Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Diện mạo mới trên rẻo cao Quảng Bình

Minh Thu - 16:55, 02/10/2024

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Bình đã có bước chuyển tích cực. Đời sống kinh tế - xã hội phát triển đã tạo tiền đề, động lực để đồng bào các DTTS vươn lên về mọi mặt.

Một góc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy.
Một góc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

An cư lạc nghiệp

Tỉnh sẽ chú trọng giải quyết có hiệu quả đất ở, nhà ở, đất sản xuất để nâng cao đời sống cho Nhân dân. Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới; đặc biệt chú trọng vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Ông Võ Ngọc ThanhTrưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình

Ở bản Chuôn, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, gia đình anh Hồ Văn Nhanh là 1 trong số 92 hộ đồng bào DTTS trên địa bàn được hỗ trợ làm nhà ở theo Dự án 1, Chương trình MTQG 1719.

Theo chia sẻ của anh Hồ Văn Nhanh, năm 2023, được hỗ trợ 48 triệu đồng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, gia đình anh đã vay mượn thêm họ hàng và huy động ngày công để hoàn thành ngôi nhà.

“Có chỗ ở ổn định, gia đình tôi sẽ tập trung sản xuất, phát triển kinh tế để giảm nghèo, hướng tới làm giàu” - anh Nhanh bày tỏ.

Để giúp người dân làm nhà theo Dự án 1, tỉnh Quảng Bình và huyện Bố Trạch sử dụng vốn đối ứng hỗ trợ thêm 64 triệu đồng/1 hộ (ngoài nguồn lực Trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ) để các hộ dân có đủ kinh phí làm nhà kiên cố. Chính quyền huyện đã làm nhà sàn mẫu, đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng” để đồng bào tham khảo, thực hiện.

Cùng với hỗ trợ làm nhà cho đồng bào DTTS, các ngành, địa phương trong tỉnh Quảng Bình còn đặc biệt chú trọng việc tạo sinh kế cho đồng bào DTTS trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, gắn với phương thức sản xuất của đồng bào DTTS.

Đơn cử như ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, địa phương có trên 70% dân số là đồng bào Chứt, chính quyền xã đã hỗ trợ 32 hộ nghèo và cận nghèo phát triển nghề nuôi ong lấy mật, với tổng số tiền 400 triệu đồng.

Nuôi ong lấy mật giúp gia đình ông Đinh Minh Tương, thôn Đặng Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa có thu nhập ổn định.
Nuôi ong lấy mật giúp gia đình ông Đinh Minh Tương, thôn Đặng Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa có thu nhập ổn định

Năm 2023, hộ ông Đinh Minh Tương ở thôn Đặng Hóa được hỗ trợ 10 tổ ong, nhờ chịu khó học hỏi, chăm nuôi, đến nay, ông Tương và gia đình đã nâng tổng đàn lên trên 50 tổ để phát triển nuôi ong lấy mật theo hướng hàng hóa. Ông Tương chia sẻ, vụ ong vừa qua, gia đình ông thu về khoảng 70 triệu đồng.

Theo ông Đinh Văn Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn, thực tế từ mô hình nuôi ong lấy mật, đời sống của các hộ nuôi ngày càng ổn định, có bước phát triển, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân xây dựng mô hình sinh kế nuôi lợn lai rừng để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững

Cùng với hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, trong thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Quảng Bình đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tại huyện Lệ Thủy, từ nguồn vốn Dự án 4, Chương trình MTQG 1719, huyện đã giải ngân trên 13,8 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Phần lớn các công trình đã hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân ở các xóm, bản. Còn ở huyện Bố Trạch, nguồn lực từ Dự án 4 đã giúp huyện đầu tư các tuyến đường và công trình cung cấp nước sạch liên bản, góp phần nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt hơn việc khai thác các tiềm năng kinh tế của địa phương.

Đường giao thông tại một số bản của xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy được nâng cấp, giúp cho việc đi lại của người dân được thuận lợi (Ảnh: Tá Chuyên).
Đường giao thông tại một số bản của xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy được nâng cấp, giúp cho việc đi lại của người dân được thuận lợi. (Ảnh: Tá Chuyên)

Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện nay, tỉnh đang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững theo thứ tự ưu tiên theo địa bàn đầu tư, đối tượng thụ hưởng, trên nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết nhất về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất tại vùng đồng bào DTTS.

