Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục nghề nghiệp vượt khó khăn trong đại dịch

Vân Khánh - 21:08, 21/07/2021

6 tháng đầu năm, cả nước tuyển sinh nghề được 645.000 người, đạt 27,2% kế hoạch 2021, bằng 83% cùng kỳ 2020. Nguyên nhân tuyển sinh nghề thấp, là do dịch bệnh, 6 tháng đầu năm chưa phải cao điểm tuyển sinh (cao điểm từ tháng 7 đến tháng 11), nhiều địa phương chưa phê duyệt kế hoạch 5 năm 2021 - 2025… Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, diễn ra ngày 20/7.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Nỗ lực vượt khó

Theo lãnh đạo Tổng cục GDNN, dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến cho hoạt động tuyển sinh, đào tạo của GDNN gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, năm 2021 là năm đầu tiên của giai đoạn 2021-2025, nhiều địa phương chưa phê duyệt kế hoạch thực hiện.

Bên cạnh đó, nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) chưa được phê duyệt; đa số các địa phương chưa tự cân đối ngân sách nên việc bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo gặp khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ Trung ương. 

Tuy vậy, 6 tháng đầu năm, là thời điểm chưa kết thúc năm học của giáo dục phổ thông và chưa qua kỳ thi tuyển sinh đại học, do đó tuyển sinh GDNN chỉ thực sự bắt đầu cao điểm trong khoảng thời gian từ tháng 7/11 hàng năm.

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ lao động, Thương binh và Xã hội đánh giá, thời gian qua, GDNN có nhiều thành tựu mới, song do tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và thiếu hụt nguồn kinh phí mà công tác dạy nghề có những khó khăn nhất định. Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đánh giá cao tinh thần chủ động ứng trước kinh phí tiến hành đào tạo nghề của các địa phương; sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, thực hiện “3 tại chỗ"... của các cơ sở GDNN. 

"Thời gian tới, GDNN cần đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ đào tạo, tái đào tạo nghề, kỹ năng cho lao động trong doanh nghiệp", Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhấn mạnh.

Đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động

Trong khuôn khổ Hội nghị, Tổng cục GDNN và Grab Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác triển khai các sáng kiến hỗ trợ phát triển, nâng tầm kỹ năng cho đối tác tài xế Grab tại Việt Nam. Theo chương trình hợp tác, hai bên đặt mục tiêu trang bị đầy đủ kỹ năng và năng lực cần thiết cho đối tác tài xế sử dụng nền tảng đặt xe như Grab thông qua các chương trình đánh giá và đào tạo, nâng cao kỹ năng.

 Đồng thời, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và Grab cũng sẽ phối hợp xây dựng, chuẩn hóa tài liệu tập huấn và tiến hành thực hiện các công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về phát triển kỹ năng cho cộng đồng đối tác tài xế. 

Lễ ký kết được tổ chức trực tuyến để phòng, chống dịch Covid – 19.
Lễ ký kết được tổ chức trực tuyến để phòng, chống dịch Covid – 19.

Tại Lễ ký kết, ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết, đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, và các tài xế công nghệ cũng không tránh được những ảnh hưởng này. Hợp tác này, góp phần giải quyết bài toán lâu dài cho các tài xế công nghệ, giúp họ trang bị các kỹ năng cần thiết để duy trì, cải thiện sinh kế, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình.

“Sự kiện này góp thêm một hoạt động thiết thực nữa thể hiện sự đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ”, ông Dũng cho biết.

Chia sẻ tại Lễ ký kết, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam nhìn nhận, Grab rất hân hạnh được đồng hành cùng Tổng cục GDNN trong nỗ lực mang lại những giá trị tích cực cho cả đối tác tài xế của Grab nói riêng và cộng đồng tài xế công nghệ nói chung.

 “Nhằm thực hiện sứ mệnh Grab vì cộng đồng, chúng tôi cam kết tận dụng thế mạnh công nghệ, nền tảng kỹ thuật số và hệ sinh thái của Grab để hỗ trợ Chính phủ và các đối tác trong công tác đào tạo, phát triển kỹ năng cho nguồn lực lao động tại Việt Nam, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, bà Vân khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Những ngày qua, tại nhiều địa phương trên cả nước, đã xuất hiện các trường hợp học sinh ngộ độc sau khi ăn các loại kẹo lạ bán trước cổng trường, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nguy cơ mất an toàn từ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Tin nổi bật trang chủ
Sức cầu bật tăng, bất động sản phía Tây Thủ đô hút khách mua khó tính

Sức cầu bật tăng, bất động sản phía Tây Thủ đô hút khách mua khó tính

Kinh tế - PV - 2 phút trước
Thị trường bất động sản Hà Nội đang phục hồi nhưng nguồn cung vẫn hạn chế thúc đẩy giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp tăng cao. Trong khi đó, người mua khó tính hơn, chỉ yên tâm tìm đến sản phẩm của chủ đầu tư có năng lực về tài chính, pháp lý, chất lượng, tiến độ, đặc biệt là chính sách bán hàng hấp dẫn.
Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe - Minh Nhật - 11 phút trước
Những ngày qua, tại nhiều địa phương trên cả nước, đã xuất hiện các trường hợp học sinh ngộ độc sau khi ăn các loại kẹo lạ bán trước cổng trường, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nguy cơ mất an toàn từ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15 phút trước
Ngày 27/02/2024, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Cảnh báo tình trạng người dân phát, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy”. Tuy nhiên, tình trạng này không dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, những cánh rừng đang bị tàn phá “tan hoang” từng ngày. Việc phát, đốt rừng diễn ra ngang nhiên, dư luận đặt câu hỏi liệu có sự “buông lỏng” của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Và điều đáng nói là trong báo cáo kiểm tra, xác minh của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng!?
Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Tin tức - Minh Nhật - 19 phút trước
Mưa đá, giông lốc xuất hiện tại nhiều tỉnh phía Bắc trong ngày 28-3, gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân.
9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

Thời sự - Văn Hoa - Hương Diệp - 24 phút trước
Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024).
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Kinh tế - H.Trường - T.Nhân - 31 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định cấp 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu để các địa phương thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Thời sự - PV - 22:05, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) do ông Masayoshi Fujimoto và ông Masayuki Hyodo, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam dẫn đầu đang thăm Việt Nam, tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân

Tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân

Thời sự - PV - 22:05, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, phát biểu tại lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2026) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Hưởng ứng phong trào thi đua với nhiều nội dung trọng tâm, các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu với bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, trí tuệ cho Quốc hội, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân.
Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Thời sự - PV - 20:50, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Hà Nội chốt phương án thi vào lớp 10 với 3 môn

Hà Nội chốt phương án thi vào lớp 10 với 3 môn

Giáo dục - Như Ý - 16:05, 28/03/2024
Ngày 28/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025. Theo đó, học sinh Hà Nội tham gia kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025 sẽ thực hiện 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.