Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp ngăn chặn các xã tái đặc biệt khó khăn ở Thanh Hóa: Nhiều xã thoát nghèo lại rớt chuẩn (Bài 1)

PV - 06:02, 11/11/2022

Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Thanh Hóa có 79 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi xã ĐBKK trở thành xã NTM. Để các xã phát triển bền vững, nguồn "trợ lực" từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230 giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Thanh Hóa có 79 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ.
Thanh Hóa có 79 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ.

Dấu ấn trong công tác giảm nghèo

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, đến cuối năm 2021, các mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa về cơ bản đã hoàn thành. Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm giảm 4,62%; trong đó đối với 100 xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã giảm được 6,84%/năm; hộ nghèo DTTS giảm 5,82%/năm.

Đến nay, Thanh Hóa có 11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 341 xã trong tổng số 465 xã và 809 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM. Trong đó, 48 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5 xã và 145 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Số xã đạt về tiêu chí trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn lần lượt là 84,3%, 86% và 92%. Đáng chú ý, các tiêu chí duy trì tỷ lệ số xã đạt hoặc tăng 1-4%.

Việc ra khỏi xã ĐBKK là một động lực to lớn đối với các địa phương, thể hiện sự tuyên dương và ghi nhận của Chính phủ đối với những nỗ lực của các xã trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới
Việc ra khỏi xã ĐBKK là một động lực to lớn để các địa phương tiếp tục phát triển trong thời gian tới

Sau 12 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn, miền núi Thanh Hóa có nhiều thay đổi. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt là vùng miền núi đã có bước phát triển; đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào được cải thiện rõ rệt, người nghèo đã tiếp cận thuận lợi và đầy đủ hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường và củng cố.

Dấu ấn nổi bật nhất trong công tác giảm nghèo là đến năm 2021, Thanh Hóa có 79 xã ra khỏi diện ĐBKK theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về phê duyệt danh sách xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 861).

Việc ra khỏi xã ĐBKK  và được công nhận hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM, là động lực, sự cổ vũ tích cực đối với các địa phương từ sự ghi nhận của Chính phủ đối với những nỗ lực của các xã trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới

Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế, đối với một số địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, với đặc thù về địa lý, thổ nhưỡng, xuất phát điểm thấp nên công tác giảm nghèo chưa đồng đều và bền vững, vẫn còn nhiều hộ khó khăn.

Thanh Hóa huy động các nguồn lực để hỗ trợ thêm mức đóng BHYT ngoài mức hỗ trợ đóng từ ngân sách Trung ương cho một số nhóm đối tượng
Thanh Hóa huy động các nguồn lực để hỗ trợ thêm mức đóng BHYT ngoài mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho một số nhóm đối tượng

Chưa hết khó khăn

Việc xã ra khỏi vùng khó khăn đồng nghĩa với nhiều chính sách ưu tiên về an sinh xã hội bị cắt giảm. Điều này cũng gây khó cho các địa phương trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh. Như việc khó khăn trong thiếu hụt chỉ tiêu về bảo hiểm y tế cho người dân. Đến hết năm 2021, sau khi không còn sự hỗ trợ của Nhà nước về mua thẻ BHYT, thì đầu năm 2022, tỷ lệ BHYT ở các huyện giảm mạnh. Nhiều hộ dân dù không thuộc diện hộ nghèo, nhưng hoàn cảnh còn khó khăn không đủ điều kiện tham gia BHYT tự nguyện.

Nói về tình trạng này, ông Vũ Cao Cường, Giám đốc BHXH huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) cho hay: “Đầu năm 2022, với 7 xã ra khỏi diện ĐBKK kéo theo đó là giảm 14.000 người không tham gia BHYT. Tính đến tháng 9/2022, tỷ lệ bao phủ BHYT của huyện mới đạt 76,9%, giảm 19,1% so với năm 2021, trong khi đó tỷ lệ tỉnh giao là 90%. Một con số rất khó thực hiện”.

Ra khỏi xã đặc biệt khó là một động lực to lớn đối với các địa phương, tuy nhiên cũng tác động đến một bộ phận giáo viên công tác ở các vùng miền núi khó khăn
Ra khỏi xã đặc biệt khó là một động lực to lớn đối với các địa phương, tuy nhiên cũng tác động đến một bộ phận giáo viên công tác ở các vùng miền núi khó khăn

Quyết định 861 cũng tác động đến một bộ phận giáo viên công tác ở các địa bàn vùng miền núi khó khăn. Bởi lẽ chế độ lương và phụ cấp của giáo viên tại những xã ra khỏi vùng khó khăn cắt giảm, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của các thầy cô giáo.

Cô Ngân Thị Thướng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh (Quan Sơn) cho biết: Xã Tam Thanh vừa ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn nên giáo viên cũng bị cắt giảm khoản tiền phụ cấp. Theo cô, trước kia, trường có người hưởng lương và phụ cấp ở mức 8 - 9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hiện lương và phụ cấp hàng tháng giảm xuống chỉ còn khoảng 6 triệu/tháng.

“Từ khi cắt giảm khoản tiền phụ cấp này, nhiều giáo viên lâm vào cảnh chật vật. Bởi lẽ, nhiều người đang “cắm” sổ lương, vay tiền ngân hàng để  sửa sang, cải tạo lại nhà cửa, hay mua sắm xe máy làm phương tiện đến trường; mua sắm máy tính để nâng cao chất lượng trong công tác dạy học. Bây giờ, mỗi tháng lương và phụ cấp còn khoảng 6 triệu đồng, sau khi trừ tiền nợ ngân hàng, các khoản đóng góp khác, nhiều cô nhận về số lương ít ỏi lắm”, cô Thướng bộc bạch.

Đối với học sinh, chế độ ăn trưa của các em tại các xã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn cũng không còn, ảnh hưởng đến tâm lý cho con đến trường của nhiều phụ huỵnh và học sinh.

Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Trung học cơ sở (PTDTBT - THCS) Tam Thanh có 263 học sinh (HS). Năm học trước, nhà trường có 193 HS thuộc diện ăn, ở bán trú trong ký túc xá. Tuy nhiên, từ khi thực hiện Quyết định số 861 có hiệu lực, nhà trường chỉ còn 65 HS thuộc diện bán trú được Nhà nước hỗ trợ ăn, ở hàng tháng để học tập.

Thầy Nguyễn Văn Dương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chúng tôi mong UBND tỉnh có phương án để hỗ trợ cho những học sinh bị cắt chế độ hưởng bán trú, để giúp các em có điều kiện đến trường thuận lợi hơn”.

Trước những khó khăn trên, chính quyền, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực tìm các giải pháp để tháo gỡ, hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi ở những xã vừa thoát nghèo vươn lên. Trong đó, việc triển khai nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình mục quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230, đang được địa phương xác định là nguồn trợ lực quan trọng, giúp các xã vùng khó khăn vừa đạt chuẩn NTM phát triển bền vững...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Kinh tế - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Chính sách dân tộc - Sơn Lâm - 5 giờ trước
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bằng nguồn vốn vận động, huy động, đóng góp của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, từ đầu năm đến nay, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 7 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

Tin tức - An Yên - 7 giờ trước
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, có đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 13 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 13 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 13 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.