Dù cuộc gia đình không khá giả, thậm chí ở mức sống trung bình, nhưng ông Hà Tư Phước (52 tuổi) cùng vợ là bà Huỳnh Thị Hạt (42 tuổi), ngụ tại thôn Ia Rôk, xã Chư H’drông, TP.Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã thu nhận hơn trăm người mắc những chứng bệnh tâm thần về nuôi, giúp họ làm dịu “cơn bất ổn” bằng trái tim nhân hậu với tình cảm yêu thương…
Trong căn nhà khang trang (tại trung tâm xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp), trò chuyện về việc tình nguyện bắc cầu cho người dân đi lại, chị Nguyễn Thị Kim Tươi, 31 tuổi nói: “Chuyện bắc cầu mới để bà con đi lại dễ dàng, học sinh đến trường an toàn là mong ước của tôi từ rất lâu rồi”.
“Tết đỏ cho em” là chương trình do Câu lạc bộ Kỹ năng sống Trường Đại học Ngoại thương LSC FTU (Hà Nội) tổ chức với sự tham gia của các bạn sinh viên đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc.
Ngày 24/01, tại Hà Nội, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc đã tới thăm, tặng quà cho các bệnh nhân là người DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang phải điều trị tại các bệnh viện.
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi này, nhiều người nghèo có niềm vui lớn khi được đón Xuân trong ngôi nhà mới. Những ngôi nhà được thực hiện từ Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban MTTQ các cấp phát động, đây thực sự là món quà vô cùng ý nghĩa đối với người nghèo trên địa bàn huyện Lục Yên- Yên Bái khi Tết đến, Xuân về.
Nhằm bảo đảm mọi người đều được vui đón Tết Nguyên đán, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang tổ chức các hoạt động chăm lo cho người lao động, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Tết cổ truyền Kỷ Hợi năm 2019 đang đến gần, với tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, các địa phương, các ngành, các cấp đã có nhiều chương trình, quà tặng dành cho người nghèo, đối tượng chính sách, góp phần giúp bà con đón Tết cổ truyền đầm ấm.
Phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh Trà Vinh. Theo đó, ngày càng có nhiều điển hình vừa làm kinh tế giỏi, vừa tích cực tham gia các hoạt động trong cộng đồng. Những đóng góp của họ đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của địa phương. Anh Thạch Em (dân tộc Khmer) ở ấp Chông Nô 2, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) là một trong những điển hình như thế.
Nhiều năm qua, để học trò không phải nghỉ học, các thầy cô giáo bậc học mầm non ở vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) đã góp tiền để lo bữa ăn bán trú cho các em.
Chúng tôi về xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang) gặp Thượng tọa Lý Long Công Danh, tên thường gọi là Sư Minh, Trụ trì chùa Thnol Chum. Trong những năm qua, Thượng tọa đã tích cực học tập và làm theo Bác bằng những việc làm từ thiện, trở thành tấm gương cho nhiều người noi theo.
Hàng chục năm nay, người dân ở thôn An Mô, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã quen với hình ảnh của cựu chiến binh Phạm Văn Tiếp. Ông Tiếp năm nay đã 80 tuổi nhưng ngày ngày vẫn nhặt rác, nhổ cỏ dọc đường hoặc đào đắp, sửa chữa đường thôn xóm hư hỏng, chữa bệnh miễn phí cho dân…
Nguyễn Hoàng Trung, là đại diện duy nhất của tỉnh Sơn La được tôn vinh trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2018. Với Trung, việc tham gia hiến máu tình nguyện được Trung xác định là trách nhiệm của bản thân, tuổi trẻ với cộng đồng xã hội, là tình cảm chia sẻ với người bệnh.
Xin nghỉ việc ở cơ quan Nhà nước về quê lập nghiệp, mở một thư viện nhỏ miễn phí để người dân có thể đến tra cứu thông tin tìm hiểu kiến thức. Đó là việc làm đầy ý nghĩa và đáng trân trọng của vợ chồng anh Trần Thái Thiên và chị Nguyễn Thị Hồng Phương ở thị trấn miền núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Việc làm của anh chị đang khơi dậy phong trào đọc sách cho các tầng lớp nhân dân.
Dù đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất cùng nhiều huy chương cao quý khác nhưng bà Nguyễn Thị Châu (còn gọi là Tư Châu), 78 tuổi, ngụ xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vẫn rất khiêm tốn khi kể về mình: “Làm cách mạng chỉ mong nước nhà thống nhất, người dân không bị nô lệ, đói nghèo chớ đâu mong Nhà nước phong tặng gì đâu”.
Ngày 12/8, Câu lạc bộ “Những tấm lòng vàng hướng về Lai Châu” phối hợp với Công ty TNHH Kinh doanh thương mại Hoa Ngọc Lan (Hà Nội) và Câu lạc bộ “Trái tim Lai Châu” tổ chức trao quà cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mù Cả, xã biên giới Mù Cả, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).
“Mỗi đơn vị máu có thể cứu được 3 người, việc hiến máu cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe nên bản thân mình chỉ mong được khỏe mạnh để tiếp tục hiến máu tình nguyện...”. Đó là tâm sự của chị Nguyễn Thị Huyền, SN 1988, Bí thư Chi đoàn 20, phường Tân Hà, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Một ngày tình cờ ghé vào làng Brel, xã Biển Hồ (Pleiku, Gia Lai) chúng tôi may mắn được gặp và trò chuyện với già làng HMrik. Ông là Người có uy tín trong cộng đồng, luôn trách nhiệm nhiệt tình với công tác xã hội, sống mẫu mực, “tốt đời đẹp đạo”.
Đối với 72 nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) tại Quảng Trị thì 2 nghĩa trang quốc gia Trường Sơn và Đường 9 được xem là có quy mô lớn nhất. Ở đó, có những người tận tụy gắn bó chăm sóc chu đáo cho từng phần mộ liệt sĩ với tất cả tấm lòng thành kính và sự tri ân. Với họ, những anh hùng liệt sĩ cũng như chính ruột thịt của mình…
Bà Hồ Thị Vội, dân tộc Vân Kiều ở bản Tăng Cô, xã A Túc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã không quản ngại vất vả, ngoài 4 đứa con ruột, bà còn nhận nuôi 11 đứa trẻ mồ côi trưởng thành. Câu chuyện của bà như là chuyện cổ tích của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.
Vốn sinh ra từ miệt vườn sông nước Miền tây, lão nông Nguyễn Nghĩa Dũng đã lên vùng đất xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) khai hoang phục hóa đất canh tác để trồng cây ăn trái, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.