Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc làm việc với tỉnh Quảng Nam

Lê Phương - Thanh Huyền - 20:48, 21/04/2023

Ngày 21/4, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn có buổi khảo sát và làm việc với tỉnh Quảng Nam về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Tiếp và làm việc với Đoàn có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh.

Báo cáo với Đoàn công tác, ông Alăng Mai - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam khái quát sơ lược về vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. Theo đó, Quảng Nam có 9 huyện miền núi, chiếm 73,4% diện tích toàn tỉnh; dân số khoảng 330.400 người, chiếm 22% dân số toàn tỉnh; riêng đồng bào DTTS 139.060 người, chiếm 9,3% dân số toàn tỉnh. Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Nam có 58 xã khu vực III, 3 xã khu vực II, 9 xã khu vực I và 230 thôn đặc biệt khó khăn.

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự triển khai quyết liệt, hiệu quả các chính sách dân tộc, những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS có chuyển biến tích cực. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư thực hiện. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội ổn định.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc

Tuy nhiên, do địa bàn miền núi rộng, xuất phát điểm thấp, thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, nên tỷ lệ hộ nghèo ở 70 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi còn khá cao, với 10.919 hộ nghèo/46.766 hộ dân, chiếm 23,35%. Đáng chú ý, có 4.951 hộ có nhà ở tạm bợ, dột nát; 1.347 hộ có nhu cầu về đất ở; 2.062 hộ thiếu đất sản xuất và có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề; 6.527 hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 4.157 hộ có nhu cầu sắp xếp dân cư tập trung và xen ghép.

Năm 2022, vốn đầu tư ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Quảng Nam là hơn 259,3 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 20 tỷ đồng. Hiện đã phân bổ hơn 143,1 tỷ đồng vốn sự nghiệp, bao gồm gần 129,3 tỷ đồng ngân sách Trung ương, hơn 13,8 tỷ đồng ngân sách tỉnh. Qua đó đã triển khai xây dựng mới và sửa chữa 60 công trình; giao khoán, bảo vệ ổn định rừng tự nhiên cho Nhân dân quản lý bảo vệ khoảng 4.037 ha.

Năm 2023, vốn đầu tư phát triển hơn 425,5 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương hơn 339,1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng hơn 77,2 tỷ đồng và ngân sách huyện, xã đối ứng hơn 9,2 tỷ đồng. Vốn sự nghiệp hơn 487,4 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương gần 423,9 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng hơn 45,3 tỷ đồng và ngân sách huyện, xã đối ứng hơn 18,2 tỷ đồng. Quý I/2023 phân bổ vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh đối ứng cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chương trình năm 2023 hơn 782,6 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam phát biểu tại buổi làm việc
Ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nêu những kết quả và khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tại buổi làm việc, tỉnh Quảng Nam cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất: Công văn số 2807/BTC-HCSN ngày 29/3/2023 của Bộ Tài chính trả lời vướng mắc về việc sử dụng nguồn kinh phí của Trung ương tại Tiểu dự án 3 - Dự án 10 để chi cho các hoạt động liên quan đến quản lý Chương trình, nhưng chưa được quy định tại Quyết định 1719 ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 15 ngày 4/3/2022 của Bộ Tài chính, như: Chi tham dự các hội nghị, hội thảo, chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ công tác quản lý Chương trình, thì sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ. Do đó, kính đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành văn bản hướng dẫn và quy định kinh phí chi cho các hoạt động này.

Các đại biểu tham gia ý kiến tại buổi làm việc
Các đại biểu tham gia ý kiến tại buổi làm việc

Tỉnh Quảng Nam đề nghị Ủy ban Dân tộc quan tâm phối hợp với Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn để tỉnh tổ chức thực hiện chuyển nguồn vốn sự nghiệp Trung ương tại Tiểu dự án 1 - Dự án 3, sang thực hiện nội dung Tiểu dự án 2 - Dự án 3.

Về việc thực hiện cơ chế đặc thù hỗ trợ sử dụng nguồn vốn đầu tư công đối với trường hợp hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình và không theo dự án đầu tư (Dự án 1: Hỗ trợ nhà ở, đất ở). Đề nghị UBDT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.

Về Nội dung 1 - Tiểu dự án 2 - Dự án 5 (bồi dưỡng kiến thức dân tộc và bồi dưỡng tiếng DTTS), đề nghị UBDT sớm ban hành Chương trình bồi dưỡng tiếng DTTS để địa phương thực hiện. Trường hợp chưa ban hành thì có văn bản thống nhất ủy quyền cho UBND tỉnh lựa chọn, biên soạn, phê duyệt Chương trình bồi dưỡng tiếng DTTS của địa phương để sớm triển khai thực hiện...

Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Quảng Nam đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 10: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam chia sẻ: Thực tiễn triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn Quảng Nam gặp nhiều khó khăn, giải ngân còn chậm. Vì thế, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cần đơn giản hóa các thủ tục, hoặc phân cấp cho các tỉnh, huyện để thuận lợi thực hiện, gắn với thực tiễn từng địa phương. Cần có chế độ, chính sách ưu đãi cho cán bộ, người dân vừa thoát khỏi xã khu vực III; sớm tháo gỡ khó khăn về thuê dịch vụ môi trường rừng, tạo thuận lợi cho người dân trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu dưới tán rừng, góp phần thoát nghèo bền vững...

Các đại biểu tham gia ý kiến tại buổi làm việc
Các đại biểu tham gia ý kiến tại buổi làm việc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Tỉnh ủy Quảng Nam; HĐND tỉnh triển khai, giám sát tốt; UBND tỉnh có nhiều nỗ lực trong thực hiện chương trình. Đặc biệt, Quảng Nam có cách làm sáng tạo trong tổ chức bộ máy, xây dựng văn phòng điều phối cấp tỉnh, huyện và ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ, tăng cường công tác phối hợp thực hiện.

Tuy kết quả đạt được còn khiêm tốn, do nhiều lý do khách quan, nhưng Quảng Nam đã có nhiều cố gắng trong việc nhận diện những khó khăn, hợp tác tháo gỡ, nhất là phối hợp Trung ương và các địa phương trong việc trao đổi thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đoàn công tác sẽ tiếp thu ý kiến của Quảng Nam để tổng hợp, đưa vào nội dung các kỳ họp trong thời gian tới.

Trước đó, Đoàn công tác đã có buổi kiểm tra, giám sát về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại huyện Bắc Trà My. Đoàn đánh giá cao sự nỗ lực của huyện trong việc thực hiện các chính sách dân tộc trong thời gian qua. Tuy là huyện miền núi khó khăn, nhưng với sự chủ động, tích cực của chính quyền địa phương, đã tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tín dụng chính sách làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS huyện Đăk Glei

Tín dụng chính sách làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS huyện Đăk Glei

Từ chỗ không dám vay vốn vì sợ không có điều kiện để trả nợ, giờ đây, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã thay đổi nếp nghĩ, mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Từ đó, xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, nâng cao thu nhập và vươn lên có cuộc sống ổn định.
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 2 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 5 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.