Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đã ký quyết định công nhận Làng nghề truyền thống đan lát ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống.
Trồng dâu nuôi tằm đang là nghề mang lại thu nhập đáng kể cho người dân xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng nói chung và đồng bào DTTS nói riêng. Nhiều hộ đồng bào xưa quen lam lũ với núi rừng, nay lại cần mẫn trong công việc với nghề “ăn cơm đứng”.
Ngày 26/12, tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác truyền thông GDNN năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ công tác truyền thông năm 2023.
Đề án khảo sát nhu cầu học nghề của phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn được thực hiện năm 2022 trên địa bàn 4 tỉnh cho thấy, nhóm tuổi từ 25 - 44 có tỷ lệ mong muốn học nghề cao nhất, chiếm 72,3%. Nghề được chị em phụ nữ lựa chọn nhiều nhất vẫn là chăn nuôi và trồng trọt.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Kiên Giang nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển của địa phương. Trong số những học viên đang theo học tại trường có đến hơn 70% là con em của đồng bào dân tộc Khmer.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Quyết định công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm buôn Ka Tung, thuộc Thôn 2, xã Đạ Long, huyện Đam Rông đạt tiêu chí Làng nghề truyền thống.
Theo thông tin từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, năm 2022, tỉnh vượt chỉ tiêu tạo việc làm và xuất khẩu lao động.
Cây sâm Lai Châu được đánh giá là loài cây có nguồn gen đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam và thế giới, mới chỉ phát hiện thấy duy nhất ở tỉnh Lai Châu. Loài sâm này sống phù hợp dưới tán rừng nhiệt đới, ở độ cao trên 1.800 mét trở lên, là cây dược liệu đặc biệt quý đối với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ con người. Tỉnh Lai Châu đang đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh phát triển loài cây dược liệu này nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo trên địa bàn.
Tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa tổ chức hội nghị các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng.
Tháng 12 năm nay có một ngày đặc biệt: Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12) - là dịp để Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên tôn vinh những giá trị cao cả cùng những thành tựu đạt được trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Việt Nam đã ghi dấu nhiều thành tựu ấn tượng trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có lĩnh vực lao động - xã hội. Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948 - 2022), cùng nhìn lại những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong lĩnh vực lao động – xã hội, với mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ngày hội việc làm dành cho thanh niên DTTS năm 2022 do Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức đã thu hút được sự quan tâm của hàng trăm thanh niên trên địa bàn tỉnh và hàng chục nhà tuyển dụng đến từ các tỉnh.
Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm, là điều kiện quan trọng để góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững. Những năm qua, tỉnh Bình Dương đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tăng cường mối quan hệ 3 nhà (Nhà nước – doanh nghiệp và cơ sở GDNN) nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn.
Ngày 11/12, tại Tp. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), UBND Thành phố phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh) tổ chức Ngày hội việc làm nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp cho người dân, học sinh trên địa bàn thành phố.
Đào tạo nghề là yếu tố then chốt để giải quyết việc làm cho người lao động. Vì vậy, những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giúp người lao động từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động là đồng bào DTTS được tỉnh Gia Lai xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững.
Ngày 6/12, tại khai trường Công ty CP than Núi Béo - TKV, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 công nhân bị thương nặng, dẫn đến tử vong. Đây là lần thứ 3 trong năm 2022, Công ty CP than Núi Béo xảy ra tai nạn lao động khiến công nhân tử vong.
Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động mà còn giúp cơ sở GDNN nâng cao vị thế, vai trò đào tạo, thu hút học viên. Nghệ An phấn đấu năm học 2022 - 2023, tuyển sinh đào tạo cho 66.300 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,7% (trong đó tỷ lệ có văn bằng chứng chỉ đạt 27,4%).
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho Nhân dân.
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là tại các thôn bản vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với phương châm “cầm tay chỉ việc” được bà con tích cực tham gia.
Nhờ việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân.