Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồn Biên phòng An Thạnh Ba: Nhiều việc làm thiết thực tô thắm tình quân dân

V.Long- M. Triết - 17:12, 15/12/2022

Đồn Biên phòng An Thạnh Ba, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng quản lý địa bàn 2 xã biên giới biển An Thạnh 3 và An Thạnh Nam, thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Ngoài nhiệm vụ chính, những năm qua, Đảng ủy Đồn Biên phòng An Thạnh Ba đã thực hiện tốt Quy chế phối hợp với địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển.

Đồn Biên phòng An Thạnh Ba trao tặng bò giống cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đơn vị quản lý
Đồn Biên phòng An Thạnh Ba trao tặng bò giống cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đơn vị quản lý

Nhiều hoạt động thiết thực vì đồng bào

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng với Huyện ủy Cù Lao Dung, Đảng ủy Đồn Biên phòng An Thạnh Ba đã ký Quy chế phối hợp với Đảng ủy xã An Thạnh 3 và An Thạnh Nam giai đoạn 2020 - 2022, nhằm làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả vai trò bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo; phát huy vai trò của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các ấp trên địa bàn; thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, đối ngoại Nhân dân...

Theo đó, thời gian qua, Đồn Biên phòng An Thạnh Ba đã thực hiện “3 bám, 4 cùng” để  giúp địa phương củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án và tổ chức xây dựng phát động phong trào tại địa phương như phong trào "Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới", "Tết Quân dân", Chương trình "Hãy làm sạch biển", "Nâng bước em tới trường", "Con nuôi đồn Biên phòng", "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", "Mô hình bò giống cho người nghèo, tín chấp vay vốn cho người dân sản xuất, buôn bán"…

Đồn Biên phòng An Thạnh Ba tặng quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19
Đồn Biên phòng An Thạnh Ba tặng quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19

Là hộ được nhận hỗ trợ bò sinh sản, ông Hồng Văn Việt tại ấp An Quới, xã An Thạnh 3 chia sẻ: Đối với hộ khó khăn như chúng tôi, nhận được con bò giống sinh sản trị giá hơn chục triệu đồng, là gia tài giá trị nhất của gia đình. Thời gian qua, gia đình cũng đã quyết tâm tự lực vươn lên, nhưng gom góp mãi cũng không thể mua nổi con giống. Được hỗ trợ như thế này, vừa giúp chúng tôi có điều kiện sản xuất; Đồng thời, là nguồn động viên rất lớn để tình quân dân ngày càng gắn bó.

Còn em Lê Thị Ngọc Hân, học sinh trường THCS và THPT An Thạnh 3 kể: Gia đình khó khăn nên dù rất cố gắng cho em đi học, nhưng em luôn đứng trước nguy cơ phải nghỉ học. Biết được thông tin này, các chú bộ đội đã nhận em làm “Con nuôi đồn biên phòng” "Con thấy hạnh phúc và tự hào lắm, con phấn đấu học tốt hơn để không phụ lòng các chú bộ đội và mai này còn giúp đỡ được cha mẹ mình nữa", em Ngọc Hân bộc bạch.

Góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Thiếu tá Lê Văn Băng, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên đồn Biên phòng An Thạnh Ba cho biết, hiện nay, có 8 đảng viên là cán bộ Đồn Biên phòng được giới thiệu tham gia sinh hoạt tại 8 chi bộ ấp thuộc 02 xã. Các đảng viên đã phối hợp với chính quyền địa phương; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, tăng cường công tác vận động quần chúng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương và đồn biên phòng vững mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, đơn vị còn phân công 15 cán bộ của Đồn  phụ trách 63 hộ gia đình. 

“Chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt chương trình “nâng bước em đến trường”, góp phần hoàn thành chỉ tiêu hỗ trợ học sinh DTTS theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-202. Đồng thời, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tham gia sinh hoạt ở các chi bộ ấp, khóm và trực tiếp phụ trách các hộ gia đình sống vùng biên giới một cách chặt chẽ.

"Đơn vị cũng đặc biệt quan tâm đến sinh kế để Nhân dân vùng biển, an tâm tiếp tục bám biển, góp phần gìn giữ an ninh trật tự vùng biên. Mục tiêu chúng tôi, từng nâng bước hỗ trợ đồng bào vùng biên giới biển trong tất cả các lĩnh vực, chứ không chỉ là nâng bước học sinh”, Thiếu tá Lê Văn Băng, Chính trị viên đồn Biên phòng An Thạnh Ba chia sẻ.

Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng phối hợp cùng các lực lượng giúp dân đắp đê khắc phục hậu quả do triều cường gây ra
Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng phối hợp cùng các lực lượng giúp dân đắp đê khắc phục hậu quả do triều cường gây ra

Thực hiện quy chế phối hợp, thời gian qua đồn Biên phòng An Thạnh Ba đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biên giới quốc gia, các chương trình về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cù Lao Dung cho biết: Việc thực hiện chặt chẽ quy chế phối hợp giữa Đảng ủy đồn Biên phòng An Thạnh Ba và Đảng ủy hai xã An Thạnh 3, An Thạnh Nam đã đem lại những hiệu quả rõ nét. Khu vực biên giới biển của huyện được giữ vững và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu vực biên giới biển ổn định; nhận thức, ý thức của Nhân dân về quốc gia, quốc giới được nâng lên; hệ thống chính trị cơ sở được kiện toàn, Nhân dân ổn định lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đời sống không ngừng được nâng lên. Niềm tin của Nhân dân đối với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương ngày càng thêm bền chặt, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.

“Đặc biệt về công tác tuyên truyền, qua nhiều hình thức khác nhau, đã mang lại hiệu quả  cao, góp phần thực hiện thắng lợi các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện trong thời gian qua, cũng như việc bắt tay vào triển khai thực hiện Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại địa phương”, ông Công cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 6 giờ trước
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 6 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 6 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 7 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 11 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.