Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giá gạo Việt Nam quay đầu giảm về thấp nhất trong số 6 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới

Minh Thu - 18:13, 03/06/2024

Theo Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam tiếp tục giảm 4 USD so với phiên trước đó, xuống 574 USD/tấn - thấp nhất trong Top 6 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Hiện, mỗi tấn gạo Việt thấp hơn hàng trăm USD so với gạo Mỹ, 46 USD so với Thái Lan và thấp hơn 19 USD so với hàng Pakistan, Myanmar.

Nhu cầu gạo trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao
Nhu cầu gạo trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao

Nguồn cung tăng khiến giá gạo xuất khẩu đi xuống

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam giảm trong tuần qua, do nhu cầu thấp hơn và nguồn cung tăng, trong khi giá gạo của Ấn Độ ổn định nhờ nhu cầu của các nước châu Phi được duy trì.

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua chủ yếu là đi ngang. Nguồn cung lúa gạo đang tăng lên nhờ vào vụ Hè Thu. Điều này khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.

Nguồn cung gạo Việt khá dồi dào. Thêm vào đó, giá gạo xuất khẩu đang điều chỉnh sau một thời gian dài tăng cao. Cùng với đó, đầu vụ Hè Thu năm nay gặp mưa nên chất lượng giảm, nhiều khách hàng đang chờ chứ chưa mua lại nên giá gạo quay đầu giảm.

Ông Nguyễn Việt Anh Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông

Về xuất khẩu, theo các nhà giao dịch, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức giá từ 580 - 585 USD/tấn vào ngày 30/5, giảm so với mức từ 585 - 590 USD/tấn của tuần trước đó. Một nhà giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh cho biết giá gạo giảm khi nguồn cung tăng, do nông dân thu hoạch vụ Hè Thu nhiều hơn.

Trong đợt đấu thầu gạo cung ứng cho Cơ quan Hậu cần Nhà nước Indonesia (Perum Bulog) Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đã trúng thầu 100.000 tấn gạo trên tổng số 300.000 tấn. Công ty Lộc Trời trúng thầu với mức giá 563 USD một tấn, thấp hơn 16 USD so với giá chào ban đầu 579 USD.

Ngoài Lộc Trời, các doanh nghiệp xuất khẩu khác cũng cho biết giá gạo xuất khẩu đang có xu hướng giảm không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới. Thậm chí, gạo có thể còn giảm thêm nếu Ấn Độ mở cửa xuất khẩu trở lại.

Ông Đinh Ngọc Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cỏ May cho rằng, giá gạo còn tùy thuộc vào cung cầu, lượng hàng tồn kho gạo trong doanh nghiệp còn lớn nên đẩy giá đi xuống. Theo dự báo của USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ), nguồn cung lúa gạo trên toàn cầu có xu hướng tăng nên sẽ tác động lên giá lúa gạo xuất khẩu.

Còn theo ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông, nguồn cung gạo Việt khá dồi dào. Thêm vào đó, giá gạo xuất khẩu đang điều chỉnh sau một thời gian dài tăng cao. Cùng với đó, đầu vụ Hè Thu năm nay gặp mưa nên chất lượng giảm, nhiều khách hàng đang chờ chứ chưa mua lại nên giá gạo quay đầu giảm.

Gạo được đưa lên tàu để xuất khẩu. Ảnh: Lộc Trời
Gạo được đưa lên tàu để xuất khẩu. Ảnh: Lộc Trời

Nhu cầu gạo trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao, tạo cơ hội cho gạo Việt Nam

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá lúa gạo giảm trong thời gian qua chỉ là tạm thời. Sắp tới, khi nhu cầu từ các thị trường chính tăng, chất lượng cải thiện trở lại, giá gạo sẽ quay đầu đi tăng.

Trong một diễn biến khác, mới đây, Bộ Công Thương đã gửi công văn hỏa tốc về việc xuất khẩu gạo vào Indonesia. Bộ này chỉ đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) triển khai và xác minh một số nội dung liên quan đến giá gạo xuất khẩu. Ngoài ra, Bộ cho rằng hành vi xuất khẩu gạo giá thấp có thể vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Theo Bộ này, Indonesia là thị trường xuất khẩu truyền thống và trọng điểm của Việt Nam nên có những biện pháp bảo vệ thị trường và hiệu quả xuất khẩu.

Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,6 triệu tấn, kim ngạch 2,3 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 34,8% về giá trị. Hiện nhu cầu gạo trên thị trường thế giới vẫn duy trì ở mức cao, tạo cơ hội cho gạo Việt Nam.

Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT khẳng định nguồn cung lúa gạo Việt Nam đang ổn định. Tại các tỉnh phía Nam, vụ Đông Xuân đã thu hoạch xong và cho năng suất tốt. Vụ Hè Thu các tỉnh đang xuống giống. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống khoảng 1,2 triệu ha, sản lượng ước khoảng 0,5 triệu tấn thóc.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, tính đến trung tuần tháng 5, cả nước đã gieo cấy được 4,2 triệu ha lúa, bằng 99% so với cùng kỳ. Diện tích lúa đã thu hoạch đạt 2,64 triệu ha, bằng 100,3%. Sản lượng ước trên diện tích thu hoạch đạt trên 17,84 triệu tấn, bằng 102% so với cùng kỳ năm 2022. Diện tích lúa từ nay đến cuối năm dự kiến gieo cấy khoảng 2,89 triệu ha; diện tích thu hoạch dự kiến đạt 4,45 triệu ha, sản lượng lúa dự kiến thu được khoảng 25,56 triệu tấn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Xác định việc thực hiện thành công các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tạo “luồng gió mới” giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ đã và đang nỗ lực thực hiện hiệu quả các công trình, dự án, tiểu dự án nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với hơn 70% là người đồng bào DTTS. Từ một huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam, nhưng nay Đông Giang đã thay da, đổi thịt, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Kết quả này có được từ sự quyết tâm của địa phương, đồng lòng của Nhân dân trong việc triển khai các phong trào thi đua, các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nổi bật là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Photo - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Dân tộc Gié Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Gié Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Tin tức - Hương Trà - 2 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 2 giờ trước
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 2 giờ trước
Xác định việc thực hiện thành công các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tạo “luồng gió mới” giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ đã và đang nỗ lực thực hiện hiệu quả các công trình, dự án, tiểu dự án nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 3 giờ trước
Để thấy sự đổi thay của một vùng đất, mỗi lần ngược núi, chúng tôi lại cố gắng lưu giữ trong tâm tưởng những hình ảnh thật rõ nét về cảnh sắc và con người nơi ấy. Cũng vì mang tâm tưởng ấy mà hình ảnh về huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) luôn khác, mới mẻ hơn sau mỗi lần gặp lại.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Sắc màu 54 - Thái Tuyên - 3 giờ trước
Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.
Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Sắc màu 54 - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Mới đây, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa dệt thổ cẩm vào dạy trong trường học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Các hoạt động này nhằm góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống đối với các em học sinh; đồng thời, bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống trong đời sống hằng ngày.
Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum đã từng bước đổi thay.
Đồng bào DTTS quyết chí, đồng lòng đưa Tây Nguyên phát triển bền vững

Đồng bào DTTS quyết chí, đồng lòng đưa Tây Nguyên phát triển bền vững

Chính sách dân tộc - Lê Hường - 4 giờ trước
Hiện nay, nhiều huyện trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV. Kế thừa và phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, giai đoạn tới, cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các địa phương khu vực Tây Nguyên quyết tâm đưa vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh, bền vững.
Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV khu vực Tây Nam bộ: Phát huy thành quả, tự tin hướng đến tương lai

Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV khu vực Tây Nam bộ: Phát huy thành quả, tự tin hướng đến tương lai

Chính sách dân tộc - N. Tâm - 4 giờ trước
Đến thời điểm này, các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã cơ bản tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV - năm 2024. Theo báo cáo chính trị tại các Đại hội cấp huyện cho thấy, giai đoạn 2019 - 2024, các địa phương trong khu vực đã chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc (CSDT), qua đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế và giảm nghèo vùng DTTS.