Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải phóng miền Nam trong ký ức cựu chiến binh vùng cao Tây Bắc

Minh Nhật-CTV - 6 giờ trước

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, ký ức về Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của những cựu chiến bình dân tộc Thái trên quê hương Yên Châu, Bắc Yên (Sơn La), dường như vẫn còn vẹn nguyên. Những câu chuyện của các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc năm xưa, hôm nay vẫn luôn sống động và hào hùng.

Cựu chiến binh Quàng Văn Thiềng, tiểu khu 2, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (giữa). Ảnh: Gia Hưng
Cựu chiến binh Quàng Văn Thiềng, tiểu khu 2, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (giữa). Ảnh: Gia Hưng

Về với mảnh đất Yên Châu (Sơn La) gặp cựu chiến binh Quàng Văn Thiềng, tiểu khu 2, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu (Sơn La), được nghe ông kể về ký ức của những ngày tháng đầy hào hùng 50 năm về trước. Ông là một trong những thanh niên dân tộc Thái tình nguyện tham gia nhập ngũ. Năm 1972, được biên chế tại Sư đoàn 316 bộ binh.

Tháng 10/1974, đơn vị ông tiến vào miền Nam, chuẩn bị giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột (nay là TP. Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk). Sau khi chiến dịch giành thắng lợi, tình hình an ninh trật tự tại Buôn Ma Thuột ổn định, đơn vị của ông được nhận nhiệm vụ hành quân xuống Tây Ninh, chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Nhớ lại những ngày tháng lịch sử ấy cựu chiến binh Quàng Văn Thiềng không khỏi xúc động.

"Bắt đầu chuyển xuống Tây Ninh, chúng tôi nhận lệnh cấp trên là chiến dịch Giải phóng Sài Gòn, mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. Đơn vị chúng tôi chặn giữ không cho lính của Sư đoàn 25, Việt Nam Cộng hòa từ Tây Ninh xuống ứng cứu căn cứ Đồng Dù và ứng cứu Sài Gòn.

Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, toàn bộ khu vực đó bị đánh bom, một số đồng đội chúng tôi hy sinh, bị thương. 3 ngày 26,27, 28/4 là ác liệt nhất. Đến ngày 30/4 sóng điện đài bị mất, đến gần 12 giờ đài lên sóng, và nghe giọng nói Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện…Riêng bản thân chúng tôi là những người chiến đấu trực tiếp chiến đấu rất vui sướng, mấy anh em ôm nhau khóc vì quá mừng, đồng bào miền Nam còn tặng bộ đội bánh tét…", Cựu chiến binh Quàng Văn Thiềng nói.

Cựu chiến binh Lường Văn Chựa, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (người thứ 2 bên phải sang). Ảnh: Gia Hưng
Cựu chiến binh Lường Văn Chựa, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (người thứ 2 bên phải sang). Ảnh: Gia Hưng

Với cựu chiến binh Lường Văn Chựa, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, từng là chiến sĩ ở binh chủng tên lửa, ký ức về quá khứ đã trở thành niềm vinh dự, tự hào suốt 47 năm qua với ông và gia đình. Năm 20 tuổi, ông đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Năm 1967 ông và các đồng đội của Tiểu đoàn 52, Trung đoàn tên lửa 267 tham gia chiến dịch 41 ngày đêm tại thành phố cảng Hải Phòng. Đây là đầu mối quan trọng tiếp nhận hàng viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cho quân và dân ta chống Mỹ. Những chiến thắng quan trọng tại đây đã góp phần rất lớn vào việc chi viện cho chiến trường miền Nam.

"Cuối năm 1967, Mỹ mở chiến dịch 41 ngày đêm đánh phá TP.Hải Phòng. Mỹ dồn các loại máy bay đánh phá liên tục 41 ngày đêm. Chúng ta đã chiến đấu anh dũng với quyết tâm bảo vệ cảng Hải Phòng và 2 ngày chúng tôi bắn rơi 3 chiếc máy bay. Chúng tôi bảo vệ thành công TP cảng Hải Phòng, được Bác Hồ gửi tặng hoa động viên. Sau đó, đến năm 1972, đơn vị chúng tôi vào Quảng Bình, chiến đấu tại Thụ Lộc, quyết tâm bảo vệ tuyến đường 21 dọc Trường Sơn", cựu chiến binh Lường Văn Chựa cho biết.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã có biết bao người con quê hương Yên Châu tham gia chiến đấu. Có những chiến sĩ tuy không trực tiếp tham gia chiến dịch, nhưng luôn rèn luyện và sẵn sàng tinh thần khi được nhận lệnh

Cựu chiến binh Nguyễn Đức Minh, Tiểu khu 3, Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu chia sẻ: Tôi lúc bấy giờ là chiến sĩ kỹ thuật của Quân khu Tây Bắc. Việc chuẩn bị cho giải phóng miền Nam theo kế hoạch là năm 1975-1976. Chúng tôi được học tập để tăng cường lực lượng cho chiến trường miền Nam, lúc này chiến trường miền Nam bắt đầu chiến dịch lớn như chiến dịch Tây Nguyên, giải phóng Buôn Mê Thuật, giải phóng Huế.

"Ngày 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công theo 5 hướng vào Sài Gòn. Chúng tôi là bộ đội kỹ thuật nên cũng thường xuyên được cung cấp thông tin về chiến trường, trong lúc chúng tôi đang miệt mài rèn luyện thì được tin miền Nam giải phóng. Chúng tôi vô cùng vui sướng", cựu chiến binh Nguyễn Đức Minh cho biết.

Kỷ vật của cựu chiến binh. Ảnh: TL
Kỷ vật của cựu chiến binh. Ảnh: TL

Những người lính năm xưa của quê hương Yên Châu giờ đều đã hơn tuổi 70, khi gặp lại những đồng đội cũ, giữa những ngày tháng 4 lịch sử, trang ký ức ấy cứ lần lượt hiện về như mới ngày hôm qua. Những người cựu chiến binh năm đó vẫn mãi không thể nào quên giờ khắc lịch sử quan trọng, ngày 30/4 ngày đất nước thống nhất hoàn toàn.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trôi qua nửa thế kỷ, nhưng ký ức một thời hoa lửa vẫn luôn in đậm trong trí nhớ của những cựu chiến binh đang sinh sống trên địa bàn huyện Bắc Yên.

Gặp cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến trường miền Nam- ông Bùi Đăng Bình, hiện  sinh sống tiểu khu 3, thị trấn Bắc Yên. Đã hơn 70 tuổi, nhưng những chặng đường chiến đấu của quân và dân ta trải qua để tiến tới giành độc lập, non sông thu về một mối luôn khắc sâu trong tâm trí ông.

Ông Bình nhớ lại: Tôi sinh ra ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhưng từ năm 9 tuổi đã theo chú ruột vào sống ở Hà Tĩnh. Lúc đó, Mỹ đang ném bom phá hoại miền Bắc để cắt đứt đường chi viện cho miền Nam. Năm 17 tuổi, tôi xung phong đi khám tuyển nghĩa vụ 3 lần nhưng đều bị từ chối. Đến năm 1974, khi có lệnh tổng động viên, tôi cùng hai người bạn viết đơn tình nguyện nhập ngũ và được chính thức lên đường bảo vệ Tổ quốc.

CCB Bùi Đăng Bình chia sẻ bức ảnh kỷ niệm về tình đồng đội.Ảnh TL
CCB Bùi Đăng Bình chia sẻ bức ảnh kỷ niệm về tình đồng đội.Ảnh TL

Ngày 11/12/1974, ông Bình nhập ngũ và được huấn luyện tại Đoàn 22, Quân khu 4 ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Đến đầu tháng 2/1975, ông được biên chế vào Đại đội 6, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341, Quân đoàn 4, đóng quân tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Theo ông kể: Trung tuần tháng 2/1975, đơn vị ông Bình lên đường vào chiến trường Tây Nguyên qua con đường mòn Hồ Chí Minh. Dọc các tuyến đường, đâu đâu cũng thấy những người lính trẻ, dân công hỏa tuyến và thanh niên xung phong, tất cả đều có một khát vọng chung là “Nam tiến”.

Đến ngày 7/4/1975, không khí trong cánh rừng Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Long Khánh (nay là tỉnh Đồng Nai) trở nên căng thẳng, mọi người thức suốt đêm để chuẩn bị cho trận chiến lớn sắp tới. Trước giờ ra trận, bữa cơm tối hôm ấy rất đầy đủ với rau rừng, thịt hộp, và cả cá mòi từ sông La Ngà. Mỗi người tranh thủ chỉnh sửa súng ống, viết thư cho gia đình và những dòng nhật ký.

Ông Bình vẫn nhớ lá thư gửi về từ chiến trường, chỉ vỏn vẹn vài dòng: “Mẹ ơi, con vẫn khỏe. Mẹ giữ gìn sức khỏe, ngày chiến thắng con sẽ về”. Đó là sợi dây kết nối giữa hậu phương và tiền tuyến, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho các chiến sĩ để họ vững vàng trên con đường chiến đấu.

Đêm 8/4/1975, đơn vị ông Bình vượt sông La Ngà, huyện Định Quán, áp sát thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh, một chốt chặn quan trọng trong tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ cửa ngõ Sài Gòn. Đến sáng ngày 9/4/1975, hàng loạt bộc phá phá tan hàng rào thép gai, mở đường cho bộ binh tiến quân. Trận đánh kéo dài nhiều ngày, ta và địch giành giật từng con phố, từng ụ đất.

Khi quân ta chiếm được Dinh Tỉnh trưởng trưa 11/4/1975, chiến sự vẫn chưa kết thúc. Địch cố thủ quyết liệt, điều thêm viện binh, xe tăng, pháo binh yểm trợ. Máy bay địch quần thảo, trút bom xuống trận địa, nhưng quân ta vẫn kiên cường bám trụ.

Ngày 21/4/1975, trước sức ép của ta, địch rút chạy, quân ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Long Khánh. Chiến thắng Xuân Lộc như cánh cửa mở toang dẫn thẳng vào Sài Gòn. Cả chiến trường vỡ òa trong niềm vui sướng. Những đoàn quân tiếp tục hành quân thần tốc.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày 26-30/4/1975, đơn vị ông Bình tiến đánh Trảng Bom, Hưng Nghĩa, sân bay Biên Hòa, tổng kho Long Bình, rồi thẳng tiến vào Sài Gòn, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Xa lộ Biên Hòa ngập tràn xe cộ, vũ khí của quân ngụy bỏ lại. Mỗi bước chân tiến vào thành phố là một bước đi giữa lịch sử.

5 giờ sáng ngày 1/5/1975, đơn vị ông tiến vào ga Bình Triệu. Dù trời còn tối nhưng nhân dân đã đổ ra đường vẫy cờ, reo hò. Một người mẹ Nam Bộ chạy đến, ôm chầm lấy ông Bình, nước mắt lăn dài trên má: “Các con đã về rồi...!”. Những giọt nước mắt vui mừng, những cái ôm thật chặt giữa người lính và Nhân dân khiến con đường từ Bình Lợi đến Dinh Độc Lập dù chỉ dài 5 km chật ních.

CCB Bùi Đăng Bình (người thứ 3 từ trái qua) chụp ảnh cùng đồng đội. Ảnh TL
Cựu chiến binh Bùi Đăng Bình (người thứ 3 từ trái qua) chụp ảnh cùng đồng đội. Ảnh TL

Chiến thắng đến, niềm vui ấy không chỉ lan tỏa trong những ngày mừng chiến thắng 30/4, mà còn theo ông suốt cả cuộc đời. Đến giờ, ông vẫn luôn khắc ghi những tháng ngày chiến đấu ác liệt, tình đồng chí, đồng đội trở thành điểm tựa vững chắc nhất đối với người lính; không thể quên những đêm hành quân xuyên qua rừng sâu, những trận chiến khốc liệt và cả những người đồng đội mãi mãi nằm lại trên chiến trường.

Tháng 2 năm 1981, ông bắt đầu hành trình từ quê hương Thái Bình lên Bắc Yên, Sơn La để phát triển vùng kinh tế mới. Từ một người lính trở về với cuộc sống bình thường, ông dành hết sức mình cho công việc sản xuất, phát triển kinh tế. Ông tham gia vào các phong trào của địa phương, giúp đỡ bà con trồng trọt, chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp. 

Giờ đây, dù tuổi đã cao, nhưng ông Bình vẫn tích cực tham gia các hoạt động của Hội Cựu chiến binh; truyền dạy cho con cháu những câu chuyện lịch sử, những bài học về lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm với quê hương.

50 năm trôi qua, những ngày tháng chiến đấu gian khổ, đầy tự hào của những người lính tham gia chiến trường miền Nam năm xưa mãi là trang sử hào hùng để các thế hệ con cháu khắc ghi, học tập, phát huy tinh thần phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong xây dựng quê hương đất nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
Cà Mau: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồ Hải đến thăm, động viên lực lượng Biên phòng tỉnh dịp Lễ 30/4

Cà Mau: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồ Hải đến thăm, động viên lực lượng Biên phòng tỉnh dịp Lễ 30/4

Tin tức - Hoàng Tá - Miền Tây - 3 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều ngày 28/4, Đoàn công tác Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau do Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà, động viên cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng ( BĐBP) tỉnh Cà Mau. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại cùng tham gia đoàn công tác.
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 4 giờ trước
Ngày 29/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã có buổi khảo sát và làm việc với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện các bộ, ngành, UBND TP. Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận: Thăm chúc mừng Lễ Phật đản Phật lịch 2569

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận: Thăm chúc mừng Lễ Phật đản Phật lịch 2569

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Nhân dịp Lễ Phật đản Phật lịch 2569, ngày 29/4/2025, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận tổ chức các Đoàn đến thăm, tặng quà chúc mừng các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh.
Đồn Biên phòng Sơn Vĩ thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Đồn Biên phòng Sơn Vĩ thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Xã hội - Kim Khánh - 4 giờ trước
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) ngày 28/4, Đồn Biên phòng Sơn vĩ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Sơn Vĩ tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách và thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ
Bình Định: Nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong kỳ nghỉ lễ

Bình Định: Nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong kỳ nghỉ lễ

Trang địa phương - T.Nhân - 4 giờ trước
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025), tỉnh Bình Định tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để phục vụ người dân và thu hút khách du lịch.
Triển lãm ảnh về Đại thắng mùa Xuân 1975

Triển lãm ảnh về Đại thắng mùa Xuân 1975

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 28/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh về Đại thắng mùa Xuân 1975. Chùa Dâu - Ngôi chùa cổ xứ Kinh Bắc.Tiềm năng du lịch Chảng Phàng.Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Du lịch Việt Nam - Trung Quốc 2 ngày 1 đêm bằng Giấy thông hành

Du lịch Việt Nam - Trung Quốc 2 ngày 1 đêm bằng Giấy thông hành

Du lịch - Minh Anh - 5 giờ trước
Sáng 29/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn và Chính quyền nhân dân Thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) đồng tổ chức Lễ công bố chương trình du lịch 2 ngày, 1 đêm cho khách du lịch sử dụng Giấy thông hành để xuất, nhập cảnh giữa hai địa phương.
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Anh hùng Liệt sĩ

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 5 giờ trước
Ngày 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn, đã đến viếng và dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng Liệt sĩ, tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh (TP. Thủ Đức).
Công an Bình Dương tạm giữ 48 đối tượng đánh bạc trá hình bằng trò chơi Poker

Công an Bình Dương tạm giữ 48 đối tượng đánh bạc trá hình bằng trò chơi Poker

Pháp luật - Duy Chí - 5 giờ trước
Qua trinh sát nắm tình hình và phối hợp kiểm tra, Công an Bình Dương phát hiện Công ty TNHH POKER Bình Dương (địa chỉ: Số 68, Quốc lộ 13, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) có hoạt động đánh bạc và tổ chức đánh bạc “trá hình biến tướng”, đã tạm giữ 48 đối tượng cùng tang vật.
Bình Phước: Hoàn thành xóa 765 căn nhà tạm, nhà dột nát cho người khó khăn

Bình Phước: Hoàn thành xóa 765 căn nhà tạm, nhà dột nát cho người khó khăn

Tin tức - Thanh Liêm - 5 giờ trước
Tại Lễ động thổ Dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), sáng 29/4, tỉnh Bình Phước đã chính thức công bố hoàn thành kế hoạch hỗ trợ nhà ở trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người khó khăn trên địa bàn tỉnh.