“Công tác dân vận chính là mạch nối duy trì mối liên hệ mật thiết giữa “ý Đảng” với “lòng dân” trong xã. Chúng tôi luôn lấy sự hài lòng của bà con làm thước đo kết quả công việc, đánh giá cán bộ”. Ông Lê Nguyên Long, Bí thư Đảng ủy xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang chia sẻ với chúng tôi như vậy!
Gần 3 thập kỷ làm cán bộ thôn bản, bà Hà Thị Mỵ đã làm thơ, sáng tác các bài hát Then để lồng ghép chính sách, pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc để tuyên truyền cho người dân. Ca từ dân giã, hóm hỉnh “dễ cuốn hút” khiến người nghe thích thú truyền tai nhau, nhờ đó hiệu quả công tác tuyên truyền được nhân lên nhiều lần.
Năm 2021- năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh hết sức khó khăn do đại dịch Covid -19. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, đất nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong thành tích chung đó, công tác dân vận đã có những đóng góp quan trọng. Nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương về những kết quả công tác dân vận nói chung, dân vận ở vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) như một luồng gió mới làm thay đổi diện mạo của nhiều thôn, bản ở miền núi. Để có được sự đồng thuận, chung tay của người dân, có vai trò quan trọng của công tác dân vận.
Nhân dịp 91 năm Ngày truyền thống Công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2021), lãnh đạo Ban Dân vận tỉnh ủy Thanh Hóa đã đi thăm và tặng quà cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn hai huyện Cẩm Thủy và Quan Hóa.
Sóc Trăng là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm gần 31% dân số. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác “Dân vận khéo” trong tình hình hiện nay, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác dân vận trong đồng bào dân tộc, tôn giáo, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Anh Kha Mạnh Sâm, dân tộc Khơ mú, sinh năm 1973, ở TP. Sơn La (Sơn La). Tốt nghiệp khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội. Năm 1995, anh nhận nhiệm vụ tại Ban Dân vận tỉnh Sơn La, hiện giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Sơn La.
Nhờ tích cực đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, hướng mạnh về cơ sở, tập trung giải quyết những việc khó, việc cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương..., thời gian qua, công tác dân vận ở tỉnh Gia Lai nói chung, trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đạt được những kết quả nhất định, có ý nghĩa thiết thực cả về chính trị và kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; kinh tế - xã hội từng bước phát triển theo hướng bền vững.
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận, theo hướng chủ động, thiết thực, tập trung vào những việc mới, việc khó. Qua đó, đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân.
Đúng chủ trương, nhẹ nhàng, mềm mỏng, kiên trì và đôi khi phải “lỳ” một chút, có như vậy công tác dân vận mới mang lại hiệu quả, giúp người dân vượt qua hủ tục, đói nghèo, tiến đến cuộc sống giàu đẹp văn minh. Chính từ cách làm ấy, người dân bản Nậm Ngập, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) ví ông Tao Văn Ún, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Nậm Tăm như “Vầng trăng đại ngàn” tỏa rọi khắp vùng đất này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ điều này khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân vận và đánh giá kết quả thực hiện “Năm dân vận chính quyền” 2019, triển khai nhiệm vụ 2020 vào sáng ngày 9/1.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
23:32, 19/12/2019 Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Yên Bái luôn xác định dân vận là một trong những giải pháp trọng yếu để quy tụ người dân, hình thành nền tảng sức mạnh làm nên thành công cho Chương trình.
Trong những năm qua, công tác dân vận của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngày 16/12, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy tỉnh An Giang kiểm tra việc thực hiện “Năm dân vận chính quyền 2018” trên địa bàn tỉnh An Giang.
Đứng chân trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Đồn Biên phòng (BP) Xín Mần quản lý địa bàn 4 xã biên giới. Những năm qua, đơn vị đã thực hiện tốt công tác dân vận trong phát triển kinh tế với các mô hình cây con phù hợp. Nhờ đó, đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn 4 xã biên giới được nâng lên đáng kể.
Những năm qua, hệ thống dân vận các cấp trên địa bàn huyện Lang Chánh đã phát huy được vai trò, vị trí của mình trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, các phong trào thi đua yêu nước do Trung ương và tỉnh phát động được nhân dân đồng tình hưởng ứng…
Chiều 4/9/2018, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Ngày 22/5, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ban Cán sự Đảng UBDT đã làm việc với Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” (gọi tắt là Nghị quyết 25).