Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện về Đại tá tình báo Tư Cang

PV - 22:47, 29/04/2019

Khi nhắc đến lực lượng tình báo cách mạng Việt Nam, một lực lượng có những đóng góp không nhỏ để làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhiều người cũng như giới truyền thông thường nhắc đến “điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn. Song, có một người ít được nhắc đến, từng là chỉ huy, góp phần rất lớn cho sự an toàn và những chiến công của Phạm Xuân Ẩn, đó là Đại tá Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang). Ông là cụm trưởng cụm H63, là mạng lưới tình báo hậu thuẫn cho hoạt động của điệp viên Phạm Xuân Ẩn. Ông cũng chính là nhân tố góp phần bảo vệ cho Sài Gòn còn nguyên vẹn trong ngày 30/4 năm ấy.

Vẹn nguyên ký ức ngày 30/4 lịch sử

Ngôi nhà của vợ chồng Đại tá Tư Cang (sinh năm 1928) nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Năm nay ông đã bước sang tuổi 91, là thương binh hạng 2/4, tuy không còn nhanh nhẹn, nhưng Đại tá Tư Cang còn minh mẫn và vẫn nhớ như in những năm tháng oanh liệt.

Tham gia cách mạng từ năm 1946, quê ông ở xã Long Phước, TP. Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu), Đại tá Tư Cang không chỉ có vốn kiến thức sâu rộng, mà còn thể hiện là người có nhiều tố chất phù hợp với hoạt động tình báo. Thời trẻ, ông học đủ thứ như chụp ảnh, lái xe, viết văn, viết báo, giỏi võ, giỏi cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp… Ngoài chỉ huy cụm tình báo H63, ông còn là Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động, mở đường tiến đánh Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đại tá tình báo Tư Cang. Đại tá tình báo Tư Cang.

Lữ đoàn 316 được Bộ Tư lệnh chiến dịch giao trọng trách đánh khởi đầu, mở đường cho các cánh quân tiến vào Sài Gòn. Các điểm trọng yếu mà các cánh quân của Lữ đoàn 316 phải đánh chiếm cho bằng được là Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn, nhằm làm tê liệt tổ chức chỉ huy của địch ngay từ phút đầu. Đặc biệt quan trọng là phải đánh và chiếm giữ các cây cầu xung quanh Sài Gòn, mà cầu Rạch Chiếc là then chốt, không cho địch phá hoại, sẽ gây cản trở rất lớn cho các xe, pháo của các cánh quân của ta tiến vào Sài Gòn. Nhiệm vụ nặng nề là vậy nhưng với tài thao lược của người Chính ủy dày dạn chiến trường, Đại tá Tư Cang đã đưa ra phương án chỉ huy các mũi tiến công, luồn sâu ém quân an toàn.

Khi các đoàn quân thuộc Lữ đoàn 316 đã vào sát mục tiêu đúng theo kế hoạch thì Đại tá Tư Cang cũng được thông báo giờ G của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh cho toàn mặt trận là “0 giờ ngày 29/4”. Đại tá Tư Cang kể, ông vẫn không quên cái cảm giác bồi hồi, xúc động trong giây phút lịch sử đó, ông thảo điện khẩn mà nước mắt rưng rưng. Không có mừng vui, hạnh phúc nào bằng…

baodantoc_tu_cang3

“Mãi đến 5 giờ ngày 30/4, quân ta mới chiếm giữ được cầu Rạch Chiếc, đảm bảo đúng kế hoạch cho xe, pháo của Quân đoàn 2 qua cầu lúc 7 giờ sáng, thẳng tiến đến dinh Độc Lập”, Đại tá Tư Cang nhớ lại. Tại đây, ông phát hiện một danh sách các cán bộ của ta mà Mỹ-Ngụy cất công điều tra, theo dõi. Mỗi người được dán trên một bảng nhỏ, treo trên tường, trong một căn phòng bí mật. Trong đó có cả tên Đại tá Tư Cang. Tuy nhiên, chúng chưa có được bao nhiêu thông tin về ông, chưa nhận diện khuôn mặt ông. Ngoài vài dòng: “Tư Cang, Phó Chính ủy tình báo Miền, người trắng trắng, cao cao, có đặc điểm bắn súng bằng hai tay rất giỏi, yêu thích văn nghệ. Quê quán: Chưa xác định. Gia đình: chưa xác định”. Phần dán ảnh còn trống.

“Chúng biết về chú là do một kẻ chiêu hồi khai báo, đặc biệt là khi chú được cấp trên giao nhiệm vụ Phó Chính ủy Phòng Tình báo Miền. Chúng biết chú là con cá “bự” nên ráo riết truy lùng, treo thưởng rất lớn cho ai cung cấp manh mối về chú. Nhưng chú rất cẩn thận, thậm chí, gặp vợ con cũng không dám nhận, con gái lấy chồng không được biết, khi được về thăm nhà thì đã có cháu ngoại”, ông Tư Cang bồi hồi nhớ lại.

Khi được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 2006, điều khiến Đại tá tình báo Tư Cang nhớ nhất chính là những đồng đội đã ngã xuống của ông. Cụm tình báo H63 Anh hùng, có tất cả 45 người thì 27 người đã hy sinh, để bảo vệ mạng lưới tình báo chiến lược, bảo vệ nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, để Phạm Xuân Ẩn có thể hoàn thành nhiệm vụ và trở thành một “điệp viên hoàn hảo” như ngày nay. Cả Phạm Xuân Ẩn và Tư Cang đều đã trở thành những người anh hùng của ngành tình báo được Đảng và Nhà nước công nhận. Nhưng với các nhà tình báo ấy, những người đồng đội đã ngã xuống của họ là những người anh hùng trong trái tim họ.

Giữ mãi phẩm chất người lính Cụ Hồ

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Lữ đoàn 316 (biên chế gọn lại thành Trung đoàn 316) do Đại tá Tư Cang làm Chính ủy luôn là ngọn cờ đầu trong tiêu diệt giặc Pôn Pốt (Campuchia), giữ vững đường biên giới. Năm 1980, Đại tá Tư Cang được nghỉ chế độ hưu trí với tỷ lệ thương binh 2/4, mất sức 61%. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”, tuy đã về nghỉ chế độ, nhưng Đại tá Tư Cang vẫn tham gia làm công tác đảng tại địa phương (Bí thư Chi bộ khu phố hơn 10 năm); tham gia làm kinh tế cho lực lượng thanh niên xung phong Thành phố với chức vụ “Tổ trưởng Tổ bột giấy”…

Tuy đã ở tuổi 91, nhưng Đại tá Tư Cang vẫn còn minh mẫn, sức khỏe ổn định tự chăm sóc vườn cây, chim cảnh… Tuy đã ở tuổi 91, nhưng Đại tá Tư Cang vẫn còn minh mẫn, sức khỏe ổn định tự chăm sóc vườn cây, chim cảnh…

Bên cạnh đó, ông còn tranh thủ thời gian để viết sách, viết báo, đi nói chuyện với học sinh, sinh viên cho lớp trẻ hiểu thêm, biết thêm về những tấm gương hy sinh của người dân, gương chiến sĩ đã lao mình vào trận mạc bỏ qua tuổi trẻ, bỏ qua niềm vui, hạnh phúc cá nhân để làm nên chiến thắng, làm nên nền độc lập ngày nay… Không dừng lại ở đó, trên cương vị là trưởng các ban liên lạc, Hội Cựu chiến binh, Đại tá Tư Cang còn vận động những nhà hảo tâm, mạnh thường quân giúp đỡ đồng chí, đồng đội của mình có hoàn cảnh khó khăn. Ông chạy ngược chạy xuôi tìm nguồn gạo, tiền, thuốc men cùng với các thầy thuốc, các nhà hảo tâm vài tháng một lần đi về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nơi mà ngày xưa là căn cứ cách mạng để khám, chữa bệnh miễn phí, tặng quà cho bà con nghèo và các gia đình chính sách... “Đó là công việc “đền ơn đáp nghĩa” theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Những việc làm tuy nhỏ nhưng góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa dân với quân, giữa dân với Đảng đúng theo lời dạy của Bác Hồ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết- Thành công, thành công, Đại thành công!”, đại tá Tư Cang chia sẻ.

BẰNG GIANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Kinh tế - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2023-2025. Ðến nay, sự hợp tác này mang lại những kết quả tích cực, tạo tiền đề thúc đẩy phát huy hiệu quả chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vừa xây dựng và công bố phương án khôi phục lại hoạt động du lịch sau ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn, đồng thời triển khai kế hoạch du lịch trong các tháng cuối năm 2024.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 11/10, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc với nhiều nội dung quan trọng. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, đại diện một số đơn vị liên quan và hơn 200 đại biểu đại diện cho hơn 82.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sáng ngày 11/10, tại Hội trường Ngọc Linh đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang.
Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Kinh tế - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Cơn bão số 3 vừa qua cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, được xem là "bài kiểm tra" bất ngờ mà thiên nhiên dành cho công tác phòng chống lụt bão của TP. Quảng Ninh, trong đó có việc bảo vệ các công trình đê điều như tuyến đê Điền Công, phường Trưng Vương.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Ngày 09/10, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát”cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Tin tức - N. Tâm - V. Đông - 2 giờ trước
Chiều ngày 10/10, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam; ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, có 84 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 12.000 hội viên Hội CCB của tỉnh tham dự.
Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển mạnh và lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, qua đó làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững.
Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 2 giờ trước
Ngày 10/10/2024, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ năm 2025 - 2030. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ; Đại tá Võ Văn sử, Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh tham dự buổi lễ và chỉ đạo các đơn vị ký kết giao ước thi đua .
Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.