Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Game show âm nhạc "mất điểm”: Vì đâu nên nỗi?

PV - 12:15, 01/08/2022

Đã từng có thời gian, các chương trình game show, truyền hình thực tế... là những “con gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đài. Tuy nhiên, sau thành công là đến giai đoạn thoái trào, dù nhiều chương trình vẫn được tổ chức nhưng sự quan tâm của khán giả đã không còn mấy mặn mà.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhanh chóng “chìm xuồng”

Khoảng 5 năm trở lại đây, game show ca nhạc bùng nổ trên sóng truyền hình, phổ biến ở cả ba kênh VTV3 (Đài TH Việt Nam), HTV (Đài TH TP.HCM) và THVL (Đài TH Vĩnh Long). Trong đó phải kể đến các chương trình mở đầu cho hàng loạt game show tìm kiếm tài năng âm nhạc như Giọng hát Việt, Nhân tố bí ẩn, Vietnam Idol… Thừa thắng xông lên, các game show âm nhạc phát triển mạnh mẽ và được mở ra ở nhiều dòng nhạc như bolero, cải lương, và mới đây nhất là dòng nhạc cá tính rap, rock như Rap Việt, King of Rap… tạo nên “làn gió” mới cho các thể loại nhạc trẻ tại Việt Nam. Đặc biệt, đêm chung kết của chương trình Rap Việt đã lập kỷ lục khi có tới 1 triệu lượt người xem cùng lúc trên YouTube.

Thế nhưng, sau mùa đầu gây sốt và đem lại nhiều hy vọng cho sự trở lại của các game show truyền hình, thì Rap Việt mùa 2 giảm rõ rệt sức hút. Tương tự, dù nhận được nhiều sự ủng hộ, Rock Việt cũng nhanh chóng chìm xuồng, khi không có bất kỳ màn trình diễn nào trở thành tâm điểm. Trong khi MC và các HLV đã phải “gồng mình” để tạo sức hút, thì các ban nhạc tham gia lại không đem lại nhiều ấn tượng, thậm chí là rất mờ nhạt. Một số cái tên gây chú ý như Chú Cá Lơ, Bumblebee... cũng không tạo ra sự đột biến đáng kể. Các “ông lớn” như Giọng hát Việt, Ca sĩ thần tượng, Giọng hát Việt nhí… dù đã từng “làm mưa làm gió” nhưng cũng lụi tàn dần theo năm tháng, ngoài việc rating giảm sút mạnh, các quán quân trong những năm gần đây đều “chìm nghỉm” và nhanh chóng rơi vào quên lãng.

Nhưng đáng chú ý nhất phải kể đến loạt game show về dòng nhạc bolero, giai đoạn 2016-2018, hàng loạt cuộc thi, game show thể loại nhạc này được sản xuất và phát sóng trên truyền hình như Tình Bolero, Tình Bolero hoan ca, Kịch cùng Bolero, Duyên dáng Bolero… Danh sách này còn chưa kể những chương trình không lấy tên bolero nhưng vẫn sử dụng chất liệu đó làm nội dung chủ đạo. Tuy nhiên, sự bùng nổ và đắt giá về rating, quảng cáo của loạt game show bolero chỉ kéo dài được 2-3 năm, rồi sau đó cứ thế “xuống dốc không phanh”.

Lỗi tại ai?

Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thời 4.0, không thể phủ nhận các chương trình giải trí đã và đang đóng vai trò quan trọng trong “bữa ăn” giải trí của đông đảo công chúng. Cùng với làn sóng “nhập khẩu”, Việt hóa các phiên bản game show, truyền hình thực tế của nước ngoài, đến nay đã có hàng trăm chương trình được sản xuất với đủ các loại hình từ âm nhạc, trí tuệ, trải nghiệm, hài kịch... được phủ sóng trên khắp các kênh từ địa phương đến trung ương. Tuy nhiên, trước sự phát triển chóng mặt ấy, khán giả đang dần “bội thực” khi có quá nhiều chương trình cứ na ná nhau, thậm chí là dần sa đà vào những yếu tố gây sốc, giật tít, câu view phản cảm, lố lăng…

Đơn cử như các chương trình âm nhạc dành cho thiếu nhi, các em nhỏ phải “gồng mình” hát ca khúc người lớn, không phù hợp lứa tuổi. Bên cạnh đó, một số chương trình vì muốn tạo “drama” nên đã tập trung khai thác nhiều cảnh hậu trường, kéo các thí sinh nhỏ tuổi vào những màn tranh đấu khốc liệt, gây ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Bởi thực tế những yếu tố mới lạ trong các game show chỉ có thể thu hút được khán giả ở một, hai mùa đầu tiên, càng về sau, sức hút của chương trình sẽ càng giảm. Chính vì thế, để “đổi gió”, nhiều chương trình đã bất chấp khai thác hậu trường, đời tư người chơi một cách triệt để, thế nhưng lạm dụng quá nhiều lần cũng khiến người xem nhận ra đó chính là “chiêu trò bẩn”.

Hay hiện tượng các sân chơi “nhẵn mặt” với những nghệ sĩ tham gia, ngay cả đội ngũ giám khảo cũng rơi vào tình trạng tương tự. Có nghệ sĩ một buổi tối có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều chương trình trên các kênh sóng khác nhau. Cá biệt, một số gương mặt vừa mới bước ra từ cuộc thi ca hát, chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, trải nghiệm cuộc sống vẫn “chễm chệ” ngồi ghế nóng. Một số game show còn gây bức xúc khi nghệ sĩ lạm dụng quá đà ngôn ngữ, hình ảnh dung tục, giả gái thô thiển… Không những vậy, việc phụ thuộc vào các phiên bản nước ngoài cũng đang dần làm cho game show “mất điểm” khi không có sự đột phá. Còn với các chương trình “made in Vietnam” vẫn đang thiếu rất nhiều ý tưởng, sáng tạo trong cách thể hiện và rơi vào tình trạng “một màu”. Cũng chính vì nổi lên quá nhanh mà các nhà đài đã khai thác triệt để game show về âm nhạc, khiến chúng dễ dàng rơi vào thế “sớm nở tối tàn”.

Rõ ràng, niềm tin từ khán giả là điều không dễ dàng có được mà phải tạo dựng qua thời gian dài. Để các game show nói chung và game show âm nhạc nói riêng khởi sắc trở lại, các nhà đài cần xây dựng niềm tin khán giả bằng những chương trình chất lượng, tinh tế, sáng tạo chứ không phải “lượm nhặt” để tạo ra hàng loạt phiên bản “photocopy” na ná nhau, gây nên sự nhàm chán và bị khán giả quay lưng là điều khó tránh khỏi. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.