn với giải quyết việc làm và theo nhu cầu của xã hội… Qua đó, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
Xã hội -
Vân Khánh -
21:08, 21/07/2021 6 tháng đầu năm, cả nước tuyển sinh nghề được 645.000 người, đạt 27,2% kế hoạch 2021, bằng 83% cùng kỳ 2020. Nguyên nhân tuyển sinh nghề thấp, là do dịch bệnh, 6 tháng đầu năm chưa phải cao điểm tuyển sinh (cao điểm từ tháng 7 đến tháng 11), nhiều địa phương chưa phê duyệt kế hoạch 5 năm 2021 - 2025… Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, diễn ra ngày 20/7.
Tin tức -
Hồng Phúc -
19:49, 30/06/2021 Ngày 30/6, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về việc xây dựng, phát triển không gian truyền thông GDNN, hình thành hệ sinh thái truyền thông GDNN giai đoạn 2021-2025.
Nâng cao chất lượng, kỹ năng của lao động Việt Nam, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid 19, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) xung quanh vấn đề này.
Tin tức -
Đinh Hiển -
18:08, 24/11/2020 Tối 23/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên (HSSV) giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2020. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu khai mạc Ngày hội.
Thời gian qua, công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã chuyển dần theo hướng phát triển kỹ năng phục vụ nhu cầu lao động của xã hội, nhờ đó đã tác động tích cực đến việc lựa chọn học nghề của học sinh. Tỷ lệ học sinh cấp THCS và THPT đăng ký học nghề có xu hướng ngày càng tăng lên.
Theo dự thảo, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 sẽ có tổng số 10 dự án. Trong đó, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) sẽ thực hiện nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN. Đây là tiểu dự án nằm trong Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, vùng đồng bào DTTS&MN sẽ có 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Về nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh.
Những quy định mới về mô hình vừa học nghề, vừa học văn hóa cho học sinh (HS) tốt nghiệp THCS theo Luật Giáo dục 2019 sẽ là hướng mở cho giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Nhưng để đạt mục tiêu, cần phải gỡ những nút thắt, nhất là khâu liên thông trong đào tạo.
Luật Giáo dục năm 2019, có hiệu lực từ 1/7/2020, có quy định học sinh (HS) tốt nghiệp THCS, tham gia học nghề theo mô hình 9+ (vừa học nghề vừa học văn hóa) có thể đăng ký học các bậc học cao hơn, hệ chính quy (cao đẳng, đại học). Nhưng để quy định này đi vào thực tiễn thì phải tháo gỡ những nút thắt trong nhận thức về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cũng như trong đào tạo liên thông.
Ngày 26/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự kiến nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV.