Trước tình hình mưa lũ gây thiệt hại nặng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có 02 tỉnh Lai Châu và Hà Giang, vừa qua NHCSXH đã kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn và ủng hộ cho đồng bào tỉnh Hà Giang, Lai Châu mỗi tỉnh 300 triệu đồng và trao quà trực tiếp cho các gia đình, đồng bào bị thiệt hại.
Sinh năm 1982, năm nay 36 tuổi, 9 năm tuổi Đảng anh Hoàng Văn Tài, Bí thư Chi bộ thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang luôn tận tụy trong vai trò, trách nhiệm của mình với cuộc sống của người dân. Những năm qua, cùng với việc vận động bà con trong thôn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, anh Tài còn tích cực tuyên truyền vận động đồng bào Khuổi Phầy tham gia xây dựng nông thôn mới.
“Thấy mấy đứa nhỏ hoàn cảnh rất khó khăn, thất học, sa vào tệ nạn tôi không đành lòng…”. Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thời, 68 tuổi, Phó Chủ tịch UBMTTQ phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang mở đầu câu chuyện với chúng tôi về lớp học tình thương do ông khởi xướng một cách đơn giản như vậy.
“Mái ấm công đoàn” là chương trình hoạt động nhằm hiện thực hóa ước mơ cho nhiều gia đình đoàn viên công nhân, viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, có nhà ở ổn định cuộc sống. Chương trình do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đăk Lăk phát động, triển khai thực hiện trong những năm gần đây.
Nhiều năm qua, ông Trần Hồng Nghiêm, trú ở thôn Đăk Na, xã Tân Thành (Krông Nô, Đăk Nông) đã tự bỏ tiền túi sửa chữa, nâng cấp đường sá, cầu cống. Nghĩa cử này đã giúp người dân trong thôn thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất.
Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tỉnh Lai Châu đã giúp hàng nghìn lượt hộ hội viên, nông dân trên địa bàn được vay vốn, đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu…
Từng là những người lính tham gia các trận đánh ác liệt, nhiều Cựu chiến binh ở Thái Nguyên vẫn phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ trong thời bình. Họ luôn có nghị lực vươn lên làm kinh tế giỏi để đẩy lùi “giặc nghèo”.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018) sẽ có 70 điển hình tiên tiến đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, công tác, học tập, lao động, sản xuất… được tôn vinh tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc dự kiến tổ chức vào sáng ngày 3/6/2018 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội). Trong đó, có nhiều cá nhân tiêu biểu là người DTTS. Họ là những tấm gương tiêu biểu, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, giản dị, khiêm tốn, giàu lòng nhân ái, làm sáng ngời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Dưới đây là một số gương mặt là người DTTS sẽ tham dự lễ kỷ niệm.
Trẻ em DTTS sinh sống ở vùng sâu, vùng xa vốn đã phải chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa. Trong đó, các em có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi, bệnh tật thì sự thiệt thòi đó càng nhân lên gấp bội. Song, thật may mắn khi cuộc sống luôn tồn tại điều tốt đẹp.
Từ một mô hình tự phát, đến nay, mô hình tổ, nhóm giúp nhau xây nhà trên địa bàn thôn Sín Pao Chải, thuộc xã Thanh Bình, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã trở thành kiểu mẫu trong việc chung tay xây dựng thôn bản khang trang, sạch đẹp, tăng cường tinh thần đoàn kết trong nhân dân.
Sinh năm 1990 tại TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, tốt nghiệp Học viện Biên phòng năm 2013 với cấp bậc Thiếu úy.
Anh Lương Văn Quang, ở xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An, dân tộc Thái, một bệnh nhân mắc bệnh ung thư đã viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, nhường lại sự hỗ trợ cho người khó khăn hơn mình.
Trong những năm qua, bên cạnh việc giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới biển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sóc Trăng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng nhiều mô hình kinh tế giúp đồng bào Khmer vươn lên thoát nghèo.
Trăn trở từ một số mô hình giảm nghèo kém hiệu quả thời gian qua, với kinh phí 300 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ, các cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo ở Quảng Bình đã mạnh dạn đổi mới tư duy, xây dựng mô hình theo hướng hỗ trợ tập trung. Trong đó, mô hình Câu lạc bộ “Tự giúp nhau thoát nghèo” của chị em phụ nữ xã Vạn Trạch (huyện Bố Trạch) đã cho hiệu quả thiết thực.
Từ năm 2003 đến nay, chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để chăn nuôi bò theo Nghị quyết 04/NQ-TƯ, ngày 27/5/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2001-2005) về phát triển toàn diện dân sinh kinh tế vùng đồng bào DTTS đã giúp rất nhiều hộ thoát nghèo.
Để hỗ trợ người khuyết tật ổn định cuộc sống, tham gia phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, các cấp ngành, địa phương ở Lai Châu đã tích cực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ giúp người khuyết tật “tàn nhưng không phế”.
Nhiều năm qua, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo đã giúp diện mạo nông thôn của huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) có nhiều khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, cấp ủy đảng, chính quyền nơi đây cũng nhận thức rằng sự hỗ trợ của Nhà nước mới chỉ là nền tảng, còn muốn giảm nghèo nhanh, bền vững phụ thuộc chủ yếu vào ý chí vươn lên của người dân và cán bộ lãnh đạo địa phương.
Đó là ông Lê Đình Thịnh (SN 1947) trú tại thôn Ngọc Thượng, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Mặc dù bị mù nhưng ông đã một mình tự chế xe bằng gỗ để đào đất đắp đường. Việc làm của ông khiến ai cũng cảm phục.
Thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 6 tháng đầu năm 2017, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phù Yên (Sơn La) đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn huyện vận động, hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm cho 12 hộ gia đình trên địa bàn huyện với tổng số tiền là 230 triệu đồng.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chương trình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật của Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật (AEPD)- Một tổ chức phi chính phủ địa phương có tiền thân từ tổ chức hoạt động nhân đạo quốc tế Survivor Corps/Land mine Survivor Network, đã giúp cho nhiều hộ gia đình người khuyết tật (NKT) vươn lên thoát nghèo.