Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp đột phá để phổ cập giáo dục mầm non: Cần có chính sách đặc thù (Bài 2)

Sỹ Hào - 20:39, 09/04/2024

Vì nhiều nguyên nhân, một bộ phận không nhỏ giáo viên mầm non bỏ việc khiến tình trạng thiếu giáo viên càng trở nên trầm trọng. Đây tiếp tục sẽ là rào cản trong việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) nếu không có chính sách hỗ trợ đặc thù.

Giải pháp đột phá để phổ cập GDMN: Phải có chính sách đặc thù (Bài 2)
Thiếu GV nên tỷ lệ GV/trẻ thấp nhất trong các bậc học. Vùng miền núi phía Bắc có tỷ lệ GV mầm non/lớp thấp nhất cả nước, với tỷ lệ là 1,6 GV/lớp. (Ảnh minh họa)

Nguy cơ thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng

Tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ngày 4/4/2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi đã thẳng thắn nhìn nhận, nghề giáo viên (GV) mầm non ngày càng ít hấp dẫn, một bộ phận GV mầm non bỏ việc. Nguyên nhân là do GV mầm non đang có mức thu nhập thấp nhất trong các cấp học, chịu áp lực công việc cao nhất, thời gian làm việc trong ngày tại cơ sở GDMN dài nhất (9 - 12 giờ mỗi ngày).

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện thiếu khoảng 50.000 GV mầm non; dự báo đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên khoảng 55.400 người. Tại Quyết định số 71-QĐ/TW ngày 18/7/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã bổ sung 65.980 biên chế GV cho các địa phương trong giai đoạn 2022 – 2026.

So với năm học 2021 – 2022 thì năm học 2022 – 2023, bậc học mầm non thiếu 7.887 GV; trong khi số trẻ đến trường tăng thêm 132.245 trẻ, dẫn tới tỷ lệ GV/trẻ thấp nhất trong các bậc học. Vùng miền núi phía Bắc có tỷ lệ GV mầm non/lớp thấp nhất cả nước, với tỷ lệ là 1,6 GV/lớp.

Riêng năm học 2022 – 2023 được bổ sung thêm 27.850 GV, trong đó có 13.015 biên chế GV mầm non. Nhưng hết học kỳ I của năm học này, các địa phương chỉ tuyển thêm được 5.672 người, đạt tỷ lệ 43,6%.

Trong khi tuyển không đủ chỉ tiêu, thì GDMN lại đối diện với tình trạng GV bỏ việc có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, trong vòng 2 năm học gần đây (từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2023), tổng số GV mầm non, phổ thông nghỉ việc, bỏ việc khoảng 29.000 người; trong đó, GV mầm non chiếm khoảng 40%.

Lý do nghề GV mầm non ngày càng ít hấp dẫn, đã được các GV chia sẻ với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trong cuộc giao lưu trực tuyến cách đây hơn 7 tháng (ngày 15/8/2023). Trao đổi với người đứng đầu ngành GD&ĐT, các GV đều khẳng định, công việc của GV mầm non mang tính chất rất đặc thù, vừa nuôi vừa dạy từng trẻ, nhưng thu nhập rất thấp.

Theo cô giáo Lê Thị Tuyết Hường, Trường Mầm non xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), quy định thời gian làm việc của GV mầm non là 8 giờ/ngày, nhưng trên thực tế thường làm việc ở trường từ 10 - 11 giờ/ngày. Hơn nữa, do thiếu GV nên có những lớp, một cô giáo đang phải một mình nuôi dạy hơn 30 trẻ.

“Ở các trường mầm non thuộc vùng đặc biệt khó khăn, khoảng cách từ trung tâm đến điểm trường lẻ thường rất xa, có những nơi lên đến gần 50km, giao thông đi lại trắc trở, nhất là vào mùa mưa lũ”, cô Hường chia sẻ.

