Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để gìn giữ và trao truyền: Thương hiệu quốc gia đặc biệt (Bài 2)

Văn Hoa - 16:55, 05/12/2023

Then vừa là một loại hình văn nghệ dân gian, vừa là một biểu hiện của tín ngưỡng dân gian. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo, Then đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái, được trao truyền qua bao thế hệ; trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao Bằng của UNESCO ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương
Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao Bằng của UNESCO ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương

Chung tay nuôi dưỡng Then

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, hơn ba thập kỷ qua, phong trào hát then, bảo tồn điệu then, phong trào “phóng tác” Then cổ thành các bài hát Then mới phát triển khá nhanh chóng. Giờ đây, Then đã phát triển như một “dòng âm nhạc” tiêu biểu, trở thành thương hiệu riêng có của đồng bào Tày, Nùng, Thái.

Nhiều nghệ nhân vì đam mê với Then mà tích cực sáng tác, miệt mài truyền dạy hát Then cho con, cháu, thanh niên địa phương. Nhiều nghệ nhân bởi niềm đam mê mà tìm đến với nhau thành lập nhóm, câu lạc bộ, hội… để từ đó, họ có cơ hội giao lưu, học hỏi, sống trong một không gian chỉ có tiếng Then. Nhiều nghệ nhân, nhà khoa học với niềm đam mê mãnh liệt với Then đã ngày đêm, vượt qua mọi khoảng cách địa lý, đến đến nơi xa xôi nhất để kiểm kê, sưu tầm, trao truyền, tổ chức quảng bá… Tất cả đã giúp cho Then trở nên sống động, là một món ăn tinh thần không thể thiếu được mỗi khi tết đến, xuân về, mỗi dịp vui…

Các nghệ nhân truyền dạy điệu hát then - đàn tính cho thế hệ trẻ (Trong ảnh: CLB yêu văn hóa Then xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn)
Các nghệ nhân truyền dạy điệu hát then - đàn tính cho thế hệ trẻ (Trong ảnh: CLB yêu văn hóa Then xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn)

Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, được dùng trong sự kiện trọng đại, những dịp lễ, tết, cầu cho mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc, tạo dựng niềm tin trong cuộc sống. Trong đó, hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật từ văn học, âm nhạc, múa, hội họa và trình diễn…

Một trong những điểm đặc sắc của Then, là ngôn ngữ ẩn chứa chiều sâu của văn hóa. Lời Then mộc mạc, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống đời thường, sử dụng ngôn từ tượng hình, tượng thanh phong phú, lối so sánh ví von. Nội dung các khúc hát Then đều toát lên tư tưởng nhân văn sâu sắc…

Nghệ nhân Ưu tú, nhà nghiên cứu Then học Ma Văn Đức, dân tộc Tày, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, theo quan niệm dân gian “Then” có nghĩa là “Thiên - Trời”, là tín ngưỡng cúng linh thiêng của đồng bào Tày, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ Then, diễn tả hành trình thầy Then dâng lễ vật và cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng, dòng họ, gia chủ trong đời sống, sản xuất, sức khỏe. Người ta chia Then theo hình thức thể hiện: Then quạt, Then Tính hay Then cầu yên, Then lễ hội…

Them mang trong mình những giá trị đặc biệt, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đồng bào Tày, Nùng, Thái
Then mang trong mình những giá trị đặc biệt, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đồng bào Tày, Nùng, Thái

Với những giá trị nghệ thuật độc đáo của mình, Then đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trở thành thương hiệu quốc gia

Với những giá trị đặc biệt, Then giúp con người vượt qua khó khăn và vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày. Thực hành Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân văn, gìn giữ những thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng người Tày, Nùng, Thái, như tôn trọng thiên nhiên, khuyên răn không được giết hại động vật hoang dã, phá hoại cây trồng, tỏ lòng biết ơn với cha mẹ, tổ tiên, sống trung thực, yêu thương, giúp đỡ mọi người và chăm chỉ làm việc…”

Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Trong đó, Thực hành Then chủ yếu có ở 11 tỉnh gồm Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai.

Then được trình diễn tại các ngày trọng đại, các ngày lễ lớn của địa phương
Then được trình diễn tại các ngày trọng đại, các ngày lễ lớn của địa phương

Với những ý nghĩa và giá trị đặc biệt ấy mà từ ngày 12/12/2019, tại phiên họp Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào không riêng gì đối với người Tày, Nùng, Thái mà đó còn là niềm vinh dự của cả dân tộc Việt Nam.

Tại Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tại TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang vào tháng 9/2022, ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã cho rằng, lý do di sản được ghi danh bởi những nghi lễ này là những thực hành không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người Tày, Nùng, Thái. Thể hiện những quan niệm về con người, thiên nhiên, thế giới và vũ trụ. Nghi lễ thể hiện một hành trình mà các thầy Then bằng các nghi thức dân gian cúng lễ vật lên tổ tiên, các đáng thần linh để cầu bình an, sức khỏe cho mọi người, mọi nhà, cầu may mắn trong những lễ quan trọng như: Khánh thành nhà, nhập trạch, cầu mùa màng tốt tươi, cầu an lành và năm mới hạnh phúc. Các thầy Then bắt đầu hành trình bằng việc hát then và chơi đàn tính.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng của UNESCO ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho các địa phương
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng của UNESCO ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho các địa phương

“Trong thời đại hiện nay, con người không tránh khỏi những bất an, lo lắng, khó khăn, thách thức do sự thay đổi nhanh chóng của trái đất và xã hội. Vì thế, mà các biểu đạt văn hóa của thực hành Then cũng trở nên quan trọng, giúp tăng cường giao tiếp giữa các cá nhân và các cộng đồng”, ông Christian Manhart nhấn mạnh.

Ông Christian Manhart khẳng định: Thực hành Then đang giúp con người vượt qua khó khăn và vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày. Thực hành Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân văn, gìn giữ những thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng người Tày, Nùng, Thái, như tôn trọng thiên nhiên, khuyên răn không được giết hại động vật hoang dã, phá hoại cây trồng, tỏ lòng biết ơn với cha mẹ, tổ tiên, sống trung thực, yêu thương, giúp đỡ mọi người và chăm chỉ làm việc…

Cũng tại Lễ đón nhận Bằng ghi danh, Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ, trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, Then vẫn luôn có mặt ở đời sống văn hóa, tín ngưỡng và trở thành một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc độc đáo và tiêu biểu của người Tày, Nùng, Thái, như một minh chứng cho sức mạnh trường tồn của tinh thần và bản sắc dân tộc… Với giá trị nghệ thuật độc đáo của mình, Then đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm, ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái.

“Việc ghi danh thực hành then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính là thương hiệu quốc gia mà cả thế giới dành cho chúng ta. Qua đó, góp phần giới thiệu tới bạn bè quốc tế về những di sản văn hóa đặc sắc của các tỉnh miền núi Việt Nam. Góp phần cho khu vực này tăng thêm sức hấp dẫn, cuốn hút với du khách”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 5 phút trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 8 phút trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 10 phút trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.