Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Tùng Nguyên - 17:28, 03/04/2025

Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

 Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang thăm điểm trường mầm non làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei tháng 1/2025. Ảnh: Ngọc Chí
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang thăm điểm trường mầm non làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei tháng 1/2025. Ảnh: Ngọc Chí

Bao phủ các cấp học

Ngày 12/3/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Một điểm mới là Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung trẻ em nhà trẻ bán trú (từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi) vào diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập từ nguồn ngân sách nhà nước.

Thực tế, từ nhiều năm nay, các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục dân tộc đã tiếp cận đến hầu hết học sinh các cấp học và các sinh viên, nghiên cứu sinh người DTTS. Tuy nhiên, trẻ em nhà trẻ bán trú vẫn còn nằm ngoài diện thụ hưởng; gần đây nhất là Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, nhưng chỉ hỗ trợ nhóm trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

Trong Tờ trình số 1573/TTr-BGDĐT ngày 25/10/2024 trình Chính phủ hồ sơ dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách (nay là Nghị định số 66/2025/NĐ-CP), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã nhìn nhận, nhóm trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa được hưởng bất kỳ chính sách hỗ trợ giáo dục nào; chưa đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Theo Nghị định số 66/2025/NĐ-CP, cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú được hưởng 700 nghìn đồng/tháng/nhóm trẻ em nhà trẻ (không quá 9 tháng/năm học) để quản lý buổi trưa đối với nhóm trẻ em nhà trẻ.

Tại những kỳ họp của Quốc hội khóa XV gần đây, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nay là Ủy ban Dân nguyện và Giám sát) đã tổng hợp ý kiến của cử tri ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước (Hà Tĩnh, Nghệ An, Bắc Kạn,...) về chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ để gửi Bộ GD&ĐT. Tâm tư của cử tri cả nước đã được giải tỏa khi Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP, đưa nhóm trẻ em nhà trẻ vào diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập. Cùng với việc Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026 thì đây là tin vui cho hàng triệu gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có con em độ tuổi nhà trẻ.

Chăm sóc trẻ từ đầu đời

Theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP, trẻ em nhà trẻ bán trú sẽ được hỗ trợ 360 nghìn đồng/tháng/trẻ tiền ăn trưa (không quá 9 tháng/năm học). Như vậy, định mức hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em nhà trẻ tại Nghị định 66/2025/NĐ-CP tăng hơn gấp đôi so với Nghị định số 105/2020/NĐ-CP (nhóm trẻ mầm non từ 3 - 6 tuổi được hỗ trợ 160 nghìn đồng/tháng/trẻ). Việc tăng định mức hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em nhà trẻ cho thấy tầm nhìn của việc hoạch định chính sách nhằm phát triển con người ngay từ những năm đầu đời.

 Học sinh điểm trường mầm non Cáo Phìn - Trường Mầm non Thèn Chu Phìn, xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Vũ Mừng
Học sinh điểm trường mầm non Cáo Phìn - Trường Mầm non Thèn Chu Phìn, xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Vũ Mừng

Theo TS.BS. Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng để chăm sóc trẻ về mặt dinh dưỡng, tinh thần, trẻ sẽ có nền tảng sức khỏe tốt nhất, đảm bảo tương lai trưởng thành khỏe mạnh, dễ phát triển. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc trẻ em trong “giai đoạn vàng” của nhiều gia đình DTTS vẫn còn rất hạn chế.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em DTTS cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Một báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2023 cho thấy, tỷ lệ thể thấp còi ở trẻ em người DTTS là 31,4%, cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em người Kinh (15,0%); tỷ lệ trẻ em là người DTTS nhẹ cân cũng lớn hơn gấp 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em là người Kinh.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em nhà trẻ bán trú tại Nghị định số 66/2025/NĐ-CP phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục và Luật Trẻ em hiện hành. Trong đó, Luật Trẻ em có quy định rõ Nhà nước có chính sách bảo đảm chăm sóc trẻ em (Điều 43) và bảo đảm về giáo dục cho trẻ em (Điều 44) cũng như quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện (Điều 15). Luật Giáo dục 2019 cũng quy định rõ, Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp (Điều 27). 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông

Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông

Sáng 23/5, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất nội dung, giải pháp giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh chủ trì.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong sổ tang, lãnh đạo Đảng, Nhà nước bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Luật Dẫn độ: Đẩy mạnh chiến lược hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp và tăng cường hội nhập quốc tế

Luật Dẫn độ: Đẩy mạnh chiến lược hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp và tăng cường hội nhập quốc tế

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dẫn độ.
Điện Biên và thành phố Saint Pertersburg tăng cường hợp tác phát triển công nghệ thông tin

Điện Biên và thành phố Saint Pertersburg tăng cường hợp tác phát triển công nghệ thông tin

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Liên bang Nga, ngày 23/5, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên và Thống đốc thành phố Saint Pertersburg đã thống nhất các nội dung tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Sáng 24/5, tại Hội trường T50 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi đã cử hành trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Bảo Yên bứt phá sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Bảo Yên bứt phá sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới.
Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ. Chùa Hang Tuyên Quang. Ươm mầm Bố chính trên đất chè. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ đuối nước thương tâm

Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ đuối nước thương tâm

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Khoảng 18 giờ 15 phút ngày 23/5, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ đuối nước xảy ra tại đập Hải An, xã Quảng Thành (huyện Hải Hà), nâng tổng số nạn nhân thiệt mạng lên 4 em.
Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ. Chùa Hang Tuyên Quang. Ươm mầm Bố chính trên đất chè. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội: Thanh toán dịch vụ vệ sinh môi trường trực tuyến - Nhanh chóng, an toàn, tiện lợi

Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội: Thanh toán dịch vụ vệ sinh môi trường trực tuyến - Nhanh chóng, an toàn, tiện lợi

Tin tức - Tuấn Trình - 4 giờ trước
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) áp dụng thanh toán dịch vụ vệ sinh môi trường (VSMT) bằng điện tử, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.Với tính năng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, thanh toán điện tử giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Nghệ An chủ động ứng phó với dịch Covid-19 mới

Nghệ An chủ động ứng phó với dịch Covid-19 mới

Sức khỏe - An Yên - 5 giờ trước
Dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp trở lại. Để sẵn sàng đối phó với những tình huống của dịch bệnh, ngành Y tế tỉnh Nghệ An đang rốt ráo triển khai nhiều giải pháp với phương châm chủ động, linh hoạt trên cơ sở tình hình thực tế.
Cây đào rừng trở thành cây chủ lực giúp nhiều hộ dân tộc Mông thoát nghèo

Cây đào rừng trở thành cây chủ lực giúp nhiều hộ dân tộc Mông thoát nghèo

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Nhờ trồng đào, nhiều hộ người Mông ở huyện vùng biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã vươn lên thoát nghèo. Cây đào không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định, mà còn tạo việc làm mùa vụ cho hàng chục lao động địa phương trong mùa thu hoạch trái đào.