“Tỉnh sẽ chú trọng giải quyết có hiệu quả đất ở, nhà ở, đất sản xuất để nâng cao đời sống cho Nhân dân. Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới; đặc biệt chú trọng vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn” - ông Võ Ngọc Thanh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình cho biết.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS, đến nay, hạ tầng nông thôn, nhiều dự án phát triển sản xuất, sinh kế được tỉnh Quảng Bình áp dụng hiệu quả… Từ đó, tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS, đưa tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS toàn tỉnh giảm bình quân 8,05%/năm (chỉ tiêu kế hoạch là 4,5%/năm).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng tiếp các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thủ tướng tiếp các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Sáng ngày 4/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Long An: Tập huấn báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính

Long An: Tập huấn báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính

Tin tức - Duy Chí – Y Phong - 6 giờ trước
Thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 27 Công ước khung của Liên hợp quốc về Giảm phát thải khí nhà kính – Thích ứng với biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các văn bản pháp quy, hướng dẫn kiểm kê, chuyển đổi, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã có hiệu lực thi hành; Ngày 4/10/2024, Sở Công thương tỉnh Long An – Trung tâm Khoa học và Hợp tác Netzero Viet Nam – Asia (VANZA) – Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và phát triển doanh nghiệp phối hợp tổ chức Hội thảo Tập huấn lập báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính.
Đội ngũ Người có uy tín - Điểm tựa của đồng bào DTTS ở Bình Phước

Đội ngũ Người có uy tín - Điểm tựa của đồng bào DTTS ở Bình Phước

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước có bước phát triển mạnh mẽ; an ninh - quốc phòng được giữ vững. Trong những thành quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của những Người có uy tín tại các thôn, ấp.
Tân sinh viên K’Thư với tình yêu văn hóa Mạ

Tân sinh viên K’Thư với tình yêu văn hóa Mạ

Giáo dục - Minh Đạo - 6 giờ trước
Ngày 18/9, K’Thư - người con của đồng bào dân tộc Mạ ở xã vùng sâu Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng chính thức trở thành tân sinh viên khoa Văn khóa 48, Trường Đại học Đà Lạt sau hành trình nỗ lực vượt qua vô cùng gian khó.
Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.
Ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi sau lũ

Ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi sau lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Sau mưa lũ, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang khẩn trương vệ sinh chuồng trại; bảo đảm an toàn trước khi tái đàn khôi phục sản xuất.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên Ủy ban Dân tộc. Kỳ vĩ, nguyên sơ hang động Khó Chua La ở Điện Biên. Người phụ nữ Pa Kô nhân hậu, đảm đang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm

Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Tối 3/10, tại thị trấn Phước Dân, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Ninh Phước tổ chức Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm. Tham gia Hội thi có trên 100 diễn viên, nhạc công đến từ các xã Phước Hữu, Phước Thái, Phước Hậu, Phước Thuận và thị trấn Phước Dân. Hội thi thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện đến xem cổ vũ phong trào văn nghệ dân gian gắn với Lễ hội Katê 2024.
Nông sản xuất khẩu sẽ “cán mốc” 55 tỷ USD trong năm nay

Nông sản xuất khẩu sẽ “cán mốc” 55 tỷ USD trong năm nay

Kinh tế - Minh Thu - 6 giờ trước
Theo nhận định của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), với nỗ lực lớn của các doanh nghiệp (DN), nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ra sẽ sớm cán mốc 55 tỷ USD trong năm 2024. Bởi trong những tháng cuối năm 2024, nhiều quốc gia đã tăng tốc nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó chủ yếu là trái cây, cà phê và gạo.
Thái Nguyên tiên phong trong chuyển đổi số

Thái Nguyên tiên phong trong chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 6 giờ trước
Sau gần 4 năm thực hiện chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên, trở thành một trong những địa phương tiên phong, đi đầu về CĐS. Đặc biệt, tỉnh chú trọng gắn CĐS với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đến nay, đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Đakrông (Quảng Trị): Thiếu quỹ đất để thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Đakrông (Quảng Trị): Thiếu quỹ đất để thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Trang địa phương - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), bộ mặt nông thôn vùng DTTS và miền núi huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn vướng mắc, điển hình là nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất của Dự án 1 đang gặp nhiều khó khăn và chưa tìm được phương án giải quyết.
Ông Điểu Mưu, Phó Vụ trưởng Vụ công tác dân tộc địa phương: Giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở cho hộ nghèo người DTTS là vấn đề cấp bách ở Tây Nguyên

Ông Điểu Mưu, Phó Vụ trưởng Vụ công tác dân tộc địa phương: Giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở cho hộ nghèo người DTTS là vấn đề cấp bách ở Tây Nguyên

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 7 giờ trước
Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS được tiến hành 5 năm một lần, kết quả của mỗi cuộc điều tra là sơ sở quan trọng trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Điểu Mưu, Phó vụ trưởng Vụ công tác dân tộc Địa phương, Ủy ban Dân tộc nhìn nhận về những vấn đề cấp thiết qua công tác giám sát cuộc điều tra thông tin thu thập năm 2024 của ngành công tác dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên