Sài Gòn thời Covid-19 với biết bao nỗi niềm dễ khiến người ta rơm rớm, cả điều bi thương lẫn câu chuyện tình người… Dường như muốn níu giữ những câu chuyện đẹp lẫn ký ức buồn của một thời giãn cách, bằng nét vẽ tài ba của mình, thời gian qua, nhiều họa sĩ đã khắc họa vô vàn những tác phẩm đẹp, để lưu dấu một thời Sài Gòn hoạn nạn, khó khăn trong đại dịch.
Ngày 19/5, UBND tỉnh Sơn La và Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã tổ chức Lễ khởi hành đưa quả mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op.
Khu chung cư 86/1 đường Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh nằm lọt thỏm giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt đã hơn 20 năm qua, đây là nơi sinh sống của khoảng 300 người dân tộc Chăm. Mặc dù sống giữa một thành phố hiện đại, nhưng bà con vẫn lưu giữ khá tốt phong tục, tập quán sinh hoạt của dân tộc mình.
Cuối 2020, hàng loạt nhà đầu tư đổ về cửa ngõ phía Đông Sài Gòn tìm mua bất động sản, khiến khu vực này trở thành tâm điểm đầu tư sôi động bậc nhất nơi đây.
Chợ Campuchia hay còn gọi là chợ Lê Hồng Phong (nằm trên đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP. Hồ Chí Minh) do chính những người Campuchia di cư sang Việt Nam lập nên. Trải qua nhiều năm hoạt động, chợ không chỉ là nơi giao thương hàng hóa thông thường mà còn góp phần tăng thêm mối quan hệ sâu sắc giữa người Việt Nam và Campuchia. Những nét văn hóa đặc sắc của hai nước cũng được cộng đồng tiểu thương ở chợ trao đổi một cách chân tình, gần gũi, sâu sắc.
Khi nhắc đến lực lượng tình báo cách mạng Việt Nam, một lực lượng có những đóng góp không nhỏ để làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhiều người cũng như giới truyền thông thường nhắc đến “điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn. Song, có một người ít được nhắc đến, từng là chỉ huy, góp phần rất lớn cho sự an toàn và những chiến công của Phạm Xuân Ẩn, đó là Đại tá Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang). Ông là cụm trưởng cụm H63, là mạng lưới tình báo hậu thuẫn cho hoạt động của điệp viên Phạm Xuân Ẩn. Ông cũng chính là nhân tố góp phần bảo vệ cho Sài Gòn còn nguyên vẹn trong ngày 30/4 năm ấy.
Phố đèn lồng là tên gọi thân thương mà người dân nơi đây đặt cho con đường Lương Nhữ Học, Phú Đinh, Nguyễn Án, Nguyễn Trãi ở quận 5, TP. Hồ Chí Minh-nơi chủ yếu là đồng bào người Hoa sinh sống.