Giải pháp đột phá để phổ cập GDMN: Phải có chính sách đặc thù (Bài 2) 1
Sự vất vả của GV mầm non ở miền núi nhân lên gấp bội do giao thông đi lại khó khăn. (Trong ảnh: GV Trường Mầm non Bảo Nam, xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vượt núi đến các điểm lẻ)

Vất vả là vậy, nhưng thu nhập từ nghề GV mầm non rất thấp. Khi bàn về chính sách nhằm bảo đảm chất lượng GDMN, ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đã nêu thực tế, GV mầm non mới vào nghề từ 1 đến 5 năm thì lương bình quân là 5 triệu đồng. 

Trong khi ở các tỉnh có khu công nghiệp, chế xuất thì một người lao động phổ thông bình thường cũng có mức thu nhập cao hơn như vậy. Đó cũng là thực trạng khiến GV mầm non nghỉ việc nhiều.

Cơ chế đặc thù

Cũng cần thấy rằng, thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ GV, học sinh mầm non đã được ban hành; trong đó có các chính sách được quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, sau 02 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, cả nước đã có 28.837 GV dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS đã được hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối thiểu là 800.000 đồng/người/tháng; trong đó, 38 tỉnh, thành phố hỗ trợ bằng mức quy định, 2 thành phố là Hà Nội và Hải Phòng hỗ trợ cao hơn.

Cả nước cũng đã có 2.272 trường mầm non đủ điều kiện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em đối với cơ sở GDMN công lập ở địa bàn khó khăn. Tính chung sau 02 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, cả nước đã hỗ trợ ăn trưa cho 995.821 lượt trẻ em mẫu giáo, với kinh phí hơn 1.170 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, thu nhập của GV mầm non, đặc biệt là GV ngoài biên chế, nhân viên nuôi dưỡng hiện nay còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chưa tương xứng với cường độ lao động, tính chất công việc. Mức hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo cũng còn thấp và chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa với trẻ nhà trẻ…

Trước thực trạng GV mầm non bỏ việc có xu hướng gia tăng, Bộ GD&ĐT đã đề xuất Chính phủ xây dựng chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đồng thời, đề xuất mức phụ cấp đối với GV mầm non theo hướng nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với GV mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%; GV mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%. Với mức đề xuất này, có khoảng hơn 200 nghìn GV mầm non thuộc đối tượng điều chỉnh.

Giải pháp đột phá để phổ cập GDMN: Phải có chính sách đặc thù (Bài 2) 2
Công việc của GV mầm non mang tính chất rất đặc thù, vừa nuôi vừa dạy từng trẻ, nhưng thu nhập rất thấp. (Ảnh minh họa)

Nhưng để thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN vào năm 2030 theo yêu cầu Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, thì phải có giải pháp đột phá về cơ chế, chính sách. Vì vậy, trong phiên họp ngày 4/4/2024 của Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội để phê duyệt và ban hành Nghị quyết phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi.

Theo đó, dự thảo Nghị quyết sẽ quy định cơ chế, chính sách để đảm bảo các nguồn lực thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo như chính sách cho đối tượng trẻ em yếu thế; chính sách, cơ chế cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV mầm non; cơ chế chính sách để đầu tư cho vùng khó khăn và xã hội hóa, khuyến khích phát triển GV mầm non ngoài công lập;...

Theo các chuyên gia và các nhà quản lý, việc ban hành Nghị quyết phổ cập GDMN là cần thiết, nhưng quan trọng là làm như thế nào để thực hiện được mục tiêu này. Ngoài việc phải có những chính sách đặc thù để đầu tư cho GDMN thì việc đổi mới chương trình là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Việc đổi mới chương trình GDMN cần phải được thực hiện kỹ lưỡng, tránh nóng vội, bởi đây là bậc học nền tảng, từ đó tạo tiền đề cho việc đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Trước phiên họp ngày 4/4/2024, Bộ GD&ĐT cũng đã được giao thực hiện nhiệm vụ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi tại 14 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cho rằng, nếu thông qua nghị quyết này thì ngoài 14 tỉnh được thực hiện thí điểm, các địa phương khác không có cơ sở pháp lý để xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo theo yêu cầu của Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023. Vì thế, Bộ đề xuất để có một nghị quyết là hành lang pháp lý cho tất cả các địa phương triển khai đại trà việc phổ cập cho trẻ em mẫu giáo. Thời gian trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp tháng 10/2024.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.