Media -
BDT -
20:00, 18/10/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Phụ nữ Việt Nam chủ động, sáng tạo, tự tin tỏa sáng trong thời đại mới. Hà Giang sẵn sàng đón du khách trong mùa hoa tam giác mạch. Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na làng Xí Thoại. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong xu thế đời sống hiện đại, các sản phẩm làm ra từ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Nhưng đối với bà con đồng bào dân tộc Mạ (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) được bao bọc bởi những cánh rừng già, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn lưu giữ được nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đến ngày hôm nay.
Nghề dệt thổ cẩm xưa nay chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm. Thế nhưng ở miền Tây tỉnh Quảng Trị có một người đàn ông đã dành gần 30 năm tìm tòi, nghiên cứu, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Bru Vân Kiều. Ông không chỉ giỏi dệt thổ cẩm, mà còn cần mẫn đi đến từng bản làng truyền dạy nghề dệt cho nhiều người. Ông là Nghệ nhân Hồ Văn Hồi ở bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 29/2, tại Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức Lễ hội Trống đôi, Cồng ba, Chiêng năm và công bố Quyết định công nhận Làng nghề Dệt thổ cẩm Xí Thoại là Làng nghề truyền thống của tỉnh.
Xã hội -
Ngọc Thu -
14:50, 22/05/2024 Trong 2 ngày 21 - 22/5, tại làng Jun, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ (Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Đak Pơ, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ tổ chức Lớp Bồi dưỡng, tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào Ba Na tại địa phương.
Mới đây, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa dệt thổ cẩm vào dạy trong trường học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Các hoạt động này nhằm góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống đối với các em học sinh; đồng thời, bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống trong đời sống hằng ngày.
Media -
Thúy Hồng -
18:43, 27/01/2024 Ở vùng DTTS, nghề dệt thổ cẩm là nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống của bà con các dân tộc. Những năm qua, nghề này đã được các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm và thu nhập cho bà con. Tuy nhiên, đa phần các HTX dịch vụ thổ cẩm trên địa bàn vùng DTTS và miền núi đang còn gặp khó khăn, như chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm…
Với nhiều giải pháp , nhằm khơi dậy niềm đam mê, tự hào bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy nghề truyền thống. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm truyền thống, các cấp chính quyền và người dân tại các buôn làng ở Tây Nguyên đang tiếp tục có nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt để giữ nghề.
Media -
Mắn On -
01:07, 30/06/2023 Ngày nay, trong quá trình phát triển và hội nhập, nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở nhiều nơi đang dần mai một. Nhưng ở bản Mường Luân, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, những người phụ nữ dân tộc Lào vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm trong mỗi nếp nhà. Nhờ đó mà tinh hoa nghề dệt thổ cẩm của người Lào vẫn còn được lưu giữ, trao truyền.Biên Đông, tỉnh Điện Biên, những người phụ nữ dân tộc Lào vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm trong mỗi nếp nhà. Nhờ đó mà tinh hoa nghề dệt thổ cẩm của người Lào vẫn còn được lưu giữ, trao truyền.
Chiều 2/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với UBND xã Hòa Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của người Ê Đê buôn Drai H’ling và Khai giảng Lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê.
Ngày 15/6, Tại làng Dệt Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã diễn ra hội thi dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Đây là một trong những hoạt động chào mừng lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện đã thành lập được 106 câu lạc bộ dệt thổ cẩm với hơn 1.600 thành viên. Trong đó tập trung ở các địa phương như huyện Chư Păh, Phú Thiện, Kông Chro, Tp. Pleiku... Số lượng câu lạc bộ dệt thổ cẩm ngày càng tăng đã khẳng định được vai trò của phụ nữ Gia Lai, đặc biệt phụ nữ DTTS trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Văn bản số 927/UBND-KGVX chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Mnông ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và các xã Đắk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VHTT&DL) sẽ tổ chức tập huấn, truyền dạy và nâng cao năng lực bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại Trà Vinh và nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm tại An Giang trong quý IV năm 2023.
Liên kết cùng sản xuất, hỗ trợ nhau nâng cao tay nghề, áp dụng kỹ thuật dệt truyền thống kết hợp đưa máy móc vào sản xuất để làm nên những sản phẩm chất lượng, các mô hình dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại làng dệt Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang góp phần mang lại sức sống mới cho nghề dệt thổ cẩm đã tồn tại hàng thế kỷ.
Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.
Kinh tế -
Hoàng Thùy -
22:02, 01/11/2023 Không chỉ bảo tồn bản sắc văn hóa, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk còn tạo công ăn việc làm cho phụ nữ, mang đến thu nhập ổn định, giúp hàng chục hộ gia đình từng bước thoát nghèo.
Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Quyết định công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm buôn Ka Tung, thuộc Thôn 2, xã Đạ Long, huyện Đam Rông đạt tiêu chí Làng nghề truyền thống.