Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.
17 năm nay, dù còn nhiều khó khăn, vất vả với cuộc mưu sinh, nhưng người phụ nữ Lô Lô Chi Thị Riên xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) vẫn duy trì việc thêu thùa, may vá như là một bổn phận. Chị đã nâng niu, giữ gìn những nét hoa văn thổ cẩm trên áo, khăn… truyền thống của đồng bào mình.
Đối với nhiều dân tộc, dệt thổ cẩm không chỉ là làm ra những sản phẩm đẹp, tốt để phục vụ sinh hoạt hằng ngày, tăng thêm thu nhập cho gia đình, mà nó còn là thước đo để đánh giá một người phụ nữ đảm đang. Mẹ truyền con nối chính là một trong những cách lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của gia đình bà H’Dleh Byă ở xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, Đăk Lăk.
Xã hội -
Thành Nhân -
10:28, 07/01/2020 Dệt thổ cẩm truyền thống vốn là nghề nổi tiếng của đồng bào Chăm ở làng nghề Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận). Dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần là làm ra những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, mà nó còn là thước đo để đánh giá một người phụ nữ đảm đang. Bởi thế, người phụ nữ Chăm nào cũng biết dệt thổ cẩm.
Từ khi định cư, lập bản, cộng đồng dân tộc Lào nơi đây vẫn gìn giữ, bảo lưu và trao truyền được những bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Ngoài việc gìn giữ được những bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng dân tộc, nghề dệt thổ cẩm truyền thống còn tạo sinh kế, giúp người dân nơi đây ổn định và từng bước đưa kinh tế gia đình phát triển, bản làng ấm no.
Xã hội -
Lê Hường -
12:21, 09/11/2019 Tỉnh Đăk Nông có 40 dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có trang phục truyền thống đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh văn hóa thổ cẩm phong phú, nhiều màu sắc. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới nghề dệt thổ cẩm mai một dần. Để khôi phục nghề dệt, tạo thêm thu nhập cho bà con, những năm qua, các cấp ngành tỉnh Đăk Nông mở nhiều lớp dạy nghề dệt thổ cẩm tại các bon, buôn và đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Xã hội -
THÀNH NHÂN -
10:45, 07/10/2019 Xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có đông đồng bào dân tộc Ê-đê sinh sống. Hơn 10 năm trước, gần một nửa số hộ người Ê-đê sinh sống bằng nghề dệt thổ cẩm truyền thống và đan gùi. Tuy nhiên, hiện nay, nghề này dần mai một.
Trong dịp Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam-thế giới lần thứ V (năm 2019) diễn ra từ tháng 8, tại TP. Hội An (Quảng Nam), chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng bàn tay vàng của thổ cẩm Việt Nam-Nghệ nhân Thuận Thị Trụ (70 tuổi) trình diễn dệt thổ cẩm và múa Chămpa.
Người Pà Thẻn định cư lâu đời và sinh sống nhiều nhất ở các xã Tân Trịnh, Tân Bắc của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Cũng như các DTTS khác, trang phục người Pà Thẻn có những nét đặc trưng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu.
Tiếng Ba Na, Kon Kơ Tu có nghĩa là làng cũ (cổ). Người dân trong làng còn giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Cùng với những giá trị văn hoá khác, thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên hồn cốt của người Ba Na ở làng cổ Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa (TP. Kon Tum).
Từ lâu, Điện Biên được biết tới là một mảnh đất giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở Điện Biên đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực…
Chọn sự đa dạng văn hóa vùng đồng bào DTTS làm thế mạnh để khởi nghiệp là sự lựa chọn rất đúng đắn, không những làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sầm Thị Tình, cô gái dân tộc Thái, sinh năm 1986, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã mang lại nhiều thành công khi cô khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm. Cô gái giàu nghị lực đã góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái bay cao, vươn xa.
Xã Yang Mao, huyện Krông Bông, Đăk Lăk có 7 buôn đồng bào M’nông và 1 buôn đồng bào Ê-đê. Trước đây mỗi buôn đều có hàng chục phụ nữ thường xuyên dệt thổ cẩm để may những bộ váy áo và các vật dụng truyền thống sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và trong lễ hội. Tuy nhiên đến nay, ở các buôn của xã Yang Mao, rất ít phụ nữ còn giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.
Đến xã Tà Hừa, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu hỏi thăm thì không mấy ai không biết đến chị Tòng Thị Lải. Không chỉ là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã, chị Lải còn là Người có uy tín của bản Cáp Na suốt nhiều năm qua.
Đam mê, tâm huyết với nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống, nghệ nhân Hoàng Thị Nhật (dân tộc Tày) ở thôn Chang, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã đứng ra thành lập HTX Dệt thổ cẩm Mường Chang để quy tụ những bàn tay dệt về một mối, tạo thêm thu nhập từ nghề phụ cho chị em những lúc nông nhàn. Vào những buổi chợ phiên Xuân Giang, bà lại “ôm” hàng ra chợ túc tắc bán cho người dân địa phương và khách du lịch.
Tại các bản làng người Thái ở huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An), chị em phụ nữ biết dệt vải thổ cẩm và thêu thùa vẫn còn rất nhiều.
Nhằm da dạng hóa các sản phẩm dệt thổ cẩm với mẫu mã và hoa văn độc đáo cung cấp cho thị trường, những nghệ nhân ở làng Chăm Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu và khôi phục lại những kỹ thuật tạo hình hoa văn cổ tinh xảo vốn đang dần bị mai một, thất truyền để đưa vào sản xuất.