Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp đột phá để phổ cập giáo dục mầm non: Làm kỹ và làm chắc (Bài cuối)

Sỹ Hào - 10:06, 12/04/2024

Ngoài những chính sách đặc thù để đầu tư cho giáo dục mầm non (GDMN), thì việc đổi mới chương trình, là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Việc đổi mới chương trình GDMN cần phải được thực hiện kỹ lưỡng, tránh nóng vội, bởi đây là bậc học nền tảng, từ đó tạo tiền đề cho việc đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Uỷ ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024 để bàn giải pháp phát triển GDMN trong tình hình mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Uỷ ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024 để bàn giải pháp phát triển GDMN trong tình hình mới

Ưu tiên đổi mới chương trình ở vùng khó khăn

Tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) được tổ chức ngày 4/4/2024, các ý kiến đều thống nhất vai trò quan trọng của GDMN và cần tăng cường sự quan tâm, đầu tư cho bậc học này. Theo đó, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập GDMN cho trẻ 3 - 5 tuổi là cần thiết.

Chia sẻ từ thực tế các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định: Không nên bàn nên hay không nên phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi, mà nên bàn làm như thế nào.

Để phổ cập GDMN, một giải pháp được các thành viên Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT thảo luận, là đổi mới Chương trình GDMN. Các ý kiến cũng thống nhất, nhiệm vụ đổi mới chương trình phải được tính toán kỹ điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi trong triển khai.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầ A Lềnh phát biểu tại phiên họp Ủy ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầ A Lềnh phát biểu tại phiên họp Ủy ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024

Bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng, chúng ta phải nhận thức lại vai trò của GD&ĐT, đặc biệt là 1.000 ngày đầu đời của trẻ em. Theo bà Doan, muốn phổ cập GDMN từ 3 - 5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình.

Yêu cầu đổi mới Chương trình GDMN cũng đã được Bộ GD&ĐT tính đến. Trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình GDMN đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, Bộ GD&ĐT cho biết, Chương trình GDMN hiện hành được ban hành từ năm 2009, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2016 và năm 2020. Tuy nhiên, chương trình hiện hành chưa quan tâm thỏa đáng yêu cầu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, công nghệ số, quyền trẻ em, bình đẳng giới, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu/dịch bệnh…

Theo dự báo dân số độ tuổi của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030 chỉ có 7/63 tỉnh tăng dân số trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi (khoảng trên 176.000 trẻ); các tỉnh còn lại đều có xu hướng giảm. Do đó, số lớp mẫu giáo có xu hướng giảm chung do dân số giảm. Tuy nhiên, theo dự báo có một số tỉnh tăng dân số nên sẽ tăng lớp mẫu giáo cục bộ ở một số địa phương, dự báo tăng 1.831 lớp.

“Đặc biệt, Chương trình hiện hành chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới theo Nghị quyết số 29/NQ-TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cũng như yêu cầu trong Luật Giáo dục 2019”, Bộ GD&ĐT khẳng định.

Theo Bộ GD&ĐT, dự thảo Chương trình GDMN mới sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Chương trình cũng liên thông với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bổ sung nội dung, phương pháp giáo dục mới.

Việc đổi mới chương trình là giải pháp để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành phổ cập GDMN theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023. Nhưng theo Bộ GD&ĐT, việc đổi mới phải thực hiện từng bước, làm kỹ, làm chắc.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề xuất trong 3 năm học tới đây (từ năm học 2025 - 2026 đến năm học 2027 - 2028) sẽ thí điểm đổi mới chương trình ở một số cơ sở GDMN. Từ năm học 2029 - 2030, bắt đầu triển khai áp dụng đại trà Chương trình GDMN mới trên phạm vi toàn quốc.

“Các địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn sẽ được ưu tiên hỗ trợ đầu tư kinh phí để bảo đảm điều kiện tối thiểu thực hiện đổi mới Chương trình GDMN mới”, Bộ GD&ĐT đề xuất.

Tạo tiền đề đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục

Trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình GDMN, Bộ GD&ĐT khẳng định, giai đoạn quan trọng nhất trong đời mỗi con người diễn ra từ khi còn trong bụng mẹ cho đến 8 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời là cơ hội có một không hai để phát triển não bộ của trẻ em.

“Não và các kết nối thần kinh phát triển mạnh sau khi sinh với tốc độ chóng mặt. Khi trẻ đạt 3 tuổi, não bộ đạt tỷ lệ 80% khối lượng so với người trưởng thành. Đây được coi là giai đoạn vàng của sự phát triển trong cuộc đời mỗi người”, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, muốn phổ cập GDMN từ 3 - 5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình
Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, muốn phổ cập GDMN từ 3 - 5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng nhìn nhận, hiện chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ chưa đồng đều, đặc biệt ở đối tượng trẻ em khuyết tật, trẻ em thuộc nhóm có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em sống ở vùng khó khăn, trẻ em DTTS có một số lĩnh vực chỉ số phát triển của trẻ còn khá thấp. Đây là hạn chế trong thực hiện mục tiêu giáo dục “hòa nhập” của bậc học mầm non hiện nay.

Tính đến năm 2030, cả nước cũng còn thiếu 39.018 phòng học, cần bổ sung hàng ngàn bộ thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhu cầu kinh phí dự báo để bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị là 32.126 tỷ đồng, bình quân 6,425,2 tỷ đồng/năm.

Vì vậy, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi, thời gian tới cần tăng cường hỗ trợ cơ sở GDMN để giáo dục hòa nhập cho trẻ yếu thế, trẻ có nhu cầu đặc biệt. 

Đồng thời hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển GDMN; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đầu tư và việc huy động, kết nối nguồn lực xã hội để phát triển GDMN; đặc biệt quan tâm chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; ưu tiên ngân sách chi cho phát triển GDMN.

Những “điểm nghẽn” cũng như các giải pháp để phát triển GDMN đã được thảo luận kỹ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT được tổ chức ngày 4/4/2024. Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, muốn tháo gỡ khó khăn thì phải có đề án. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ GD&ĐT trong quá trình hoàn thiện đề án. Tinh thần chung theo Thủ tướng là không cầu toàn nhưng không nóng vội; chuẩn bị kỹ lưỡng, làm kỹ và làm chắc.

Đến năm 2030, giáo dục mầm non tập trung vào 3 mục tiêu:

1. Đổi mới Chương trình GDMN theo tiếp cận năng lực, tôn trọng quyền của trẻ em, dựa trên trục tình cảm - xã hội phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi và sự phát triển toàn diện của trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đặt nền móng để hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam.

2. Tăng cơ hội tiếp cận GDMN có chất lượng cho trẻ em mầm non thông qua thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo; nâng cao cơ hội tiếp cận và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nhà trẻ và nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong các cơ sở GDMN.

3. Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư; coi trọng phát triển giáo dục hoà nhập và vấn đề công

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 07:11, 26/07/2024
Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.
Những thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi

Những thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi

Kinh tế - Minh Thu - 06:59, 26/07/2024
Từng xông pha trong lửa đạn, cống hiến tuổi trẻ, xương máu cho độc lập, tự do của dân tộc, khi trở về với cuộc sống đời thường, nhiều thương binh, bệnh binh lại tiếp tục nỗ lực trên “mặt trận” làm kinh tế. Không chỉ làm giàu cho gia đình, góp sức xây dựng quê hương, những thương binh, bệnh binh còn khẳng định ý chí, quyết tâm “tàn nhưng không phế”.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Sắc màu 54 - Hoài Lê - 06:46, 26/07/2024
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.