Hơn 15 năm nay, mỗi khi mùa Hè đến, hàng trăm em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh hiếu học từ khắp nơi trong tỉnh lại tìm đến chùa làng Lập Thạch (phường Đông Lễ, TP. Đông Hà, Quảng Trị) để theo học các lớp học miễn phí nơi đây. Từ những lớp học này, các em không chỉ được trau dồi tri thức, kỹ năng sống mà còn được truyền dạy về đạo đức, những điều hay lẽ phải làm người từ những vị sư và thầy cô giáo tâm huyết.
Với tấm lòng nhân văn cao cả và trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, Hội Cựu sinh viên Khóa 39, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (K39NEU) đã cùng nhau góp sức xây dựng nên nhiều điểm trường mới tại vùng DTTS, miền núi, và những ngôi trường mới vẫn đang và sẽ tiếp tục được mọc lên. Nghĩa cử cao đẹp đó đã lan tỏa tình yêu thương, chắp cánh ước mơ tới trường cho hàng ngàn học sinh DTTS, tiếp thêm động lực bám bản của nhiều thầy, cô giáo vùng cao.
Sáng ngày 02/8/2019 tại Khu đô thị Sala- Đại Quang Minh (TP.Hồ Chí Minh), các thành viên CLB Doanh nhân 2030 (Hai Mươi Ba Mươi) cùng các đại diện mạnh thường quân đã tham dự buổi Lễ xuất phát Hành trình Caravan Thư viện 2030 lần 10 năm 2019 mang chủ đề “10 năm đong đầy Chapi”, tặng thư viện cho vùng khó khăn. Ủy ban Dân tộc đồng hành cùng Chương trình.
Một buổi sáng đầu tháng 7, chúng tôi ghé thăm chùa Lập Thạch (phường Đông Lễ, TP.Đông Hà, Quảng Trị). Ngôi chùa có không gian xanh mát, nằm nép mình bên dòng sông Thạch Hãn. Giữa chốn thiền tâm linh thiêng ấy vang lên tiếng học chữ và làm toán của hàng trăm học sinh. Đó là âm thanh quen thuộc suốt hơn 15 mùa hè đã qua mà mỗi khi nghe thấy, người dân lại vui mừng, biết ơn.
Chúng tôi có mặt tại chùa Phước Hưng (ấp Thạnh Hiệp, xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) nơi đại đức Thích Minh Hòa (tên thật là Kim Sol) đang trụ trì để chứng kiến tận mắt hàng trăm người bệnh đang đợi đến lượt khám, cấp thuốc miễn phí từ phòng chẩn trị của chùa. Từ lâu, phòng khám nhân đạo của đại đức đã trở thành địa chỉ tin cậy, cứu giúp nhiều người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.
Nhân dịp Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ XIX ( tháng 9 năm 2019); Chào mừng năm học mới (2019-2020) và chào đón Tết Trung Thu 2019, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Chương trình Gala 5 năm “Thắp sáng niềm tin cho em 2019” nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ, ủng hộ trao tặng quà và học bổng cho trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Ngày 11/7/2019, Công đoàn Báo Dân tộc và Phát triển đã đến thăm và tặng quà gia đình anh Thèn Văn Trường (1992), dân tộc Nùng ở thôn Hai Luồng, xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đang điều trị tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) do bị tai nạn nghiêm trọng khi sử dụng máy cày.
Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nghiệp huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk được thành lập năm 2016. CLB là nơi để những phụ nữ đang trực tiếp điều hành, quản lý cơ sở kinh doanh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tương trợ nhau trong nghề nghiệp và hỗ trợ phụ nữ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, sau 3 năm hoạt động, CLB trở thành điểm sáng trong phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế.
Tình cờ chứng kiến cảnh tượng một thai nhi chưa đủ hình hài đỏ hỏn bị vứt bỏ tại một phòng khám tư nhân. Nguyễn B. sững sờ trước sinh linh bé nhỏ đó. Nước mắt em cứ chảy hoài không dứt. Ngay hôm đó, em cùng một bác lớn tuổi quyết định đưa thai nhi đi chôn cất. Và từ đó, em gắn bó với công việc nhặt, chôn cất xác thai nhi...
Vừa qua, bệnh nhân nghèo người Campuchia Ro Ky Yah (21 tuổi, dân tộc Chăm, ngụ Phnom Penh, Campuchia) được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống.
Đều đặn vào mỗi sáng thứ Ba hằng tuần, cửa hàng tạp hóa trước nhà vợ chồng thầy Lương Văn Bá và cô Phạm Thị Thêu (giáo viên Trường THCS Dũng Hợp) lại trở thành quán ăn sáng. Nhưng quán ăn sáng ấy mở ra không phải để kinh doanh mà là để “tiếp sức” cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở trên địa bàn 2 xã Nghĩa Hợp và Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Những cái chết do đuối nước vẫn diễn ra hằng ngày, mặc dù các cơ quan truyền thông đại chúng đã nhiều lần cảnh báo. Nhưng cứ đến mùa hè lại tái diễn những trường hợp đuối nước thật thương tâm. Chính điều này đã thôi thúc ông giáo Nguyễn Văn Kỷ bỏ tiền túi xây bể và dạy bơi miễn phí cho các cháu học sinh.
Sáng 13/6, tai nạn lao động bất ngờ xảy ra khi Thèn Văn Trường (1992), dân tộc Nùng ở thôn Hai Luồng, xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đang cày bừa chuẩn bị cho vụ mùa tới. Anh Trường bị máy cày quấn vào chân, làm gãy xương đùi bên phải, mất mạch máu đùi với nguy cơ phải cắt bỏ chân phải. Hoàn cảnh của gia đình anh Trường rất khó khăn, cần sự giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng.
Thương học trò ở xa nhịn đói bữa trưa để ở lại học buổi chiều hoặc học một buổi, bỏ một buổi đi bộ về nhà, thầy cô giáo Trường Tiểu học thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cùng nhau góp gạo và các loại thực phẩm nấu ăn trưa cho hàng chục học trò tại trường. Từ đó không còn xảy ra tình trạng học sinh nghỉ học nữa.
Đối với đồng bào DTTS ở thôn Mới, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), nữ Trưởng thôn Lê Thị Quyên, người Vân Kiều luôn được chính quyền và người dân tin tưởng, xem chị là chỗ dựa tinh thần, trung tâm đoàn kết của bản làng.
Từ tháng 10/2018 đến nay, quán cơm từ thiện tọa lạc tại số nhà 370 phố Bà Triệu, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã trở thành địa chỉ quen thuộc, cung cấp hàng nghìn suất cơm, bánh mì (miễn phí) cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
Những năm gần đây, ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đã có những sự thay đổi vượt bậc về mọi mặt kinh tế-văn hóa-xã hội. Đời sống của đồng bào dân tộc Khmer trong ấp ngày càng được cải thiện, phát triển… Những thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ấp Hà Văn Lùng.
Gắn bó với công tác thiện nguyện từ thời còn học THCS, đến nay Nguyễn Đắc Kiên Bình, giáo viên môn thể dục đang công tác tại Trường Tiểu học Phan Đình Giót, xã Ia O, huyện Chư Prông (Gia Lai) đã tích lũy hơn 20 năm kinh nghiệm làm công tác từ thiện. Nhưng với anh mốc thời gian ấy chỉ là khởi đầu cho chặng đường dài ở phía trước.
Hỗ trợ cộng đồng bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống; hỗ trợ dạy tiếng Anh cho học sinh, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS); hỗ trợ đào tạo kỹ năng làm du lịch cho đồng bào DTTS; phát triển các hợp tác xã sản xuất đồ thủ công của người DTTS… Đó là những lợi ích của Dự án Hỗ trợ cộng đồng của cô gái Sùng Mỹ Yên dân tộc Mông ở xóm Sảng Pả A, thị trấn Mèo Mạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Mặc dù không mang nặng đẻ đau sinh ra các con nhưng trong suốt mười năm qua, 161 đứa trẻ ở Làng trẻ SOS Điện Biên Phủ đã quen gọi những người phụ nữ ở đây là “mẹ, dì”. Những người mẹ, người dì ấy bằng tình thương, sự tận tâm với con trẻ, họ đã hy sinh hạnh phúc riêng để dành trọn tình cảm thiêng liêng chăm sóc, nuôi dạy những đứa trẻ có số phận, hoàn cảnh không may mắn.